Vì sao càng xa nguồn âm thi âm càng nhỏ

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Âm thanh là các dao động cơ học [biến đổi vị trí qua lại] của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền [tốc độ âm thanh].

Đối với thính giác của người, âm thanh thường là sự dao động, trong dải tần số từ khoảng 16 Hz đến khoảng 20 000 Hz, của các phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não. Tuy nhiên âm thanh có thể được định nghĩa rộng hơn, tuỳ vào ứng dụng, bao gồm các tần số cao hơn hay thấp hơn tần số mà tai người có thể nghe thấy, không chỉ lan truyền trong không khí mà còn truyền trong bất cứ vật liệu nào. Trong định nghĩa rộng này, âm thanh là sóng cơ học và theo lưỡng tính sóng hạt của vật chất, sóng này cũng có thể coi là dòng lan truyền của các hạt phonon, các hạt lượng tử của âm thanh.

Cả tiếng ồn và âm nhạc đều là các âm thanh. Trong việc truyền tín hiệu bằng âm thanh, tiếng ồn là các dao động ngẫu nhiên không mang tín hiệu.

Các vật có thể phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm. Trong quá trình phát ra âm thanh, các nguồn âm đều dao động

Tần số là số dao động mà nguồn âm có thể thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị tần số là Hertz. Tần số âm được xem là đại lượng quan trọng nhất của âm thanh.

Cường độ âm [I] là năng lượng được sóng âm truyền qua mỗi đơn vị diện tích được đặt vuông góc với phương truyền sóng trong mỗi đơn vị thời gian. Đơn vị đo cường độ âm là W/m2
Gọi I0 là cường độ âm vừa đủ có thể nghe được [gọi là cường độ âm chuẩn]. Khi đó biểu thức L = log ⁡ I I 0 {\displaystyle L=\log {\frac {I}{I_{0}}}}   được gọi là Mức cường độ âm. Trong hệ SI, đơn vị đo mức cường độ âm là Ben [B], tuy nhiên trong thực tế, người ta thường dùng đơn vị dexiben[dB] do giá trị của đại lượng này khá nhỏ.

Đồ thị dao động âm là tập hợp các đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong cùng một nhạc âm.

Đặc trưng sinh lý

Cảm giác mà âm thanh gây ra cho cơ quan thính giác không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của âm thanh đó mà còn phụ thuộc vào sinh lý của tai. Tai người phân biệt được các âm thanh khác nhau là do các đặc trưng sinh lý của âm thanh.

Các đặc trưng sinh lý bao gồm: độ cao, độ toâm sắc. Mỗi đặc trưng sinh lý phụ thuộc vào 1 đặc trưng vật lý nhất định

Đặc trưng sinh lý và đặc trưng vật lý tương ứng. Đặc trưng sinh lý Đặc trưng vật lý
Độ cao Tần số
Độ to Mức cường độ âm
Âm sắc Đồ thị dao động

Môi trường các chất rắn, chất lỏng và chất khí đều có thể truyền được âm thanh. Khi các nguồn âm dao động, các hạt cấu tạo nên chất đó cũng dao động khiến âm thanh được truyền đi

Âm thanh không thể truyền trong chân không vì trong chân không có các hạt không được cấu tạo liên kết với nhau.

Vận tốc âm thanh truyền qua các chất lỏng luôn lớn hơn các chất khí và nhỏ hơn các chất rắn.

Khi gặp các mặt chắn, các âm thanh luôn bị phản xạ nhiều hoặc ít.

Âm thanh phản xạ sau âm thanh trực tiếp ít nhất khoảng 1/15 giây được gọi là tiếng vang,

Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.

Những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.

  • Âm học
  • Âm nhạc
  • Phonon
  • Sóng dọc
  • Vận tốc âm thanh

Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sách giáo khoa Vật Lý 7

Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sách giáo khoa Vật Lý 11

Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sách giáo khoa Vật Lý 11 Nâng cao

  • HyperPhysics: Sound and Hearing
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Âm thanh.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Âm_thanh&oldid=67259453”

Mih cũng 0 chắc lắm b-[ nhưng chắc là thế này :
Âm truyền đi xa dưới dạng sóng, hay còn gọi là sóng âm. Cũng giống như sóng dưới sông chúng ta thấy, khi truyền đi xa thì sóng ngày càng nhỏ dần và càng ngày càng nhỏ rồi đến một khoảng nào đó thì mất hẳn.Đó là do sóng âm truyền đi xa thì năng lượng bị mất đi dần khi tạo nên dao động cho các hạt không khí ở kế cận bên nhau.Khi tạo một dao động thì năng lượng cũng mất đi một phần và cứ thế mất dần. Rõ ràng là những hạt ở gần nguồn phát sóng âm sẽ nhận được năng lượng lớn nhất nên dao động lớn nhất vì vậy ta nghe lớn nhất, rồi xa nguồn dần thì năng lượng cũng giảm dần nên ta nghe càng ngày càng nhỏ hơn....

Khi âm truyền đi xa thì âm đã truyền dần dần năng lượng của mình cho những vật ở xung quanh nó [phần nhiều là ko khí] => Năng lượng của âm mất đi từ từ và đến 1 lúc nào đó thì mất hẳn =>nguồn âm thu đc càng nhỏ [đây gọi là sự tắt dần của âm thanh].
Thật ra mình chưa biết cái này, nhưng đoán là như thế !

hãy dự đoán xem tại sao càng đi xa thì nguồn âm thu được càng nhỏ:khi [141]:


theo mình được học, cách chất như không khí được tạo thành bởi những hạt vật chất li ty, khi âm phát ra, sẽ làm những hạt vật chất rung động, các hạt này sẽ truỳên đi, do càng xa, thì sự dung động của các hạt vật chất càng yếu dẩn, nên âm truyền cũng càng ngày càng yếu, nhỏ, đến một lúc thì không còn sự rung động, lúc đó, ta sẽ hok nghe thấy âm thanh nữa

Sóng âm mang năng lượng tỉ lệ với bình phương biên độ sóng. Khi sóng âm truyền đi xa nó bị mất năng lượng => Cường độ âm [đơn vị: W/m²] ↓ => mức cường độ âm [ đơn vị đêxiben ] ↓ => Độ to của âm ↓ .

Ngoài ra độ to của âm còn phụ thuộc vào tần số.

do khi âm đi xa thì bị mất năng lượng nên âm nhỏ dần nhưng tần số của âm không đổi

Video liên quan

Chủ Đề