Vì sao gọi là bài hát tự sát

Trên thế giới có rất nhiều ca khúc hay, mang lại cho người nghe cảm giác vui vẻ, yêu đời nhưng song song với đó cũng có những bản nhạc chết chóc, lời ca ám ảnh còn giai điệu thì vô cùng u buồn. Những bản nhạc này vì có quá nhiều chuyện ly kỳ, bí ẩn vây quanh, thậm chí có những câu chuyện kể được cho là khiến người ta phải tự sát đầy bi kịch sau khi nghe xong, mà dần trở thành những ca khúc "cấm" của thế giới.

Được biết, công chúng vẫn luôn lan truyền 10 ca khúc cấm này và gọi chúng là “thập đại cấm khúc” với 3 ca khúc phổ biến gồm: Gloomy Sunday [Chủ nhật buồn], Deliver me [Khúc ca sám hối], 13 pairs of eyes [Đôi mắt thứ 13]. Còn lại 7 ca khúc ít được biết tới nhưng cũng đáng sợ không kém là: Giá Y, Em Gái Cõng Búp Bê, Suicide Is Painless [Tự sát không đau đớn], Room of Angel [Căn phòng thiên sứ], A Faker [Nhảy ô], Không ai nghe thấy và Anh ta không biết.

Giá Y là một trong những bài hát bị cấm trong thập đại cấm khúc. [Ảnh: Baidu].

Gloomy Sunday [Chủ Nhật Buồn]

Được sáng tác vào năm 1933 bởi nhạc sĩ người Hungary - Rezso Seress, Gloomy Sunday viết về chính tâm trạng của tác giả khi đang đau khổ vì mất người yêu và bị nhiều hãng đĩa từ chối. Vài tháng sau, có một nơi chịu thu nhận sáng tác của ông và ca khúc này bắt đầu được phát hành, gây ra những chuyện ly kỳ mà mọi người không ngừng rỉ tai nhau.

Cụ thể, tại Berlin [Đức], một chàng trai sau khi nghe bài hát đã nói với bạn bè của mình rằng anh bị ca khúc ám ảnh, đến nỗi trầm cảm và rồi dùng súng tự sát. Chỉ vài ngày sau cũng tại Berlin, một cô gái treo cổ tự tử và ngay dưới chân là phổ nhạc ca khúc Gloomy Sunday.

Gloomy Sunday ca khúc đầy ám ảnh khiến nhiều người tự sát. [Ảnh: Pinterest].

Dần dà, số người qua đời vì ca khúc tăng lên ở nhiều quốc gia trong đó có Pháp, Hungary, Mỹ. Bản thân người sáng tác là nhạc sĩ Seress cũng hoảng sợ vì điều này và rồi sau cùng, ông cũng tự sát trong chính ngôi nhà của mình. Giờ đây, Gloomy Sunday đã có lệnh cấm lưu hành nhưng trớ trêu thay, càng bị cấm nó lại càng nổi tiếng và khiến người ta tò mò.

Em Gái Cõng Búp Bê

Trên mạng xã hội, nhiều người truyền tai nhau những câu chuyện đáng sợ phía sau ca khúc này. Phiên bản thứ nhất là kể về một cô bé ở Nhật bị lạc đường khi đi tìm mẹ và linh hồn ám vào con búp bê. Sau đó, một bé gái khác nhặt được con búp bê này và một lần khi đang ôm thì búp bê bỗng khóc gọi mẹ.

Em Gái Cõng Búp Bê viết về bé gái bị ghét bỏ vì có ngoại hình không xinh đẹp. [Ảnh: KKNews].

Phiên bản thứ 2 ám ảnh hơn khi kể về một bé gái không được xinh đẹp, là con gái của tướng quân có tên Tamaki Kitamura. Vì không được xinh xắn nên chẳng ai lại gần cô bé, cũng từ đó, cô bé ngày một xa cách mọi người, trốn biệt trong phòng và đến năm 15 tuổi thì treo cổ tự sát.

Vì chẳng ai đến gần phòng của Tamaki nên việc em tự sát không được phát hiện. Quá tự trách bản thân, mẹ cô bé hằng ngày vào phòng em ôm con búp bê Tamaki thường chơi. Sau khi cả hai mẹ con qua đời, người ta kể vẫn thường nghe thấy tiếng búp bê khóc than gọi mẹ.

