Vì sao năm 1917 có 2 cuộc cách mạng

Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng không chỉ quan trọng với nước Nga mà còn đối với toàn thể các quốc gia đang đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết trong năm 1917, ngoài cách mạng tháng Mười thì trước đó còn diễn ra một cuộc cách mạng nữa đó là cách mạng tháng Hai. Vậy, Vì sao Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nước Nga đã phải hứng chịu nạn đói và nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng. Quân đội Nga mất tinh thần đã phải nhiều lần lui quân, nhiều binh sĩ đã rời chiến trường. Cùng với sự bất mãn với chế độ quân chủ chuyên chế thời bấy giờ và những chính sách của nó tiếp tục leo thang chiến tranh.

Đến tháng 2 năm 1917 Hoàng đế Nikolai II đã thoái vị, kết thúc đế chế nước Nga.

Cuộc cách mạng tháng Hai nổ ra đã lật đổ được chế độ phong kiến của Nga hoàng, đồng thời đem lại được quyền tự do, dân chủ cho toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, sự thắng lợi của cách mạng Tháng Hai lại mở ra một cục diện mới đó chính là sự tồn tại song song của 2 chính quyền ở Nga, đó là:

– Chính quyền Xô Viết của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính;

– Chính phủ lâm thời tư sản của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.

Điều này đòi hỏi nước Nga phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hai với mục đích chính là lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành lại quyền làm chủ hoàn toàn vào chính quyền Xô Viết của tầng lớp nhân dân.

đây được xác định sẽ là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, chính vì vậy mà Lênin và Đảng Bonsevich để đề ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng nước Nga đó là tiếp tục lật đổ chính phủ tư sản lâm thời để giành lại toàn bộ quyền lực.

Vì lý do này mà trong cùng một năm 1917, nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng là cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 và cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917.

Nội dung chính của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai

Sau hơn ba năm theo đuổi chiến tranh, đến cuối năm 1916 – đầu năm 1917 nước Nga bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và cả chính trị, chiến tranh kéo dài càng làm lộ rõ ra sự lạc hậu về kinh tế và quân sự của Nga, đồng thời nó khiến cho các mâu thuẫn trong xã hội ngày một gay gắt thêm.

Nền công nghiệp của Nga đã không thể đảm bảo những yêu cầu của cuộc chiến tranh, khiến cho quân đội trang bị lạc hậu, thiếu vũ khí và các phương tiện quân sự. Đồng thời một bộ phần lớn các tướng tá đều nhận hối lộ của Đức mà tiếp lộ, cung cấp những bí mật quân sự cho địch. Kết quả quân Nga thua liên tiếp và bị tổn hại nặng nề.

Cùng với nền kinh tế rơi vào trì trệ thì chế độ Nga hoàng cũng bị khủng hoảng nghiêm trọng, nội bộ các giai cấp thống trị bắt đầu rạn nứt và sinh ra mâu thuẫn. Trước tình hình đó Chính phủ Nga hoàng bắt đầu đàm phán và âm mưu kí hòa ước riêng rẽ với Đức nhằm có thể rảnh tay đổi phó với phong trào cách mạng, củng cố chính quyền của chúng.

Trước tình hình đó thì giai cấp tư sản dự định tiến hành “một cuộc đảo chính cung đình” để lật đổ Nga hoàng.

Tới đầu năm 1917 làn sóng đấu tranh chống chính quyền đã bao trùm lên toàn thủ đô Pêtrôgrat.

Ngày 23/2, Bônsêvích Pêtrôgrát kỉ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ, công nhân thuộc 50 nhà máy đã bãi công hưởng ứng. Bính lính của chế độ ngày càng dao động và ngả về phía quần chúng nội dậy.

Ngày 27/2, khởi nghĩa đã bao trù toàn thủ đô, công nhân chiếm được các kho vũ khí và trang bị cho mình, tiến hành đánh chiếm các công sở, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện…

Ngày 28/2 tướng Khabalop hạ lệnh chi các đơn vị quân đội trong thủ đô hạ vũ khí.

Như vậy, trên phạm vi cả nước, cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng hai năm 1917 đã thắng lợi. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga – chế độ Nga hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ chỉ trong vòng 8 ngày. Nước Nga đã trở thành nhà nước cộng hòa dân chủ. Nhưng sau khi Cách mạng tháng Hai thành công, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga.

Nội dung chính của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười

Cách mạng tháng Hai không những gây ra tình trạng hai chính quyền tồn tại song song mà còn thay đổi đáng kể sự tập hợp lại các lực lượng chính trị trong nước.

Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị hết sức nghiêm trọng. Nền kinh tế đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, giao thông vận tải gần như bị tê liệt.

Ngoài ra nghiêm trọng hơn đó là tình hình nạn đói diễn ra ở nhiều vùng trong nước, đặc biệt là ở các thành phố. Những điều này đã khiến cho mâu thuẫn trong xã hội thêm phần gay gắt. Từ đó mà phong trào đấu tranh của công nhân, nông nhân, binh lính và các dân tộc thiểu số diễn ra sôi nổi trên quy mô lớn.

Ngày 7/10/1917 theo nghị quyết của Trung ương Đảng bônsêvich Lê nin đã từ Phần Lan bí mật trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Trong đêm 24 và ngày 25, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân, binh lính cách mạng và thủy binh hạm đội Ban Tích đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô – các cầu qua sông Nêva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở thủ đô.

Đêm 25/10, quân khởi nghĩa tiến đánh Cung điện mùa Đông. Các Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời đã bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa ở Pêtrôgrát đã giành được thắng lơi hoàn toàn.

Tiếp theo thắng lợi ở Pêtrôgrát, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở Mátxcơva và sau đó ở khắp mọi miền đất nước. Do sự kháng cự điên cuồng của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Mátxcơva phải kéo dài từ 26/10 đến 3/11/1917. Nhưng sau đó, với thắng lợi ở hai trung tâm quan trọng là Pêtrôgrát và Mátxcơva, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và thành lập Chính quyền Xô viết ở các địa phương trong nước diễn ra mạnh mẽ. Tới cuối tháng 11, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở 28 tỉnh thuộc phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga.

Đến cuối tháng 3/1918, Chính quyền Xô viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về  Vì sao Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Nếu còn gì thắc mắc, Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài 1 trang 82 Lịch Sử 8: Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

Trả lời:

Quảng cáo

   - Cuộc cách mạng tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng nhưng lại dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại:

      + Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

      + Các xô viết công – nông – binh.

   => Yêu càu cấp thiết là phải tiến hành một cuộc cách mạng chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song cùng tồn tại.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa lịch sử lớp 8 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 8 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Lịch Sử 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 ngắn nhất được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát sách giáo khoa Lịch Sử lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-15-cach-mang-thang-muoi-nga-nam-1917-va-cuoc-dau-tranh-bao-ve-cach-mang-1917-1921.jsp

Video liên quan

Chủ Đề