Vì sao ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực

THANH TÂM [Biên dịch]

Nhiều người suy dinh dưỡng nhất thế giới

Vừa qua, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế [IFPRI] và hai tổ chức phi chính phủ Concern Worldwide, Welthungerhilfe công bố Chỉ số đói nghèo toàn cầu [GHI], trong đó nêu lên thực trạng đói nghèo trên thế giới năm 2017. Báo cáo nhấn mạnh đến các khu vực cần thiết nhất phải hành động để giải quyết nạn đói trong số 119 nước được đánh giá. Ngoài các nước châu Phi như Trung Phi, Sudan, Zambia, Chad, Yemen,… có chỉ số đói nghèo ở mức đáng báo động, thì nhiều quốc gia châu Á cũng nằm trong phạm vi đói nghèo nghiêm trọng.

Ấn Độ với dân số hơn 1,3 tỷ người, đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng kinh tế rõ rệt trong những năm gần đây. Phát triển kinh tế và công nghiệp đã góp phần đưa sản lượng lương thực tăng gần gấp hai lần trong hai thập kỷ qua. Hiện quốc gia này là địa chỉ sản xuất lúa gạo lớn thứ hai, chỉ đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, dù năng suất lúa gạo tăng cao nhưng tình trạng đói nghèo ở Ấn Độ vẫn bị xếp hạng ở mức “nghiêm trọng”.

Trong Báo cáo An ninh lương thực thế giới năm 2017 của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của LHQ [FAO], Ấn Độ có 190,7 triệu người suy dinh dưỡng, tương đương 14,5% dân số. Với tỷ lệ này, Ấn Độ là quốc gia có số người suy dinh dưỡng nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra, khoảng 51,4% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [từ 15 đến 49 tuổi] bị thiếu máu, 38,4% số trẻ em dưới năm tuổi gầy yếu hoặc thấp còi. Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ tử vong cao do các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Vì vậy, năm 2017, Ấn Độ được xếp hạng 100 trong số 119 quốc gia trong bảng đánh giá GHI, tụt ba bậc so năm 2016.

GHI được xây dựng dựa trên các chỉ số như tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ gầy yếu, thấp còi và tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi. Về bản chất, chỉ số đói nghèo chính là tiêu chí xếp loại về mức độ suy dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng trên tổng dân số của một quốc gia. Như vậy, trong một năm qua, tỷ lệ phụ nữ và trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Ấn Độ không những không giảm mà còn có chiều hướng tăng. Nghịch cảnh kinh tế phát triển nhưng dinh dưỡng kém đang đặt ra bài toán hóc búa đối với giới chức nước này.

Mặt trái của tăng trưởng

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới, sau Pháp và đứng trước Italia. Nằm trong khu vực Nam Á phát triển nhanh nhất toàn cầu, quốc gia này đang nắm nhiều lợi thế để tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Dự kiến đến năm 2024, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Trên thực tế, Ấn Độ là đất nước có dân số hàng đầu, nhưng lại không tận dụng được lợi thế này. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD], hơn 30% dân số trẻ ở quốc gia Nam Á này thuộc nhóm đối tượng “ba không”: không việc làm, không giáo dục và không được đào tạo.

Do đó, chất lượng cuộc sống của phần lớn thanh, thiếu niên còn rất thấp. Đặc biệt là các chính sách phúc lợi xã hội đối với phụ nữ, trẻ em chưa tương xứng tốc độ phát triển kinh tế. Việc bị xếp hạng đói nghèo ở mức nghiêm trọng có nguyên nhân một phần bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ nói chung, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ nói riêng.

Ở nhiều địa phương tại Ấn Độ, hủ tục và tập quán cũ còn nặng nề. Trong bữa ăn, phụ nữ là người phải ăn sau cùng trong gia đình, thậm chí nhiều khi họ không còn gì để ăn. Dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh dẫn đến trẻ mới sinh không bảo đảm cân nặng hoặc trẻ sinh ra thiếu tháng. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy lan rộng khiến trẻ em lại càng còi cọc hơn, tình trạng mất vệ sinh ở nhiều khu vực dễ gây bệnh tật và tỷ lệ tử vong tăng cao.