Phiên bản khác ám ảnh hơn khi cô bé tự sát năm 15 tuổi và tóc vẫn dài sau khi cô bé qua đời. [Ảnh: KKNews].

Thực tế, những câu chuyện đáng sợ của Em Gái Cõng Búp Bê đều là truyền miệng và đến năm 2010, tác giả của ca khúc đã phải lên tiếng đính chính, nói rằng bài hát này mình sáng tác tặng bạn và không hề mượn ý tứ từ câu chuyện đáng sợ nào cả.

Giá Y [Áo Cưới]

Được sáng tác bởi Ngô Hồng Phi, Giá Y có câu từ bi thương, thảm thiết về một cô gái bị bạn trai vứt bỏ sau khi hiến dâng thân thể của mình. Nhiều lời đồn cho rằng, ca khúc được viết lại dựa trên bức di thư của cô gái do sau khi đau lòng vì bị bạn trai vứt bỏ rồi tự sát.

Vì có quá nhiều lời đồn xung quanh ca khúc của mình mà Ngô Hồng Phi phải lên tiếng thanh minh, cho biết bài hát đúng là đã được viết trong lúc cảm xúc của tác giả vô cùng tồi tệ nhưng chẳng hề có câu chuyện bí ẩn nào đằng sau đó cả.

Giá Y có câu từ vô cùng ám ảnh. [Ảnh: Baidu].

Đôi Mắt Thứ Mười Ba

Có giai điệu lạ thường đến mức không ai hiểu được ý đồ của tác giả, Đôi Mắt Thứ Mười Ba được cho là từng khiến một bộ lạc ở Cameroon tự sát tập thể sau khi nghe xong bài hát. Ngay sau đó, bài hát bị cấm và thiêu hủy hết toàn bộ nhạc phổ nhưng vẫn có một số đoạn ngắn được lưu giữ lại.

Năm 1991, một người làm nhạc nổi tiếng đã mua đoạn ca khúc này về, đàn hát nó nhưng ngay sau đó ông đã nhảy qua cửa sổ. Cũng từ đó, đoạn nhạc của Đôi Mắt Thứ Mười Ba bị mất tích hoàn toàn, những phiên bản hiện tại được lưu truyền đều không có độ chính xác cao.

Đôi Mắt Thứ Mười ba cũng khiến người ta ám ảnh vì những câu chuyện xung quanh nó. [Ảnh: Baidu].

Suicide Is Painless [Tự Sát Không Đau Đớn]

Nhiều người nói với nhau rằng, ca khúc này được sáng tác khi tác giả cũng đang tìm đến việc tự sát và quả thật, tác giả đã kết liễu đời mình ngay sau khi hoàn thành ca khúc.

Một ca khúc dẫn dắt người ta đến cái chết thì sao không đáng sợ cơ chứ? [Ảnh: Pinterest].

Căn Phòng Của Thiên Sứ [Room of Angel]

Là ca khúc chủ đề của game kinh dị Silent Hill 4: The Room, Căn Phòng Của Thiên Sứ chứa đựng những âm điệu tăm tối, đầy ám ảnh khiến người nghe phải sợ hãi. Được biết, bài hát kể về một đứa trẻ đã trưởng thành bị mẹ vứt bỏ, tâm trạng của nó luôn đầy mâu thuẫn khi thấy oán hận vì bị thờ ơ nhưng vẫn vô cùng yêu thương mẹ mình, dù bà ta chưa từng yêu nó.

Bài hát có giai điệu khá giống với thánh ca nhưng lại đầy âm u, mang tới cảm giác vô cùng áp lực nên khiến người nghe buồn bã, ám ảnh và vì thế, Căn Phòng Của Thiên Sứ bị dân mạng liệt vào thập đại cấm khúc.

Căn Phòng Của Thiên Sứ khiến người ta ám ảnh vì âm điệu u tối của ca khúc. [Ảnh: Pinterest].

Khúc Ca Sám Hối [Deliver Me]

Được sáng tác bởi một nhạc sĩ người Mỹ, Khúc Ca Sám Hối được viết khi ông qua đời và nó có giai điệu như một bài hát sám hối bình thường. Tuy nhiên, ca khúc này được cho là đã khiến cả ngàn người đi đến bước đường tự sát, khiến mọi người xếp nó vào loạt khúc ca của ma quỷ.

