Vì sao làm việc ngày 8 tiếng

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Nội dung trả lời
  • 3.Khái niệm “làm việc theo ca” và “ca liên tục” trong Bộ luật Lao động
  • 4.Quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca mới nhất
  • 5.Thời gian nghỉ ăn trưa có được tính vào thời giờ làm việc?

Một ngày có 24 giờ nhưng không phải tất cả thời gian này con người đều dành cho các hoạt động cá nhân hoặc công việc nhất định mà cần phải dành thời gian nghỉ ngơi nhất định để đảm bảo công việc được hiệu quả hơn. Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền cơ bản của con người đặc biệt là những người đang trong quan hệ lao động.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần đảm bảo thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động để người lao động có đủ sức khỏe để hoàn thành công việc một cách tốt nhất cũng như để đảm bảo sức khỏe về lâu dài của người lao động.

Cho tôi hỏi. Trong Điều 104 của bộ luật lao động có nhắc tới thuật ngữ làm việc liên tục. Vậy làm 2 ca 8 tiếng từ 6h đến 14h và ca 2 từ 14h đến 22h liệu có gọi là liên tục không?Hay phảilà 24h:3 ca mỗi ca 8 tiếng mới là liên tục. Bây giờnhiều doanh nghiệp lách luật bắt công nhân làm đủ 8h khôngtính giờăn liệu có phải là sai phạm ?

1. Cơ sở pháp lý

Điều 108Luật lao động năm 2019

Điều 5,Nghị định số 45/2013/NĐ-CP

2. Nội dung trả lời

Theo Điều 108 Luật lao động năm 2019quy định:

1. Người lao động làm việc liên tục 8 giờ trong 1 ngày được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Căn cứ Điều 5, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10-5-2013, quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn vệ sinh lao động, có quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:

1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật Lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 8 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 6 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

Đối chiếu Điều luật trên thì ta hiểu, công tynghỉ trong giờ làm việc được áp dụng khi tổ chức làm việc trong ca liên tục (ngày 3 ca, mỗi ca 8 tiếng)

Như vậy, nếu công ty không làm việc liên tục 8 giờ trong 1 ngày thì việc người lao động nghỉ giữa ca không tính vào thời gian làm việc là không trái với quy định pháp luật.

3.Khái niệm “làm việc theo ca” và “ca liên tục” trong Bộ luật Lao động

Theo đó, hiện nay, tạiLuật lao động năm 2019và các văn bản hướng dẫn Bộ luật này đều không làm rõ khái niệm “làm việc theo ca”. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi lần này đã làm rõ cụm từ làm việc theo ca là như thế nào, cụ thể như sau:

Điều 8. Tổ chức “làm việc theo ca” để xác định thời gian nghỉ trong giờ làm việc và nghỉ chuyển ca

1. “Làm việc theo ca” quy định tại Khoản 1 Điều 109 của Bộ luật lao động làviệc tổ chức làm việctheomột trong 02 trường hợp sau:

a) Có ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc trong 01 ngày (24 giờ liên tục);

b) Có ít nhất 01 người hoặc 01 nhóm người làm việc vào bất kỳ giờ nào trong khung giờ làm việc ban đêm được quy định tại Điều 106 của Bộ luật lao động.

2. “Ca làm việc” quy định tại Điều 110 của Bộ luật lao động là khoảng thời gian làm việc của mỗi người hoặc một nhóm người riêng biệt khi làm việc theo ca nêu tại Khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, Dự thảo lần này cũng làm rõ khái niệm “Ca liên tục” để được tính thời gian nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 củaBộ luật lao độnglà ca làm việc có đủ các điều kiện sau:

a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên, không bao gồm thời gian nghỉ giữa giờ;

b) Thời gian nghỉ giữa giờ dưới 60 phút liên tục.

Việc quy định ca làm việc và ca liên tục theoDự thảo nàygiúp doanh nghiệp tính được thời gian nghỉ trong giờ làm việc và chuyển ca để không gặp bất cập, khó khăn như hiện nay.

4.Quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca mới nhất

Từ 2021, thời gian tối đa của mỗi ca làm việc là bao lâu?