Tháng 9 vừa qua, câu chuyện về cô bé Santoshi Kumari, 11 tuổi bị chết đói được đăng tải trên tờ Indian Express, đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng đói, suy dinh dưỡng và mất vệ sinh ở các “khu ổ chuột” của Ấn Độ. Santoshi Kumari sống ở làng Jharkhand, ngoại ô Thủ đô New Dehli. Mẹ em cho biết cô bé đã không có gì ăn vì trong nhà hết lương thực từ sáu tuần qua. Do đã cạn sạch tiền, lại không được cấp thẻ trợ cấp người nghèo, nên mẹ của Santoshi không được nhận lương thực trợ cấp tại các trung tâm hỗ trợ của địa phương.

Mặc dù vậy, giới chức địa phương phủ nhận nguyên nhân cái chết của Santoshi là do bị bỏ đói. Họ cho rằng cô bé chết vì mắc bệnh sốt rét. Một cuộc điều tra được tiến hành để tìm nguyên nhân tử vong của Santoshi, song mọi chuyện đều đã muộn. Vẫn còn hàng triệu đứa trẻ ở Ấn Độ đang đối mặt nguy cơ tử vong sớm vì có thể mắc các chứng bệnh nguy hiểm mà khó qua khỏi do thể trạng yếu kém và suy dinh dưỡng.

Tình trạng lãng phí thực phẩm trong xã hội cũng là rào cản lớn khiến các nỗ lực giảm nghèo của Ấn Độ đi chậm lại. Trong khi lương thực làm ra thừa cung ứng cho người dân ở tầng lớp trên, thì người nghèo lại khó tiếp cận lượng thực phẩm dư thừa đó. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ chỉ ra rằng, gần 40% giá trị sản xuất lương thực hằng năm của Ấn Độ bị lãng phí, nguyên nhân là bị hỏng do thiếu kho chứa và phương tiện vận chuyển, hoặc bị chuột và côn trùng phá hoại…

Vì vậy, một trong các ưu tiên của Chính phủ Ấn Độ trong cuộc chiến xóa bỏ nạn đói là phải ngăn chặn lãng phí lương thực trong tất cả các khâu, từ quá trình sản xuất, chế biến, bán lẻ và tiêu thụ. Bên cạnh trợ giá lương thực cho người nghèo, cần phải có những nỗ lực cải cách toàn diện trong hệ thống. Chính quyền địa phương cũng đứng trước những đòi hỏi cao hơn để đáp ứng cam kết về y tế, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng. Để xóa đói, giảm nghèo, loại bỏ bất bình đẳng và thay đổi những suy nghĩ trong tập quán cũ ở các làng mạc, khu vực nông thôn thì việc cần làm đầu tiên là đầu tư cả về giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Các chuyên gia của FAO cho rằng, trước hết chi tiêu công của chính phủ cần tập trung thực chất hơn cho mục tiêu chống đói nghèo. Chi ngân sách cho nông nghiệp không chỉ nhằm tăng năng suất mà còn phải tạo công ăn việc làm bền vững và cơ hội kinh doanh hiệu quả, giúp bảo đảm thu nhập cho người dân thông qua tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Ấn Độ cao đáng báo động. Ảnh: JOURNALS CAMBRIDGE

Báo Le Point của Pháp đặc biệt chú ý đến Ấn Độ, nước mà trong năm nay được dự báo sẽ vượt Pháp để trở thành cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 5 thế giới với mức tăng trưởng được dự báo là 7,4%.

Nhờ tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 7% từ năm 2014 đến nay, Ấn Độ được coi là quốc gia năng động nhất trong nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới [G20].

Hơn nữa, theo số liệu chính thức thì tỷ lệ thất nghiệp của nước này không quá 3,5%, nhờ vậy mà trong 10 năm qua đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói từ 38% xuống còn 21% trên tổng dân số.

Theo Le Point, yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng của Ấn Độ đó là các cải tổ do Thủ tướng Narendra Modi tiến hành. Ông đã “chữa trị” kinh tế Ấn Độ bằng một “liệu pháp sốc” chưa từng có.

