Vì sao em lựa chọn phương thức biểu đạt ở câu 35 cho truyện Bức tranh của em gái tôi

Câu 3: Trang 34 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Em hãy cho biết:

a]  Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến iúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b] Vì sao khi tài nãng hội hoạ ở em gái minh được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c] Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “ Anh trai tôi ” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Xem lời giải

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Phương thức biểu đạt chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là gì ?

          A – Miêu tả                                       C – Biểu cảm

          B – Tự sự                                            D – Miêu tả kết hợp với tự sự

2. Vì sao em lựa chọn phương  thức biểu đạt trên cho truyện Bức tranh của em gái tôi ?

          A – Truyện trình bày diễn biến quá trình nhận ra thiếu sót của người anh trai nhờ tình cảm nhân hậu của cô em gái

          B – Truyện bày tỏ tình cảm của người anh trước tài năng hội hoạ của cô em gái

          C – Truyện bàn luận về những thiếu sót của người anh trai với cô em gái nhân hậu và có tài hội hoạ

          D – Truyện miêu tả người anh trai và cô em gái có tài hội hoạ

3. Người anh đã không có thái độ nào khi thoạt đầu thấy em gái thích vẽ và tự chế tạo màu vẽ ?

          A – Bực bội vì thấy em nghịch ngợm                 C – Bí mật theo dõi em

          B – Coi thường em còn trẻ con                         D – Ngăn cấm em vẽ

4. Vì sao sau khi xem trộm tranh của em, người anh lại lén trút ra một tiếng thở dài… ?

          A – Buồn vì thấy mình không có tài năng như em

          B – Ghen tức vì em được mọi người quan tâm săn sóc

          C – Buồn vì mình bất tài, thầm cảm phục tài năng của em

          D – Sung sướng vì em vẽ quá giỏi

5. Vì sao khi vẽ tranh dự thi, người em gái lại chọn vẽ anh trai mình ?

          A – Anh đẹp và có đường nét dễ vẽ

          B – Tức anh, cố tình vẽ trêu anh

          C – Yêu quý anh vì anh là người thân thuộc nhất

          D – Muốn làm anh thay đổi cách nghĩ về mình

6. Người anh đã có thái độ gì khi tài năng hội hoạ của em được khẳng định ? Hãy tìm những chi tiết nghệ thuật để làm sáng tỏ điều đó.

7. Đâu là trình tự thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình ?

          A – Ngạc nhiên – hãnh diện – xấu hổ                 C – Ngạc nhiên – tức tối – xấu hổ

          B – Ngạc nhiên – xấu hổ – hãnh diện                 D – Tức tối – xấu hổ – hãnh diện

8. Đoạn văn : “ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.” đã miêu tả diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình như thế nào ? Vì sao người anh lại có tâm trạng đó ?

9. Miêu tả như vậy có hợp lí không ? Vì sao ?

10. Để chuẩn bị cho sự xuất hiện tâm trạng đó của nhân vật, người viết truyện đã gài sẵn một số chi tiết ở phần trên của câu chuyện. Hãy chỉ ra những chi tiết đó. Mỗi chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của câu chuyện ?

11. Đâu là cụm tính từ trong các tổ hợp từ sau ?

          A – Giật sững người                                    C – Hoàn hảo đến thế kia

          B – Bám chặt lấy tay mẹ                            D – Nhìn như thôi miên

12. Kết thúc truyện, nhân vật người anh nghĩ : […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng :” Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” Em hiểu như thế nào về lời nói thầm đó ?

13. Trong đoạn văn : […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng : “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” có bao nhiêu phó từ ? [gạch chân các phó từ theo sự lựa chọn của em]

          A – Hai                                               C – Bốn

          B – Ba                                                D – Năm

14. Phân tích vai trò của các phó từ đối với các động từ mà chúng bổ sung ý nghĩa [đoạn văn trích ở câu 13].

15. Từ tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đến lời nói thầm ở trên, em hiểu gì về hai nhân vật người anh và Kiều Phương trong truyện ?

16. Hãy tưởng tượng rằng người mẹ cũng hiểu tâm trạng người con trai và trong lòng bà vang lên lời thầm nói với các con. Theo em, bà mẹ sẽ nói gì ?

17. Trong đoạn văn : “Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh : “Anh trai tôi”. “Vậy mà dưới mắt tôi thì… ” câu ” Vậy mà dưới mắt tôi thì...” được viết chưa hoàn chỉnh. Việc đặt câu như vậy có ý nghĩa, tác dụng như thế nào ?

18. Nhận xét nào sau đây không thể hiện đúng bài học của câu chuyện ?

          A – Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

          B – Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

          C – Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình tự vượt qua những hạn chế cá nhân

          D – Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

19. Khi biết mình có tài năng hội hoạ và được mọi người quan tâm, Kiều Phương đã có thái độ như thế nào ?

          A – Hãnh diện về tài năng hội hoạ của mình

          B – Thương hại anh vì thấy anh không có tài như mình

          C – Thấy mình là trung tâm của sự chú ý, nên tự làm mọi thứ theo ý mình 

          D – vẫn hồn nhiên và dành cho anh những tình cảm tốt đẹp

20. Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng biện pháp so sánh ?