Khoản 1 Điều 63 Nghị định 145/2020(có hiệu lực ngày 01/02/2021) đã giải thích về khái niệm “ca làm việc” như sau:

Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Cùng với đó,Điều 105 BLLĐ năm 2019cũng nêu rõ về thời gian làm việc của người lao động như sau:

Làm việc bình thường

Thời gian tối đa

Theo ngày

08 giờ/ngày

48 giờ/tuần

Theo tuần

10 giờ/ngày

Như vậy, ca làm việc bình thường đối với người làm việc theo ngày làkhông quá 08 giờ/ngày. Trường hợp làm việc theo tuần thì ca làm việc bình thườngtối đa là 10 giờ/ngày.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 107 BLLĐ năm 2019, nếu người lao động đồng ý làm thêm giờ khi có yêu cầu thì thời gian của ca làm việc đó có thể kéo dài. Điều 60 Nghị định 145/2020 đã hướng dẫn cụ thể về giới hạn làm thêm giờ như sau:

1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường;

2. Trường hợp làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày, khi làm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Như vậy, trong trường hợp làm thêm giờ thì người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động làm việctối đa 12 giờ/ngày(đã bao gồm cả thời gian làm việc bình thường và làm thêm giờ).

Tuy nhiên cũng cần đảm bảo thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm, trừ trường hợp làm công việc sản xuất da, giày, điện, cấp thoát nước,…

5.Thời gian nghỉ ăn trưa có được tính vào thời giờ làm việc?

Chào luật sư! Hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty có thời gian làm việc như sau:

Ca 1:bắt đầu làm từ 8h00 làm đến 9h30 thì được nghỉ 10 phút, 9h40 vào làm đến 11h50 nghỉ ăn 40 phút đến 12h30 vào làm đến 14h30 được nghỉ giải lao 10 phút, tiếp đó vào làm đến 17h00.

Ca 2:bắt đầu làm từ 20h00 làm đến 21h30 thì được nghỉ 10 phút, 21h40 vào làm đến 23h50 nghỉ ăn 40 phút đến 00h30 vào làm đến 02h30 được nghỉ giải lao 10 phút, tiếp đó vào làm đến 08h00.

Thời gian ở công ty của mọi người là 9 tiếng nhưng công ty tính thời gian làm việc là 8 tiếng do trừ các giờ ăn và giờ giải lao đi. Mọi công nhân viên có tìm hiểu về luật lao động điều 108 khoản 1 và 2. Lúc đầu kiến nghị bên công ty cứ lờ đi, đến khi mọi người thắc mắc nhiều thì có giải thích là luật quy định làm 8 tiếng liên tục thì thời gian nghỉ ăn được tính vào thời gian làm việc; còn làm ở đây đã được nghỉ 10 phút giải lao rồi nên không được tính.Vậy tôi xin luật sư tư vấn và giải thích rõ hơn để tôi được hiểu.Nếu như công ty làm sai luật thì tôi và mọi người phải làm gì để đòi được quyền lơi đây.Xin cảm ơn!

Trả lời:Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

Theo quy định tại Điều 108 Luật lao động năm 2019,người lao động làm việc liên tục 8 tiếngđược nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút và tính vào thời gian làm việc

"Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động."

Hiện tại chưa có văn bản quy định pháp luật hướng dẫn về cách xác định thời gian làm việc liên tục. Tuy nhiên, tại công văn 1290/LĐTBXH-LĐTL của Bộ lao động thương binh- Xã hội trả lời Công đoàn khu kinh tế Hải phòng về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi như sau:

"Trả lời công văn số 38/CĐKKT ngày 11/3/2015 của Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

a) Về cách hiểu một số thuật ngữ

- “Làm việc liên tục 8 giờ”: được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian (bao gồm cả thời gian nghỉ trong ca được tính là thời giờ làm việc).

- Theo quy định tạiKhoản 1, Điều 5 Nghị định số 45/2013/NĐ-CPngày10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động thì nghỉ trong giờ làm việc được áp dụng khi tổ chức làm việc trong ca liên tục (3 ca, mỗi ca 8 giờ; 4 ca, mỗi ca 6 giờ).

b) Về thời gian bắt đầu và kết thúc của ca sáng, ca chiều

Pháp luật hiện hành chỉ quy định về giới hạn thời giờ làm việc, không quy định thời điểm bắt đầu ca làm việc. Thời điểm bắt đầu ca làm việc do doanh nghiệp quy định trong nội quy lao động.

c) Về trường hợp cụ thể của doanh nghiệp nêu tại công văn số 38/CĐKKT nêu trên

- Việc công ty bố trí ca sản xuất mới thành 2 ca: ca 1 từ 6 giờ đến 15 giờ, ca 2 từ 11 giờ đến 20 giờ, nghỉ giải lao 01 giờ không tính vào giờ làm việc là đúng với quy định của Luật lao động năm 2019.

- Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc."

Theo hướng dẫn tại công văn này, làm việc 8 tiếng liên tục được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian( bao gồm cả thời gian nghỉ trong ca được tính là thời giờ làm việc), thời gian nghỉ ăn trưa không quy định là thời gian tính vào giờ làm việc.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp lao động