Đầu tiên là về sản xuất, với khẩu hiệu “Sản xuất tại Ấn Độ” [Make in India], nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp và tạo việc làm. Tiếp đến là tiền tệ, với việc chuyển tiền mặt thành các tài khoản ngân hàng. Tiếp theo là thuế với việc ban hành một loại thuế quốc gia duy nhất [GST], thay thế cho vô số loại thuế địa phương tại 29 bang của Ấn Độ.

Về tài chính, ông Modi đã cho "bơm" vốn vào các ngân hàng công tổng cộng 32 tỉ USD trong vòng 2 năm, để gia tăng nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp. Thủ tướng Ấn Độ còn tự do hóa các khu vực tài chính, phát thanh truyền hình và Quốc phòng, đồng thời mở các dự án cơ sở hạ tầng cho đầu tư nước ngoài.

Le Point dự báo cứ theo đà này, Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới vào năm 2032, thậm chí hàng đầu thế giới vào năm 2050. Nhưng để đối đầu với những thách thức, nước này phải thực hiện những chuyển đổi sâu rộng. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng phải đối mặt với một số trở ngại.

Tỷ lệ tử vong trẻ em của nước này vẫn còn rất cao, ở mức 42%. Tỷ lệ nghèo khó giảm, nhưng tình trạng bất bình đẳng lại ngày càng trầm trọng. Hiện tại những người giàu nhất chiếm 10% dân số đang nắm đến 56% thu nhập quốc gia. Hệ thống giáo dục của nước này là thuộc loại yếu kém nhất thế giới.

Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lên tới 12% và đang cần phải được "bơm" thêm 90 tỷ USD. Sự phát triển của Ấn Độ còn bị cản trở bởi tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng, nạn tham nhũng và chưa mở cửa nhiều đối với thế giới.

Th eo B N e w s

[LLCT] - Ấn Độ được biết đến là cái nôi của nền văn minh nhân loại, từ một nước thuộc địa đã kiên trì đấu tranh và giành được độc lập năm 1947. Sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi sự đối đầu Đông - Tây; đồng thời, những hạn chế trong chính sách đối nội, đối ngoại ngày càng bộc lộ khiến nền kinh tế khủng hoảng và tụt hậu nghiêm trọng. Năm 1991, Ấn Độ quyết định tiến hành cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa, điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại nhằm cải cách toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới. Bài viết tập trung phân tích làm rõ những thành tựu, hạn chế của Ấn Độ sau 30 năm thực hiện công cuộc cải cách toàn diện.

Thủ đô New Delhi. Ảnh:depositphotos.com

1. Vài nét về công cuộc đổi mới toàn diện

Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã theo đuổi đường lối độc lập, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Năm 1991, sự bất ổn định chính trị nội bộ trong nước,sự kiện Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đã tác động xấu tới nền kinh tế: hơn 30 triệu người thất nghiệp, nợ nước ngoài lên tới 70 tỷ USD, Ấn Độ rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nguy cơ vỡ nợ trở thành sức ép lớn. Trong bối cảnh nhiều nước ở châu Âu, châu Á đang đi theo xu thế tự do hóa, Chính phủ của Thủ tướng Narasimha Rao quyết định thực hiện một cuộc “đại phẫu thuật”, nhằm mang lại sức sống mới cho nền kinh tế.

Tháng 7 - 1991, ngay sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Narasimha Rao đã thực hiện cải cách kinh tế toàn diện. Đây là bước ngoặt chiến lược quan trọng cho đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ. Chính phủ mới của Thủ tướng Narasimha Rao cùng với Bộ trưởng Tài chính Manmohan Singh đã tập trung vạch ra những định hướng phát triển kinh tế với 4 trọng tâm:

- Lấy lại cân bằng kinh tế vĩ mô, giảm bớt thâm hụt ngân sách chính phủ, kiềm chế lạm phát;

- Tăng hiệu quả kinh tế khu vực quốc doanh bằng cách tái cấu trúc;

- Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích đầu tư nước ngoài;

- Từng bước tự do hóa thị trường tài chính, thả nổi một phần đồng Rupee, giảm thuế quan, thúc đẩy xuất nhập khẩu.