          A – Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

          B – Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

          C – Rồi cả nhà tôi – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

          D – Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ.

21. So sánh nào không phù hợp khi tả cảnh một đêm trăng sáng ?

          A – Trăng sáng dịu dàng như ánh. sáng của ngọn đèn đường.

          B – Ánh trăng bập bừng như ánh lửa.

          C – Dưới ánh trăng, những chiếc lá sáng bóng như vừa được rẩy nước.

          D – vầng trăng trôi nhẹ nhàng trên bầu trời như một con thuyền.

          E – Vầng trăng như một cái đĩa vàng ai ném lên trời.

22. Chi tiết nào không thể dùng tả cảnh mặt trời mọc ?

          A – Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà.

          B – Phía đông, chân trời đã ửng hồng.

          C – Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng.

          D – Ánh sáng mặt trời chói chang.

23. Cho các từ mặt trời, ánh sáng, tươi hồng; hãy sử dụng sự quan sát và trí tưởng tượng của em để viết thành một vài câu văn giàu hình ảnh.

24. Yêu cầu nào không phù hợp với một bài văn nói ?

          A – Văn bản ngắn gọn, súc tích         C – Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu

          B – Ý tứ rõ ràng, mạch lạc                    D – Lời lẽ bóng bẩy, đưa đẩy

24. Trong hai ý kiến sau, ý kiến nào đúng ?

          A – Khi trình bày một bài văn nói cần phải chuẩn bị trước nội dung định nói bằng một hệ thống dàn ý.

          B – Khi trình bày một bài văn nói chỉ cần nói ra hết những điều mình nghĩ không cần chuẩn bị trước dàn ý.

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

6. Thái độ của người anh khi tài năng hội hoạ của em được khẳng định : mặc cảm tự ti vì mình không có tài như em, cảm thấy như mình không được quan tâm săn sóc, không thân thiện với em như trước, hay gắt gỏng với em, cảm thấy như bị em chọc tức,… nhưng vẫn quan tâm tới tranh của em [lén xem trộm]. [Liệt kê những chi tiết nghệ thuật lấy từ trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ điều đó.]

8. Người anh sau cái giật sững người đã ngỡ ngàng có lẽ vì không ngờ em lại vẽ mình. Tiếp đó là sự hãnh diện bởi trong bức tranh, mình được vẽ đẹp, hoàn hảo quá, và trở thành trung tâm chú ý của mọi người. Nhưng sau giây phút đó là sự xấu hổ vì người anh chợt nhận ra mình không hoàn hảo như trong tranh, vì nhớ đến sự đố kị của mình với tài năng của em. Người anh cũng đã nhận ra khiếm khuyết của mình, nhận ra mình không xứng đáng được thể hiện với vẻ đẹp như vậy.

10. Để chuẩn bị cho sự xuất hiện tâm trạng đó của người anh, tác giả đã gài sẵn một số chi tiết ở phần trên câu chuyện. Ví dụ :

          Trước khi đi thi nó [người em] cứ hay xét nét tôi […].

          Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.”

          […] Nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi : “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

14. Đoạn văn : […] nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng :”‘Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” có sử dụng ba phó từ.

          Được bổ sung ý nghĩa kết quả cho động từ nói.

          Sẽ bổ sung ý nghĩa quan hệ thời gian cho động từ nói.

          Không bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ phải.

15. – Qua lời nói thầm của người anh, ta hiểu tâm hồn trong sáng và nhân hậu của người em gái cũng như người anh đã biết vượt qua sự mặc cảm, đố kị để nhìn rõ hơn bản thân, để hoàn thiện mình.

          – Cả hai nhân vật đều để lại cho người đọc ấn tượng tốt đẹp.

          – Tưởng tượng ra lời nói của người mẹ trên cơ sở những nội dung của truyện và những cảm nhận của riêng mình về nhân vật này.

          – Ví dụ :

          + Có thể người, mẹ sẽ nói với hai con niềm hạnh phúc của mình vì các con biết yêu thương nhau, biết sống tốt đẹp.

          + Có thể người mẹ sẽ thì thầm nói lời yêu thương với con…

17. – Câu văn không viết hoàn chỉnh sẽ gây ấn tượng hơn về sự ân hận, suy nghĩ của người anh về em gái, về bản thân.

          – Câu văn được viết dở dang này nhằm để tiếp nối với câu hỏi của người mẹ “Con đã nhận ra con chưa ?” cũng như tâm trạng muốn khóc quá và lời thầm nhủ của nhân vật người anh sau đó “Không phải con đâu…”.

Phần Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

7

11

Lưa chọn

B

A

D

C

C

A

C

Câu

13

18

19

20

21

22

24

25

Lựa chọn

B

D

D

D

B

D

D

A

Related

Tags:Ngữ Văn 6 · Ngữ Văn 6 nâng cao

Video liên quan

Chủ Đề