Vì sao đbsh sản xuất nông nghiệp chủ yếu bằng thâm canh tăng vụ

Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ là do

A. khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn.

Đáp án chính xác

B. có nguồn lao động dồi dào.

C. khí hậu thuận lợi.

D. nhu cầu thị trường tăng cao.

Xem lời giải

Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 79 SGK Địa lí 9

Đề bài

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng kiến thức về Đồng bằng sông Hồng.

Lời giải chi tiết

- Tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

+ Mặt hàng xuất khẩu quan trọng [lúa gạo], mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên [đất trồng, nguồn nước…].

- Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

Thuận lợi

+ Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn => Sản xuất lương thực với quy mô lớn.

+ Khí hậu và nguồn nước thuận lợi để thâm canh, tăng vụ.

+ Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

+ Các chính sách mới của Nhà nước [chính sách về đất, thuế, giá…]

+ Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Khó khăn

+ Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, đất bạc màu.

+ Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp [dưới 0,05 ha/người].

+ Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.

+ Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra [bão, lũ, hạn, rét kéo dài…].

+ Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất.

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 79 SGK Địa lí 9

    Chứng minh rằng đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

  • Tình hình phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng

    Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

  • Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.

  • Bài 1 trang 79 SGK Địa lí 9

    Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.

  • Xác định trên hình 21.2, vị trí của các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 79 SGK Địa lí 9

  • Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

    Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

  • Bài 1 trang 120 SGK Địa lí 9

    Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?

  • Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 119 SGK Địa lí 9

  • Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 121 SGK Địa lí 9

Đồng bằng Sông Hồng có:

+Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng.

+Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, cómùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Tài nguyên khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp cho các cây trồng ưa lạnh

+ Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thốngsông Hồngvàsông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.

+ Tài nguyên biển: bờ biển dài 400km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế [đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch]

+ Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ởTiền Hải–Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn...

Nông nghiệp tại Đồng bằng Sông Hồng:

+ Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời.

+ Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha [1995] lên là 58,9 tạ /ha [2008]

+ Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng.Vụ đôngtrở thành vụ sản xuất chính.

+ Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng

+ Trong cơ cấu sản xuất vụ đông với tập đoàn cây trồng ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao đang trở thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng

+ Chăn nuôi gia súc [ đặc biệt là lợn] chiếm tỷ trọng lớn nhất nước

+ Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đang phát triển tại các vùng nước mặn, nước lợ cửa sông ven biển

Video liên quan

Chủ Đề