Cùng với đó, Chính phủ Ấn Độ thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại nhằm phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế toàn diện. Điển hình là sự điều chỉnh quan hệ với các nước lớn, giải quyết tranh chấp biên giới và thúc đẩy mối quan hệ với các nước láng giềng khu vực, triển khai “Chính sách hướng Đông”. Ấn Độ cũng không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng; xây dựng và thực thi các chính sách phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế…

2. Thành tựu

Sau 30 năm thực hiện công cuộc cải cách toàn diện, Ấn Độ đã giành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực;vị thế, vai trò, uy tín của Ấn Độ ngày càng được nâng cao:

Về kinh tế:Nhờ cải cách, tự do hóa một cách cơ bản và toàn diện, Ấn Độ đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ; tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và liên tục, GDP từ 1,1% [1991] tăng lên bình quân 5,5% trong giai đoạn 1991 - 2001, đạt bình quân 7,5% trong giai đoạn 2002 - 2012; lạm phát từ hai con số đã xuống dưới 5%; quy mô của nền kinh tế tăng từ 274 tỷ USD [1991] lên 2,3 nghìn tỷ USD [2016][1]. Ngay sau khi lên nhậm chức [26-5-2014], Thủ tướng Narendra Modi đã thực hiện chính sách kinh tế Modinomics với nhiều sáng kiến mới trải rộng trên nhiều ngành, lĩnh vực nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Nhờ đó, nền kinh tế của Ấn Độ đã có bước phát triển vượt bậc, GDP luôn đạt ở mức tăng trưởng khá cao; năm 2015: 7,9%; năm 2016: 8,26%; năm 2017: 6,85; năm 2018: 6,53%; GDP danh nghĩa, từ vị trí thứ mười năm 2010 đã vươn lên vị trí thứ năm nền kinh tế lớn nhất toàn cầu [đạt 2.940 tỷ USD] vào năm 2019[2].

Do ảnh hưởng chung từ sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu, cũng như những khó khăn trong lĩnh vực tài chính nội tại của Ấn Độ, tăng trưởng GDP chỉ đạt được 4,04% năm 2019. Dịch bệnh Covid -19 bùng phát đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế Ấn Độ khiến tăng trưởng GDP năm 2020 bị -7,97 % và nền kinh tế Ấn Độ đã xuống vị trí thứ sáu. Tuy nhiên, theo dự báo của IFM và các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2021 và sẽ đạt tới 11% vào năm 2023, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới[3].

Về nông nghiệp, nhiều giải pháp sáng tạo đã được thực hiện như: “cách mạng xanh”, “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Sản phẩm nông nghiệp của Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu; sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng cao, đứng thứ tư toàn cầu. Năm 2002, Ấn Độ xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan; từ 2012 đến naylà nước xuất khẩu gạo và sữa lớn nhất thế giới.

          Về công nghiệp, Ấn Độ đã tập trung thực hiện chính sách công nghiệp mới, phát triển một số lĩnh vực có thế mạnh như: công nghệ thông tin đã tăng doanh thu từ 10,2 tỷ USD năm 2001 - 2002 lên 146,5 tỷ năm 2014 - 2015; giá trị xuất khẩu từ 6,54 tỷ USD năm 2000 - 2001 đã tăng lên 150 tỷ USD vào năm 2020 -2021[4].

Trong cơ cấu kinh tế của Ấn Độ, ngành dịch vụ chiếm gần 60% GDP, dịch vụ phần mềm và tài chính rất phát triển.

Với chính sách mở cửa thông thoáng, Ấn Độ được coi là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế. FDI đã trở thành nhân tố quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ và tăng trưởng mạnh trong suốt những năm qua. Đến nay, hơn 800 công ty nước ngoài đã đặt cơ sở ở Ấn Độ với khoảng 1 nghìn dự án, trong đó các tập đoàn lớn như Samsung, Foxconn, Airbus, Nissan, IBM...

Chiến dịch “Make in India” đã mang lại hiệu quả tích cực, Tập đoàn Airbus của Mỹ đã đầu tư 500 triệu USD hợp tác với các doanh nghiệp Ấn Độ từ năm 2015 trong sản xuất máy bay Airbus và tạo việc làm cho 6 nghìn lao động.

Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đóng góp 50% GDP và 60% sức tăng trưởng của Ấn Độ. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Ấn Độ cũng dần được cải thiện, nhiều hãng sản xuất ô tô, máy bay của Mỹ và Nhật Bản đã hợp tác sản xuất với các hợp đồng giá trị lớn, các doanh nghiệp có đủ khả năng tham gia sản xuất các chuỗi giá trị toàn cầu mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế đất nước. Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tạo tiềm lực, cơ sở vững chắc cho củng cố sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Về chính trị, ngoại giao: Sau khi Narendra Modi nhậm chức Thủ tướng [2014], với chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt, năng động và quyết đoán hơn, trọng tâm là “Chính sách hướng Đông”, sau này chuyển thành chính sách “Hành động ở phía Đông”, “Chính sách ngoại giao văn hóa” … đã giúp Ấn Độ có vị thế và tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Điều này đã khiến Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Ôxtrâylia… điều chỉnh, ưu tiên chính sách đối ngoại với Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ đóng vai trò nòng cốt trong Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á [SAARC]; là thành viên tích cực trong nhóm G20, BRICS và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực như BCIM-EC, IORA [Hiệp hội các nước bao quanh Ấn Độ Dương].

Ấn Độ đã thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn cầu với các nước lớn trên thế giới: quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện với Mỹ, quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt với Nga, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Trung Quốc, quan hệ đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn cầu với các nước Đông Á... Vị thế, vai trò của Ấn Độ ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại các tổ chức, diễn đàn, đa phương khu vực và trên trường quốc tế.

Về an ninh - quốc phòng:Là một trong 8 nước trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân, vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có khoảng 130 đầu đạn. Khoảngcáchtấn công xa nhấtđãđượcthửnghiệmthành công làtừ 5nghìn-6nghìnkm [tênlửaAgni -V]. Surya, tên lửađạnđạo liên lụcđịa [ICBM] đang đượcẤnĐộpháttriểncótầmbắn lên tới 16nghìnkm[5]. Ấn Độ có tiềm lực quốc phòng mạnh thứ tư thế giới [sau Mỹ, Trung Quốc, Nga]; với ngân sách quốc phòng năm 2021 là 66,9 tỷ USD[6]. Lực lượng Lục quân Ấn Độ xếp thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ với khoảng 1,2 triệu quân thường trực, 4.426 xe tăng chiến đấu, 6.704 xe thiết giáp, 290 pháo tự hành, 7.414 pháo kéo và 290 súng phóng rocket. Hải quân Ấn Độ có khả năng tác chiến trên diện rộng, vượt ra ngoài phạm vi Ấn Độ Dương. Lực lượng Hải quân có 295 tàu, trong đó có 3 tàu sân bay, 14 khinh hạm, 11 khu trục, 23 tàu hộ tống, 15 tàu ngầm, 139 tàu tuần tra và 6 tầu tác chiến. Không quân Ấn Độ có khoảng 2.102 chiếc máy bay trong đó có 676 máy bay tiêm kích, 809 máy bay cường kích, 857 máy bay vận tải, 323 chiếc máy bay huấn luyện, 666 máy bay trực thăng bao gồm 16 chiếc trực thăng tấn công.

Hiện nay, Ấn Độ là một trong những quốc gia được đánh giá có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại nhất trong khu vực châu Á. Ấn Độ đã tự sản xuất được hầu hết các loại vũ khí, trang bị và khí tài bộ binh, chế tạo các loại máy bay huấn luyện, máy bay chiến đấu hạng nhẹ và máy bay trực thăng; tự nghiên cứu và chế tạo các loại tên lửa hiện đại như tên lửa chiến thuật đất đối đất Privet, tên lửa hành trình siêu âm Brah Mos, tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm trung Agni… và là một trong 7 quốc gia [Ấn Độ, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Isarel] có khả năng chế tạo các loại tên lửa hiện đại; tự đóng mới các loại tàu hộ vệ lớn nhỏ, tàu khu trục trên 5 nghìn tấn, tàu sân bay hạng trung, tàu ngầm thông thường… Công nghiệp vũ khí hạt nhân của Ấn Độ cũng rất phát triển; đã sản xuất được bom nguyên tử, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử và đang nghiên cứu phát triển bom hydrô. Việc sở hữu vũ khí hạt nhân giúp Ấn Độ có vai trò răn đe chiến lược ở Nam Á và toàn cầu.