Vì gây ra hàng loạt trường hợp tự sát do nghe ca khúc này nên toàn bộ nhạc phổ của Khúc Ca Sám Hối đã bị xóa bỏ vĩnh viễn và cấm lưu hành trên toàn cầu. Được biết, những bản nhạc lưu hành hiện nay đều được chỉnh sửa cho phù hợp với người nghe.

A Faker [Nhảy Ô]

Một ca khúc với những ca từ đầy cực đoan, thù hận, thể hiện sự tức tối với thế giới công không bằng khiến người nghe suy sụp, mất niềm tin vào cuộc sống. Dù nội dung có phần tệ hại nhưng ca khúc này cũng không quá đáng sợ, chỉ là nó gây ra cảm giác tiêu cực cho người nghe, khiến họ thực hiện hành vi sai trái. Bởi vậy, A Faker được dân mạng đưa vào thập đại cấm khúc và khuyên mọi người không nên nghe ca khúc này.

A Faker khiến người nghe suy sụp, mất niềm tin vào cuộc sống. [Ảnh: KKNews].

Không Ai Nghe Thấy

Một ca khúc có nội dung kể về chú hề đáng thương, bị ngã khỏi sân khấu khi đang biểu diễn nhưng khán giả lại bật cười. Dù đau đớn nhưng người xem cứ thế khen chú diễn tốt, chẳng ai xót thương hay an ủi chú hề.

Tuy nhiên ở đó, một cô bé đã nhìn thấy nỗi đau của chú hề, kéo mẹ lại và nói chú hề đang khóc. Nhưng thật lạ lẫm, chẳng ai nghe thấy, cũng chẳng ai cảm nhận được nỗi đau của chú hề vì họ mặc định rằng, khi mang gương mặt của chú hề thì dù có khóc vì đau đớn cũng luôn phải mỉm cười.

Một ca khúc duy nhất trong thập đại cấm khúc viết về Chú hề, đó là Không Ai Nghe Thấy. [Ảnh: Twitter].

Anh Ta Không Biết

Được sáng tác bởi một ca sĩ người Trung Quốc tên Thẩm Kha, người vốn rất nổi tiếng vào rất nhiều năm trước. Bài hát với giai điệu đầy u tối khiến nhiều người sợ hãi và càng thêm ám ảnh hơn khi có lời đồn Thẩm Kha đã tự sát. Từ đó, Anh Ta Không Biết bị liệt vào thập đại cấm khúc. Song nhiều năm sau đó, Thẩm Kha bỗng dưng xuất hiện trở lại.

Thẩm Kha cho biết, quả thật cô đã dùng thuốc và tự sát, nhưng may mắn thay lại được cứu sống và phải chữa trị trong thời gian rất dài mới có thể hồi phục.

Câu chuyện xoay quanh ca khúc Anh Ta Không Biết được dân mạng xứ Trung bàn tán khá nhiều. [Ảnh: Weibo].

Đều là những ca khúc có giai điệu, ca từ kỳ lạ, âm u, đầy ám ảnh, thập đại cấm khúc khiến người nghe e dè và không dám nghe thử dù chỉ một chút. Những câu chuyện tâm linh xung quanh nó cũng làm người ta phải sợ hãi chứ đừng nói việc phải nghe hết nguyên ca khúc trong thập đại cấm khúc này.

Thông tin từ: KKnews

Cùng đón đọc những tin tức độc lạ mới nhất tại YAN nha!

5 BỘ PHIM KINH DỊ TRUNG QUỐC GÂY ÁM ẢNH NHẤT

Không chỉ nổi tiếng nhờ những bộ phim cổ trang, cung đấu mà Trung Quốc cũng có những bộ phim kinh dị đầy ám ảnh.

Đầu tiên có thể kể đến phim Kinh Thành Nhà Số 81, được ra mắt từ năm 2014 có nội dung kể về ngôi nhà ma ám nổi tiếng tại Bắc Kinh.

Kế đến có thể nhắc tới bộ Búp Bê Ma Ám khi đây là một trong những bộ phim khiến người xem sợ hãi từ nội dung đến nhạc phim cũng gây ám ảnh.

Ngoài ra, những bộ phim ma, kinh dị thời xưa như Sơn Thôn Lão Thi, Bạch Nhật Ma Nữ hay Chủng Quỷ cũng khiến người xem phải rợn tóc gáy vì hình ảnh, nội dung đều gây ám ảnh.

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!

Xem thêm những tin tức về phim ảnh, âm nhạc TẠI ĐÂY!

Video liên quan

Chủ Đề