Vì sao lại thèm chua khi có thai

Từ những dấu hiệu thèm ăn của mẹ bầu, kinh nghiệm dân gian có thể xác định giới tính của thai nhi. Vậy bầu thèm chua, thích ăn chua đẻ con gì?

Bầu thèm chua, thích ăn chua đẻ con gì, thèm chua sinh con trai hay gái là thắc mắc của hầu hết nhiều mẹ bầu khi có dấu hiệu này. Còn bạn thì sao?

Thèm chua sinh con trai hay gái?

Ngay lúc thụ thai, giới tính bé cưng đã được xác định. Và trong những tuần đầu khi mang thai, khẩu vị của mẹ bầu liền thay đổi. Bạn có thể thèm ăn nhiều hơn, khẩu vị cũng khác trước.

Đặc biệt, trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu thèm chua. Và lúc này hẳn bạn cũng dấy lên thắc mắc thích ăn chua đẻ con gì, thèm chua sinh con trai hay gái?

Vì sao mẹ bầu thèm chua bất thường?

Từ tháng đầu tiên trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu đã thèm ăn bất thường. Không chỉ thèm chua, mà nhiều người còn có những khẩu vị đặc biệt khác. Cảm giác thèm ăn này dữ dội hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và kết thúc vào đầu tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Lý do của sự thay đổi này được lý giải như sau:

1. Nội tiết tố thay đổi

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai đã khiến mẹ bầu bị thay đổi cảm xúc, khứu giác, vị giác. Ngoài ra, cũng có lý thuyết cho rằng cảm giác thèm ăn cũng là một cách giảm ốm nghén tự nhiên.

Không chỉ thèm chua, nhiều thai phụ còn thèm ngọt, thèm cay hoặc thèm những chất béo. Thậm chí có trường hợp còn thèm những món mà trước khi mang thai sẽ không bao giờ ăn hoặc thèm món lạ đã được ăn lúc nhỏ.

2. Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Thèm ăn một món nào đó có thể là dấu hiệu thiếu chất của mẹ bầu

Cảm giác thèm ăn còn đến từ tình trạng cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Khi mang thai, cơ thể cần nhiều dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng mẹ bầu lẫn bé con trong bụng. Nếu thiếu một dưỡng chất nào đó, cơ thể sẽ phản ứng khiến mẹ bầu thèm ăn thực phẩm có những dưỡng chất đó để đáp ứng nhu cầu lúc này.

Những dấu hiệu này đã được các chuyên gia sản khoa ghi nhận cụ thể:

  • Nếu thèm ăn thịt đỏ, bạn có thể đang thiếu hụt protein
  • Nếu thèm chocolate, bạn có thể đang thiếu vitamin B hoặc magie
  • Nếu thèm ăn đào, bạn đang thiếu beta carotene

3. Hội chứng Pica

Đây là hội chứng để chỉ những mẹ bầu thèm ăn những chất không có dinh dưỡng như giấy, vôi tường, kem đánh răng, tóc… Nếu rơi vào tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Thèm chua sinh con gì, thèm chua sinh con trai hay gái?

Bên cạnh thắc mắc thèm ngọt sinh con gì, thèm mặn sinh con gì thì câu hỏi thèm chua sinh con gì, thèm chua là trai hay gái có vẻ phổ biến hơn. Mẹ bầu thèm chua và những lý giải thèm chua sinh con gì luôn là thắc mắc của nhiều phụ nữ trong thai kỳ.

Kinh nghiệm bầu con trai trong dân gian lý giải rằng mẹ bầu thèm chua là dấu hiệu sinh con trai. Nếu trong thai kỳ, bạn thèm ăn những món có vị chua như me, ổi, cóc, xoài xanh thì bạn có khả năng sinh con trai.

Đặc biệt, nếu bạn vừa ăn chua, vừa ăn mặn thì tỷ lệ sinh con trai càng cao hơn.

Mẹ bầu thèm chua có thể thích ăn ổi nhiều hơn bình thường

Tuy vậy, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian và chưa được khoa học chứng minh. Bạn chỉ nên tham khảo như một cách giải trí mà thôi. Để xác định đúng giới tính thai nhi, mẹ bầu thèm chua hãy chịu khó chờ đợi để tiến hành các cách sau:

  • Xác định giới tính thai nhi qua siêu âm
  • Xét nghiệm máu ADN tế bào cũng là cách để biết sinh con trai hay con gái chính xác
  • Thử nghiệm di truyền để biết sinh con trai hay con gái