Ấn Độ đã trở thành thành viên của một loạt các cơ chế an ninh khu vực như: ARF [1995], ReCAAP [2006], ADMM + [2010], SCO [2017]. Ấn Độ tham gia vào các cuộc tập trận đa phương trên Biển Đông và Thái Bình Dương... Hợp tác an ninh - quốc phòng với các nước như Xinhgapo, Nhật Bản, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Việt Nam được nâng cấp và cải thiện đáng kể.

Về văn hóa - xã hội:Trong công cuộc cải cách toàn diện, Ấn Độ luôn sử dụng chính sách văn hóa để củng cố cho sức mạnh tổng hợp quốc gia. Với “Chính sách văn hóa mềm” và “Ngoại giao Phật giáo”, Ấn Độ đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh của một đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa với thế giới.

Ấn Độ đã trở thành một điểm đến du lịch hành hương, với hệ thống các viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh mang đậm nét văn hóa Phật giáo trên toàn cầu; ngành điện ảnh Bollyhood và môn thể thao tâm linh Yoga được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đã đề xuất thành công với Liên hợp quốc về công nhận ngày Quốc tế Yoga [ngày 21-6 hàng năm]. Ấn Độ là quốc gia đa tôn giáo, song mỗi tôn giáo đều có vị trí như nhau và được quy định trong Hiến pháp. Tất cả các tôn giáo tạo nên một bức khảm mang đậm những nét đặc trưng riêng của Ấn Độ và chính sự thống nhất và hài hòa giữa các tôn giáo đã tạo nên một Ấn Độ dân chủ hàng đầu thế giới.

Lĩnh vực giáo dục được quan tâm phát triển, Ấn Độ được đánh giá là trung tâm nguồn nhân lực chất lượng cao trên thế giới; đặc biệt trong lĩnh vực IT, khoa học kỹ thuật và y học. Với lực lượng lao động lên tới gần 700 triệu người dưới 30 tuổi, 100 triệu người sử dụng tiếng Anh thành thạo, 4 triệu nhà khoa học [nhiều người có trình độ hàng đầu thế giới], 300 triệu người trung lưu, 35 triệu người Ấn kiều ở nước ngoài với hàng chục tỷ USD kiều hối hàng năm[7].

Về y tế, Chính phủ ban hành chính sách y tế quốc gia sửa đổi bổ sung 2002 với những mục tiêu như: chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh HIV, AIDS, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế; chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo góp phần quan trọng cho người nghèo được tiếp cận với hệ thống y tế hiện đại.

Chính sách an sinh xã hội cũng được Chính phủ chú trọng, với việc triển khai hàng loạt các chính sách nhằm cải thiện đời sống của người dân như: chương trình tạo việc làm cho người nghèo đô thị, nông thôn, Kế hoạch quốc gia về hỗ trợ xã hội cho những người có mức sống dưới mức nghèo khổ, cho người già trên 65 tuổi, người già không có lương hưu, Chương trình việc làm công, Chương trình nhà ở nông thôn, Luật Đảm bảo việc làm cho nông thôn…Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ đầu tư ngân sách cho phát triển hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng, đường sá, giao thông nông thôn để nông dân được thuận lợi trong sản xuất; chương trình điện khí hóa nông thôn được triển khai với trọng tâm là khai thác năng lượng tái sinh như khí sinh học, năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ để cung cấp điện cho hàng triệu hộ dân nghèo ở nông thôn.

Về khoa học công nghệ: thực hiện chiến lược “cách mạng xám”, một số ngành khoa học và công nghệ của Ấn Độ [hạt nhân, nghiên cứu vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa chất, dược phẩm, hải dương học, thủy tinh lỏng, siêu dẫn, công nghệ nano, năng lượng mới...] ở trình độ ngang với các nước phát triển.

