Vì sao cây trong rừng có hiện tượng tự tỉa

Giải thích tại sao các cành ở dưới lại có hiện tượng tự tỉa cành

Câu 3: Trang 125 - sgk Sinh học 9

Dựa vào các câu hỏi và gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng:

  • Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thê nào?
  • Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?

  • Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới.
  • Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp cùa lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đù bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả Iiăng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.


Trắc nghiệm sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 3 bài 42 sinh học 9, giải câu 3 bài 42 sinh học 9, câu 3 trang 125 sinh học 9, giải câu 3 trang 125 sinh học 9

Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là một dạng điều tiết sự biến động của quần thể loài thực vật đó nhằm mục đích sinh tồn và duy trì quần thể ở trạng thái cần bằng và ổn định. Khi cây mọc quá dày, các cá thể trong quần thể đó có bộ rễ rất sát nhau và có khả năng sử dụng dinh dưỡng như nhau, nhưng các cây nhỏ hơn sẽ bị các cây lớn che mất bộ lá (cơ quan quang hợp) dẫn đến tình trạng phát triển mất cân bằng giữa phần trên và phần dưới của cây, kết quả là cây nhỏ bị chết. Đó là hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Hiện tượng tự tỉa thưa là hiện tượng cạnh tranh cùng loài, cạnh tranh về nơi ở ánh ság dinh dưỡng, điều này dẫn tới các cá thể non yếu, ko có khả năng cạnh tranh với các cá thể khác sẽ dẫn tới việc các cá thể này bị chết.

Hiện tượng tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ nhất khi sự cạnh tranh trong cùng một quần thể diễn ra càng mạnh mẽ (nơi ở, ánh ság, dinh dưỡng) đặc biệt là ánh sáng.

Với giải bài 12 trang 76 sbt Sinh học lớp 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh 9 Bài tập tự luận

Bài 12 trang 76 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng tự tỉa cành trong tự nhiên là gì? Hãy giải thích hiện tượng đó.

Lời giải:

- Hiện tượng tự tỉa thưa là hiện tượng những cây gỗ mọc trong rừng thường có thân cao và thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn, còn các cành ở phía dưới sớm bị rụng hoặc là hiện tượng những cây nhỏ, sức sống kém sẽ bị chết dần so với những cây sinh trưởng nhanh khác.

- Giải thích hiện tượng tự tỉa thưa:

+ Hiện tượng tự tỉa thưa thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài về ánh sáng và dinh dưỡng ở thực vật: Cành cây trên ngọn hoặc cây sinh trưởng nhanh sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn cành cây phía dưới hoặc cây sinh trưởng chậm. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ và không đủ bù đắp lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới hoặc cây sinh trưởng chậm bị khô héo dần và sớm rụng.

+ Có thể ứng dụng hiện tượng tỉa thưa tự nhiên của thực vật để trồng cây khi đạt được chiều cao theo yêu cầu sẽ tách ra để phát triển bề ngang của cây thân gỗ.

Vì sao cây trong rừng có hiện tượng tự tỉa

Rừng tỉa thưa tự nhiên

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 74 SBT Sinh 9: Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên...

Bài 2 trang 74 SBT Sinh 9: Quan sát hình vẽ sau và ghi chú thích theo các chữ số có trong hình để...

Bài 3 trang 74 SBT Sinh 9: Bằng thực tiễn cuộc sống, hãy nêu môi trường sống của các sinh vật...

Bài 4 trang 75 SBT Sinh 9: Quan sát đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam...

Bài 5 trang 75 SBT Sinh 9: Tại nhiệt độ là 30°C, cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển...

Bài 6 trang 75 SBT Sinh 9: Giới hạn sinh thái là gì? Hãy giải thích, tại sao cá chép lại có thể sống ở nhiều...

Bài 7 trang 75 SBT Sinh 9: Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy...

Bài 8 trang 75 SBT Sinh 9: Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào...