Dấu hiệu mang thai bé trai, kinh nghiệm bầu con trai qua tình trạng thèm ăn chỉ có thể cho bạn những dự đoán ban đầu, mang tính giải trí về giới tính thai nhi. Ngoài những thắc mắc làm sao biết sinh con trai hay gái, mẹ bầu cũng nên chú ý những vấn đề liên quan khi mang thai:

  • Giữ một tâm trạng thoải mái, đừng để áp lực sinh con trai hay con gái hoặc bất cứ áp lực nào khác làm mệt mỏi, căng thẳng.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ bầu thèm chua hoặc mẹ bầu thèm ngọt hay thèm bất cứ món nào thì nên ăn món đó. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng ở một mức độ vừa phải.
  • Luôn chú ý những thay đổi của cơ thể, nếu có hiện tượng bất thường như rò nước ối, ra máu bất thường, bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được kiểm tra.
  • Bạn nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để việc sinh nở được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, lưu ý, tránh vận động mạnh kẻo ảnh hưởng thai kỳ, bạn nhé!

Vinh An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bà bầu thèm chua do đâu?

Giúp phụ nữ giảm cảm giác ốm nghén

Buồn nôn, ăn ít, chán ăn,… là các dấu hiệu ốm nghén thường thấy đầu thai kỳ. Mẹ bầu thường gặp khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa, nó còn khiến phát sinh cảm giác “sợ ăn” của mẹ bầu.

Tuy nhiên, khi ăn các loại quả như mận, xoài, cóc, nho chua, dâu,… mẹ lại cảm thấy dễ chịu, ngon miệng và kích thích thèm ăn hơn.

Là bởi vì trong các thực phẩm đó có chứa Acid có thể kích thích dạ dày bài tiết dịch dạ dày, nâng cao hoạt tính của men tiêu hóa, thúc đẩy ruột co bóp. Từ đó mẹ bầu tăng cảm giác thèm ăn và tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Rất nhiều mẹ bầu chỉ cần ăn chút đồ chua là cảm giác ốm nghén lập tức giảm với mức độ khác nhau.

Một phản ứng sinh lý của cơ thể khi mang thai

Khi bạn vận động nhiều hay khi trời nóng bức, cơ thể mất nước lập tức sản sinh cảm giác thèm và muốn uống nước. Việc thèm chua của bà bầu cũng tương tự như thế.

Nó có liên quan đến hoocmone gonedotripin từ màng đệm nhau thai bài tiết. Hoocmone này khống chế acid dạ dày bài tiết, gây giảm bớt lượng bài tiết acid dạ dày và giảm thấp khả năng tiêu hóa của mẹ bầu [ốm nghén có thể cũng từ đó mà ra].

Vì vậy bà bầu thích ăn chua là 1 phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trong giai đoạn này, là cách giúp cơ thể cân bằng lượng acid bị khống chế giảm bớt.

Hiểu như thế nên các bà bầu đừng “tin sái cổ” về việc thèm chua là dấu hiệu báo hiệu giới tính của thai nhi nhé, hãy chỉ xem nó như là mẹo vui “bói toán” trong thai kỳ.

Thèm chua có gây hại cho mẹ và bé không?

Nếu mẹ bầu thèm chua, thích ăn chua và chỉ ăn chua thì đương nhiên sẽ không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé, gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể, đồng thời không cung cấp đủ các chất cần thiết cho thai nhi phát triển…

Nhưng vì thực phẩm chua giúp mẹ bầu bớt ốm nghén, ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Nên nếu mẹ bầu biết dùng nó để điều tiết lại chế độ ăn uống, bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng khác [sữa, trái cây, rau xanh, các loại hạt,…] sẽ có lợi cho sức khỏe.

Mẹ bầu nên tận dụng khả năng kích thích ăn ngon và tiêu hóa tốt khi ăn đồ chua để cân bằng dinh dưỡng

Mẹ bầu nên tận dụng khả năng kích thích ăn ngon và tiêu hóa tốt khi ăn đồ chua để cân bằng dinh dưỡng

Chưa kể, đồ chua thường cung cấp acid, là môi trường giúp nguyên tố sắt [rất cần thiết cho thai kỳ] chuyển từ bậc cao xuống bậc thấp để dạ dày dễ hấp thụ, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt thai kỳ.

Các loại quả chua còn chứa nhiều vitamin C có lợi cho việc hình thành tế bào, cấu thành các bộ phận, phát triển tâm huyết quản, kiện toàn hệ thống tạo máu của thai nhi; đồng thời tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Bà bầu vì thế ăn chua cũng khá tốt.

Tuy nhiên, nếu bà bầu thèm và ăn thường xuyên các loại đồ chua không có lợi như dưa muối thì lại không tốt nhé!

Video liên quan

Chủ Đề