Ấn Độ là một trong 10 siêu cường thế giới về công nghệ thông tin, xuất khẩu phần mềm đến 75 nước, với Bangalore được coi là “Thung lũng Silicon” thứ hai thế giới.

Ngành công nghiệp vũ trụ có bước phát triển vượt bậc giúp Ấn Độ đang giành được vị trí hàng đầu trong cuộc chạy đua không gian giữa các nước lớn. Tháng 10-2008, Ấn Độ là nước thứ ba ở châu Á [sau Nhật Bản, Trung Quốc] phóng tàu vũ trụ không người lái lên mặt trăng.Đặc biệt, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Ấn Độ liên tục khẳng định khả năng chinh phục vũ trụ của mình bằng các cuộc phóng vệ tinh vào không gian.

Đáng chú ý là việc tàu vũ trụ Mangalyaan đã mang vệ tinh thành công tới Hành tinh đỏ vào ngày 24-9-2014 đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ngành vũ trụ Ấn Độ và có thể khẳng định với thế giới rằng họ hoàn toàn thực hiện được giấc mơ chinh phục vũ trụ. Với sự kiện này, Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ [ISRO] đã trở thành tổ chức thứ tư trên thế giới phóng thành công vệ tinh tới sao Hỏa, sau cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ [NASA], Nga và Cơ quan Không gian châu Âu [ESA] và là quốc gia thành công ngay từ lần thử đầu tiên, điều mà các cường quốc không gian như Mỹ, Nga hay Trung Quốc, Nhật Bản chưa từng làm được. Điều đáng khâm phục là, chi phí cho việc phóng vệ tinh này chỉ hết 4,5 tỷ Rupees [khoảng 74 triệu USD] ít hơn rất nhiều so với con số 671 triệu USD mà NASA chi cho việc phóng vệ tinh Maven tới sao Hỏa.

Tiếp đó, Ấn Độ đã phóng 20 vệ tinh vào năm 2016; tháng 2-2017, Ấn Độ đã phóng 104 vệ tinh vào không gian chỉ với một tên lửa đã làm lên lịch sử ngành hàng không vũ trụ Ấn Độ. Với thành công này, Ấn Độ đã phá kỷ lục sự kiện Nga phóng 37 vệ tinh vào năm 2014; ngày 2-4-2019, Ấn Độ phóng thành công vệ tinh do thám điện tử thế hệ tiếp theo của họ cùng 28 vệ tinh công nghiệp tư nhân vào quỹ đạo; ngày 28-2-2021, tên lửa phóng vệ tinh PSLV-C51 của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ [ISRO] mang theo 19 vệ tinh của Brazil, Mỹ và Ấn Độ đã phóng thành công vào quỹ đạo. Cho đến nay, Ấn Độ đã phóng tổng cộng 342 vệ tinh của nước ngoài[8]. Sau những thành công này, Ấn Độ đã nhận được nhiều hợp đồng từ Mỹ và châu Âu mua thiết bị và hợp tác sản xuất các thiết bị không gian mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế nước này.

3. Hạn chế

Về kinh tế: Mặc dù FDI của Ấn Độ những năm gần đây đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng do cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7% trong những năm qua và được đánh giá là quốc gia có tốc tộ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng do dân số đông nên bình quân thu nhập đầu người vẫn ở mức thấp. Vì vậy, Ấn Độ vẫn chỉ được xếp vào quốc gia nằm trong nhóm các nước có “thu nhập trung bình thấp”.

Về chính trị, ngoại giao:Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về an ninh chính trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Trước hết là những mâu thuẫn giữa cộng đồng người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo; tham nhũng cũng đang là vấn đề thách thức lớn đối với Chính phủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện phúc lợi của người dân cũng như môi trường đầu tư. Theo đánh giá của tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số tham nhũng của Ấn Độ đang xếp thứ 78/180 quốc gia[9].

Cùng với những vấn đề về chính trị nội bộ, Ấn Độ luôn phải đối phó với những thách thức từ bên ngoài, đặc biệt là từ các nước láng giềng. Ấn Độ và Pakistan vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Kashmir. Ngoài ra, những tồn tại trong quan hệ lịch sử cùng với sự trỗi dậy về kinh tế, quốc phòng và những chiến lược muốn cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực với Trung Quốc đang là một thách thức lớn đối với Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ đều mong muốn cải thiện quan hệ hai nước nhưng những "chấn thương của lịch sử" và những mục tiêu củng cố sức mạnh của mỗi quốc gia đều có ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ này.

Về xã hội: Ở Ấn Độ, vấn đề phân hóa giàu nghèo và cùng với nó là quan niệm về đẳng cấp vẫn tồn tại. Theo Hiến pháp Ấn Độ, các hành vi phân biệt đối xử với những người thuộc đẳng cấp thấp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế đẳng cấp Dalit [tiện dân] vẫn bị coi là tầng lớp đáy của xã hội và luôn bị bạc đãi, chịu áp lực từ những người thuộc đẳng cấp cao. Việc phân biệt đẳng cấp này ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ, bởi nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra bất bình đẳng xã hội, gây chia rẽ mất đoàn kết dân tộc, tạo nên hố sâu ngăn cách giàu nghèo, thậm chí còn gây ra xung đột và bạo lực xã hội. Trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, các nhà lãnh đạo luôn đưa ra các chính sách phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện từng bước cuộc sống của người dân nhưng đến nay tỷ lệ người dân còn đói nghèo còn cao [21,9%][10], hàng triệu người dân không được tiếp cận với nguồn điện quốc gia... GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ đạt 2.170 USD năm 2019; Chỉ số phát triển con người [HDI] của Ấn Độ rất thấp xếp thứ 131/189[11]. Dân số của Ấn Độ đông, trẻ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển kinh tế.

Như vậy, sau 30 năm cải cách toàn diện đất nước, Ấn Độ đã giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, vị thế, vai trò, uy tín của Ấn Độ ngày càng được nâng cao. Mặc dù vẫn còn nhiều tồn tại, song với những thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua, sự quyết tâm của Chính phủ và sự đồng lòng của doanh nghiệp, người dân, Ấn Độ sẽ sớm vượt qua những khó khăn trước mắt do dịch bệnh Covid-19 tàn phá, khắc phục những tồn tại để đưa Ấn Độ sớm trở thành cường quốc lớn mạnh.

__________________

[1] Kinh tế Ấn Độ sau 25 năm tự do hóa,//baoquocte.vn/kinh-te-an-do-sau-25-nam-tu-do-hoa-37084.html.

[2] Ấn Độ vượt Anh, Pháp, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới,  //dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/an-do-vuot-anh-phap-tro-thanh-nen-kinh-te-lon-thu-5-the-gioi-548676.html.

[3] Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới thay đổi thế nào sau đại dịch?, //vneconomy.vn/top-10-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-thay-doi-the-nao-sau-dai-dich-645920.htm.

[4]  IT & BPM Industry in India,//www.ibef.org/industry/information-technologyindia.aspx.

[5] What is India’s military strength?, //indianexpress.com/article/what-is/what-is-indias-military-strength-4748511/.

[6] Ấn Độ vượt Nga, đứng thứ 3 thế giới về chi tiêu quân sự trong năm 2019, //baoquocte.vn/an-do-vuot-nga-dung-thu-3-the-gioi-ve-chi-tieu-quan-su-trong-nam-2019-114677.html.

[7]  Nguyễn Văn Dương: Ấn Độ củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1991 đến nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2019.

[8]  Ấn Độ phóng tên lửa chở 19 vệ tinh vào quỹ đạo, //nhandan.vn/khoa-hoc/an-do-phong-ten-lua-cho-19-ve-tinh-vao-quy-dao-636881/.

[9]  Ấn Độ: 51% người dân thừa nhận hành vi hối lộ, //noichinh.vn/tin-quoc-te/201912/an-do-51-nguoi-dan-thua-nhan-hanh-vi-hoi-lo-307020/.

[10] ADB, Poverty in India, //www.adb.org/countries/india/poverty

[11] UNDP, Human Developmemt Index Report,//hdr.undp.org/en/composite/HDI.

TS NGUYỄN VĂN DƯƠNG

Viện Quan hệ quốc tế

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề