Ví dụ về to chức lại doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy mô và cơ cấu tổ chức cho phù hợp. Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện, công ty có thể tổ chức lại doanh nghiệp với các hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

- Chia doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới [Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2014].

- Các trường hợp chia doanh nghiệp:

+ Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.

+ Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới.

+ Kết hợp cả hai trường hợp trên.

- Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Lưu ý: Chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tách doanh nghiệp

- Tách doanh nghiệp là trường hợp doanh nghiệp chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách [Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014].

- Các phương thức tách doanh nghiệp:

+ Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.

+ Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới.

+ Kết hợp cả hai trường hợp trên.

- Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.

- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Lưu ý: Chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tổ chức lại doanh nghiệp [Ảnh minh hoạ]
 

Hợp nhất doanh nghiệp

- Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất [Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014].

- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

Lưu ý: Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác.

Sáp nhập doanh nghiệp

- Sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập [Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014].

- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Lưu ý: Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác.

Tóm lại, mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đều dẫn đến những hệ quả pháp lý khác nhau. Đây là những hình thức nhằm tạo sự linh hoạt trong quá tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

>> 3 bước chuyển hộ kinh doanh thành công ty TNHH 1 thành viên 2021

Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy mô và cơ cấu tổ chức cho phù hợp. Tuỳ vào nhu cầu và điều kiện, công ty có thể tổ chức lại doanh nghiệp với các hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Bài viết dưới đây của chúng tôi, Luật Tuệ An xin giải đáp thắc mắc của bạn về Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2022

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp

Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là cách thức nhằm thay đổi quy mô, loại hình doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, tổ chức lại bao gồm các hình thức: chia công ty, hợp nhất công ty, sáp nhập công ty, tách công ty và chuyển đổi loại hình công ty.

Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2022

Đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệp

Tổ chức lại doanh nghiệp có các đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:

Về đối tượng

Đối tượng được tổ chức lại là doanh nghiệp. Bao gồm doanh nghiệp trước và sau khi diễn ra hoạt động tổ chức lại, gọi chung là doanh nghiệp được tổ chức lại.

Về nguyên tắc

Tổ chức lại doanh nghiệp có thể diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu điều chỉnh pháp luật, mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có thể chỉ được diễn ra ở một hoặc một số loại hình doanh nghiệp nhất định.

Ví dụ: Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, vấn đề chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tư nhân không được đặt ra, do tính chất một chủ sở hữu và mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tổ chức lại dưới dạng chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên thì hoàn toàn có thể được.

Về tính chất

Tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động có thể làm thay đổi tư cách pháp lý, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Ở trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, việc tổ chức lại doanh nghiệp làm hình thành doanh nghiệp mới, thậm chí có thể là doanh nghiệp khác loại hình.

Trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bị hợp nhất, doanh nghiệp bị chuyển đổi, doanh nghiệp bị chia…

Về hệ quả pháp lý

Tổ chức lại doanh nghiệp có đặc trưng là tồn tại sự kế thừa, chuyển giao các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các doanh nghiệp tham gia tổ chức lại. Điều này làm hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng không cần thiết đến các đối tác và người lao động của doanh nghiệp được tổ chức lại. Có thể nói, tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa nội bộ các doanh nghiệp liên quan và ít ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ với đối tác do cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.

Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Cụ thể:

Chia công ty

Căn cứ điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020, Chia doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp thường gặp với Công ty cổ phần và Công ty TNHH. Chia các cổ đông, thành viên và tài sản Công ty để thành lập hai hoặc nhiều Công ty mới. Doanh nghiệp bị chia chỉ chấm dứt tồn tại khi các Công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Tách công ty

Căn cứ Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020, Hình thức tổ chức lại doanh nghiệp này cũng chỉ áp dụng với Công ty cổ phần và Công ty TNHH. Bằng việc tách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có [Công ty bị tách] để thành lập một hoặc một số Công ty TNHH, Công ty cổ phần mới [Công ty được tách] mà không làm chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, Công ty bị tách và Công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách. Trừ trường hợp Công ty bị tách, Công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của Công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Hợp nhất công ty

Căn cứ Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020, Hợp nhất là việc hai hay nhiều công ty hợp nhất thành công ty mới. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số Công ty [Công ty bị hợp nhất] có thể hợp nhất thành một Công ty mới [Công ty hợp nhất].

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các Công ty bị hợp nhất.

Sáp nhập công ty

Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, Sáp nhập là việc một hoặc một số Công ty [Công ty bị sáp nhập] có thể sáp nhập vào một Công ty khác [Công ty nhận sáp nhập] bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Công ty nhận sáp nhập.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty bị sáp nhập.

Chuyển đổi loại hình công ty

Căn cứ Điều 202 – Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020, Có các loại hình doanh nghiệp được phép chuyển đổi như sau:

  • Công ty cổ phần có thể chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH và ngược lại.
  • Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi loại hình công ty sang công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của Công ty được chuyển đổi.

Công Ty Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY LUẬT TUỆ AN

Trụ sở chính: Lô A9 X1 , Ngõ 73 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline tư vấn miễn phí: 096.102.9669

Email: [email protected]

Bài viết liên quan:

[Tổng 0 Điểm trung bình: 0]

Video liên quan

Chủ Đề