Bài 9 trang 75 SBT Sinh 9: Trong 2 nhóm, động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm động vật...

Bài 10 trang 75 SBT Sinh 9: Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên...

Bài 11 trang 75 SBT Sinh 9: Hoàn thành bảng sau bằng cách đánh dấu (+) vào ô trống phù hợp...

Bài 13 trang 76 SBT Sinh 9: Một loài vi khuẩn sống ở suối nước nóng có điểm gây chết dưới...

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Giải thích cây mọc trong rừng cành lá thường tập trung ở phần ngọn.Tại sao lại có sự tự tỉa cành ở thực vật?

Các câu hỏi tương tự

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Ý nghĩa của Hiện tượng tỉa cành tự nhiên trọng trong rừng”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Sinh học 9.

Ý nghĩa của Hiện tượng tỉa cành tự nhiên trong rừng là gì?

- Ý nghĩa của Hiện tượng tỉa cành tự nhiên trong rừng là giúp giảm số lượng cá thể trong quần thể từ đó giảm sự cạnh tranh về nguồn sống ánh sáng chất dinh dưỡng giúp quần thể phát triển

- Ánh sáng là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng : luôn có xu hướng vươn về phía ánh sáng để thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp diễn ra trong tế bào lá cây.

- Những cây gỗ mọc trong rừng thường có thân cao và thẳng ; cành chỉ tập trung ở phần ngọn, còn các cành ở phía dưới sớm bị rụng. Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên - một thích nghi để tồn tại.

- Do trong rừng, mật độ cây đối dày đặc, nhiều cây gỗ lớn, ánh sáng không chiếu được hết xuống mặt đất, hầu như đã bị các cành trên cao hấp thụ.

- Trong hiện tượng nêu trên, cành cây trên ngọn thu được nhiều ánh sáng hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ và không đủ bù đắp tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.

Kiến thức tham khảo về ánh sáng đối với thực vật

1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.

Những đặc điểm của cây

Khi cây sống nơi quang đãng

Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà…

Đặc điểm hình thái

- Lá

- Thân

Lá nhỏ, màu nhạt, thường xếp xiên

Thân cao, thẳng

Lá lớn, màu đậm, thường xếp ngang

Thân thấp, nhỏ

Đặc điểm sinh lí

- Quang hợp

- Thoát hơi nước

Quang hợp mạnh

Thoát hơi nước mạnh

Quang hợp vừa

Thoát hơi nước vừa

+ Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì chúng tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém → tổng hợp được ít chất hữu cơ, không đủ cho hô hấp nên cành phía dưới khô và héo dần và sớm rụng → hiện tượng tự tỉa thưa.

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.

- Thực vật được chia thành 2 nhóm:

+ Thực vật ưa sáng: những cây sống nơi quang đãng: cây ngô, phi lao, lúa…

+ Thực vật ưa bóng: những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu, sống trong bóng râm: cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu …

- Ứng dụng trong sản xuất:

+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô: tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức…

+ Không trồng lúa dưới gốc cây tre.

2. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

- Mức độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2 và đặc trưng sinh thái của mỗi loài cây nhất định.

- Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng không nhiều. Nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên, nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng rất mạnh.

- Khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng (là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp) thì cường độ quang hợp tăng hầu như tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng. Cường độ sẽ tăng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng. Sau đó, cường độ quang hợp không tăng cho dù cường độ ánh sáng có tăng.

- Đặc trưng sinh lí của cây cũng ảnh hưởng đến sự phụ thuộc cường độ ánh sáng. Không những thế, đặc trưng sinh lí của cây còn ảnh hưởng đến khả năng quang hợp.

3. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

- Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của giống và loài cây. Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng.

4. Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

- Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp gồm hai yếu tố là cường độ ánh sáng, quang phổ ánh sáng.

* Cường độ ánh sáng

- Khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng.Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.

* Quang phổ của ánh sáng

- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.