Ví dụ về phương pháp tổ chức hành chính

Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước.

Hành chính là một trong những lĩnh vực phổ biến trong đời sống của người dân. Đặc biệt trong lĩnh vực hành chính phải kể đến các thủ tục hành chính.

Để giúp bạn đọc dễ hình dung và nhận biết nhanh hơn bài viết, chúng tôi Ví dụ về thủ tục hành chính. Mong rằng qua ví dụ chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc quan tâm theo dõi.

Thủ tục hành chính là gì?

Thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của Nhà nước. Bản thân thủ tục không có mục đích tự thân, thủ tục chỉ thể hiện cách thức tổ chức hoạt động của nhà nước, vì vậy mà thủ tục bị quy định bởi các hoạt động quản lý như: Thủ tục lập pháp; thủ tục tư pháp; thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước.

Đặc điểm của thủ tục hành chính

Thứ nhất: Thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, hoặc được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Đó là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân…; các tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước trao quyền. Tuy nhiên chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước và những người ở cơ quan này thực hiện. Ngoài các cơ quan hành chính nhà nước các cơ quan khác không có chức năng quản lý hành chính nhà nước cũng tiến hành các thủ tục hành chính nhưư quy định chế độ công tác nội bộ, ra các quyết định điều động, bổ nhiệm,…

Thứ hai: Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định. Quy phạm pháp luật hành chính quy định bao gồm các quy phạm về nội dung và thủ tục. Nội dung quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý và đối tượng của quản lý hành chính Nhà nước. Quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung.

Thứ ba: Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước rất phong phú, đa dạng, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như thẩm quyền, năng lực, đặc điểm của đối tượng quản lý và đan xen các yếu tố khác như kinh tế, chính trị văn hóa xã hội. Hơn nữa thực tế cho thấy không có một thủ tục hành chính duy nhất do đó cần có sự mềm dẻo linh hoạt.

Nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ hơn bài viết xin đưa ra ví dụ về thủ tục hành chính cụ thể là thủ tục đăng ký kết hôn để bạn đọc tham khảo. Đây là thủ tục hành chính phổ biến và quen thuộc với người dân.

Bước 1: Các bên khi đáp ứng yêu cầu kết hôn chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn.

 Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm những giấy tờ sau đây:

 + Tờ khai đăng ký kết hôn [theo mẫu];

 + Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

+ Bản chính Giấy chứng minh nhân dân của hai bên nam, nữ;

+ Bản chính Giấy tờ về hộ khẩu của hai bên nam, nữ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Hộ tịch năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Ngoài ra trong khoản Điều 37 của Luật Hộ tịch năm 2014 cũng quy định:

“ 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn”.

Tùy theo từng đối tượng đăng ký kết hôn khác nhau thì hồ sơ sẽ được nộp ở cơ quan có thẩm quyền theo quy định như ở trên.

Bước 3: Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Sau khi nộp hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sau khi nộp hồ sơ, trong trường hợp cần xác minh thêm thì thời gian có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Ví dụ về thủ tục hành chính đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp cụ thể. Vậy các phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì? Nội dung như thế nào?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp cụ thể. Việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác cho ta thấy rõ thực chất của tác động có mục đích lên các đối tượng quản lý.

Theo nghĩa hẹp, phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

Theo nghĩa rộng, phương pháp quản lý nhà nước còn bao hàm 2 nội dung khác là :

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức tổ chức hoạt động của chính chủ thể quản lý.
Ví dụ : cách thức phối hợp hoạt động giữa các cán bộ, công chức ở những vị trí khác nhau, làm những phần việc khác nhau nhưng cùng hướng tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong cách thức giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý.
Ví dụ : trong việc ban hành quyết định quản lý, quyết định của tập thể hay cá nhân hay là có sự phối hợp của nhiều chủ thể.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính đều có thể được hỗ trợ, tư vấn bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước cụ thể

Quản lý là sự tác động đến nhận thức và hành vi con người. Trên thực tế, có hai khả năng tác động

[i] Sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau [được phép] để đảm bảo đạt được hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác.

[ii] Sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau [được phép] để bắt buộc đối tượng có liên quan thực hiện hành vi xử sự cần thiết.

Kết hợp 2 khả năng này dẫn đến hình thành những phương pháp quản lý như: phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước

Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

Lợi ích khi sử dụng phương pháp thuyết phục

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý về cơ bản là nhất trí, hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, phương pháp quản lý chủ yếu là phương pháp thuyết phục. Mặt khác, những nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộng rãi và tích cực của quần chúng. Hoạt động quản lý chỉ có thể có hiệu quả cao trên cơ sở động viên và tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy hành chính nhà nước. Sự trùng hợp về nguyên tắc lợi ích của chủ thể quản lý và lợi ích của đối tượng quản lý tạo cơ sở vững chắc cho ưu thế củ phương pháp thuyết phục. Như vậy, những phương pháp không sử dụng phương tiện bắt buộc là cơ sở quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ cương nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. các tổ chức xã hội là chỗ dựa vững chắc của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân, trong việc đảm bảo và mở rộng dân chủ.

Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác nhau như giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng,… Những biện pháp này được quy định một cách chung nhất trong thẩm quyền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước mà không giới hạn phạm vi áp dụng.

Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp cưỡng chế là cách thức tác động mang tính chất bắt buộc, có thể gây thiệt hại về vật chất, tinh thần hay các quyền, lợi ích khác của đối tượng quản lý nhằm thực hiện các yêu cầu quản lý đặt ra.

Phương pháp này được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục và những hậu quả pháp lý. Trong việc áp dụng phương pháp cưỡng chế, cần chú ý những điểm sau :

Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết, khi phương pháp thuyết phục không mang lại hiệu quả hoặc không có khả năng đảm bảo hiệu quả;
Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng;
Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp mục đích đề ra đã đạt được hoặc cả khi những mục tiêu đề ra là không thể thực hiện được;
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã hội;
Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định cho từng trường hợp cụ thể.
Trong khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần chú ý đến những đặc điểm của đối tượng bị cưỡng chế.

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.

Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý. Cơ sở của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành những chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới. Phương pháp hành chính cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả và đảm bảo kỷ luật nhà nước. Phương pháp nà áp dụng khi có mối quan hệ trực thuộc [cấp trên – cấp dưới, thủ trưởng – nhân viên,…]

Một vài biểu hiện của phương pháp hành chính là quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cơ quan đó; kiểm tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới; áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết,…

Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người như quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thuế suất, lãi suất tín dụng, ưu đãi về đầu tư,….

Nội dung của phương pháp kinh tế chính là sự quan lý bằng lợi ích và thông qua lợi ích của con người. Lợi ích là điểm trung tâm của phương pháp kinh tế, là cơ sở của sự phát triển. Do tác động của lợi ích mà hoạt động quản lý hàng ngày thay đổi về cơ bản bởi nó được thực hiện không phải thông qua những chỉ thị trực tiếp, mà thông qua sự quan tâm trực tiếp của người dân vào kết quả lao động của mình.

Xem thêm các nội dung liên quan tại Luật Hành chính Việt Nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Với mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề