Vì sao phải giáo dục dân số Singapore

Đất nước Singapore xinh đẹp đã không còn xa lạ gì đối với người Việt chúng ta không chỉ bởi kinh tế phát triển, môi trường trong sạch mà còn bởi đặc điểm dân số và  sự đa dạng các sắc tộc cùng sinh sống trên đảo quốc sư tử. Các bạn có biết trên trên nước Singapore có bao nhiêu người không.  Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem dân số Singapore bao nhiêu và đặc điểm dân số của Singapore nhé.

Vì sao phải giáo dục dân số Singapore

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Singapore đạt vị trí số 1 trong bảng xếp hạng Pisa của OECD đánh giá học sinh từ 75 nước

Hệ thống giáo dục Singapore đào tạo ra sinh viên giỏi, thi điểm cao nhưng tiềm ẩn sự bất bình đẳng xã hội, như Claudia Jardim của BBC Brasil tìm hiểu:

Lịch trình hàng tuần của Jack hoàn toàn kín mít. Và nó sẽ như thế cho đến hết tháng.

Vào thứ Hai, đồng hồ báo thức của cậu bé đổ chuông lúc 6 giờ sáng.

Vào lúc 7h30 sáng, cậu bé 12 tuổi đã phải sẵn sàng ngồi vào bàn làm toán.

Vào các ngày thứ Ba, sau giờ học tiếng Quan thoại, Jack được nghỉ ngơi 45 phút theo đúng lịch trên đồng hồ.

Giờ nghỉ khác diễn ra vào thứ Sáu từ 4:50 đến 5:15 chiều.

Học Toán, Khoa học, Quan thoại và tiếng Anh thì rơi vào thứ Bảy.

Nhưng đây hóa ra là ngày ít bận rộn hơn so cả với lịch học của cậu Jack, vì thứ Bảy có có tới hai tiếng nghỉ giải lao.

Nhưng sang Chủ Nhật, lịch học 'căng như dây đàn' lại tiếp tục và chỉ kết thúc vào lúc 9 giờ tối, khi Jack đi ngủ.

Jack và hàng ngàn trẻ em khác đã chấp nhận nhịp sống này để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp tiểu học ở Singapore, đảo quốc có 5,8 triệu dân.

"Con tôi thường không phàn nàn gì vì thời gian biểu của cháu không quá dày đặc như của các trẻ em khác", mẹ của Jack, một nhân viên ngân hàng 42 tuổi tên là Sheryl Iow cho hay.

"Cứ mỗi khi tôi nói chuyện với các phụ huynh khác là tôi cảm thấy rằng cần phải mua nhiều sách học hơn cho con trai mình,"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

The average starting monthly salary for teachers in Singapore ranges from $1,600 to $3,500.

Singapore có một trong những hệ thống giáo dục được ngưỡng mộ nhất trên thế giới.

Học sinh nước này đứng đầu các kỳ thi PISA do Tổ chức Hợp Tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện ở 75 quốc gia để đánh giá thành tích trong các môn toán học, khoa học và môn đọc.

Ưu tiên điểm thi đến mấy đời con cháu

VN-Australia: tiến triển mạnh nhất là giáo dục

Tiến sỹ VN 'đủ số chỉ thiếu chất'

Thành quả tốt của một quốc gia có được là do nhiều yếu tố, gồm cả việc quan chức chính phủ đã được đào tạo ra từ các trường đại học tốt nhất thế giới.

Sứ mệnh của bộ máy hành chính cũng được xác định rõ ràng: biến Singapore trở thành một trong những quốc gia giàu nhất, phát triển nhất và có nền giáo dục tốt nhất hành tinh.

Một yếu tố khác thúc đẩy Singapore lên bảng xếp hạng cao đó là trình độ cũng cao của giáo viên, theo như lời Clive Dimmock.

Ông là một chuyên gia từ Đại học Glasgow được mời tham gia một chương trình đào tạo lãnh đạo của Viện Giáo Dục Quốc gia Singapore.

Mức lương trong ngành giáo dục cũng cạnh tranh không kém so với với các ngành công nghệ và tài chính, nhằm thu hút các sinh viên đã tốt nghiệp từ đại học danh tiếng.

Mức lương khởi điểm trung bình cho họ khi nhận việc là từ 1.800 đến 3.300 đôla mỗi tháng và giáo viên cũng nhận được thêm giờ và tiền thưởng thêm .

Singapore cũng dành khoảng 20% ngân sách của chính phủ cho giáo dục.

"Họ có công nghệ, phòng thí nghiệm và tủ sách tuyệt vời", ông Dimmock giải thích.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Học sinh Singapore thường học thêm để luyện thi

Singapore đã từng là một trong những nước nghèo nhất châu Á.

Năm 1965, khi được tác khỏi Malaysia, ở Singapore chỉ có giới tinh hoa được học hành, còn một nửa dân số không biết chữ, theo số liệu của chính phủ.

Anh: Mở trường và học không sách giáo khoa

Việt Nam và cải cách sách giáo khoa

Lương hưu cô giáo 'thấp mạt hạng' là bất công

Đất nước này cũng thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ.

Vì vậy họ đã tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực.

Singapore có hệ thống chính quyền độc đoán, kiềm chế một số quyền tự do cơ bản.

Sự vâng lời được cho là để đảm bảo an sinh xã hội và hạnh phúc. Triết lý này cũng là một yếu tố quan trọng trong hệ thống giáo dục.

Cảm giác rằng bạn luôn bỏ lỡ thứ gì đó - được gọi là kiasu - tác động nhiều đến tâm lý của người dân.

Bà Dawn Fung, một cựu giáo viên giải thích rằng việc lo lắng là gánh nặng tâm lý cho cho trẻ em và gia đình vì họ sợ các em sẽ không đạt được điểm tốt.

Để vào được trường học tốt và đại học tốt nhất, bọn trẻ phải chuẩn bị từ sớm cho các cuối kỳ tiểu học, được gọi là PSLE, kỳ thi quyết định loại trường trung học các em theo học.

"Cuộc đua bắt đầu khi trẻ em lên hai," bà Fung nói.

Đây là một hệ thống cạnh tranh nên hầu hết trẻ em ở Singapore đi học thêm và có người dạy kèm.

Sheryl Iow, mẹ của Jack, chi tương đương 700 đô la một tháng cho những buổi học riêng cho con của mình.

Nghề gia sư, dạy thêm là ngành có lợi nhuận cao, có giá trị gần 750 triệu đô la, theo tờ Strait Times.

Tuy nhiên, hiện ở Singapore có cuộc tranh luận về hiệu quả của các giờ học thêm.

Dù lịch học dày đặc với giờ học thêm, Jack đã không đạt được số điểm PSLE cần thiết để vào ngôi trường ưu tú mà mẹ cậu muốn.

Dawn Fung xem ngành dạy kèm là bằng chứng thi PSLE khó khăn như thế nào đối với học sinh.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Competition in Singapore starts early

"Tại sao chúng ta soạn lại kỳ thi cho dễ dàng hơn? Tại sao con em chúng ta không thi những kỳ thi phù hợp với lứa tuổi của chúng?"

Khi cô trở thành một người mẹ, Fung quyết định bỏ hệ thống giáo dục truyền thống và chọn cho con học tại nhà.

"Tôi tin thật là sai lầm khi mình phải trở thành một phần của hệ thống khiến chúng ta không vui.

Thật tàn nhẫn khi đưa trẻ em vào một hệ thống giáo dục mà không cam kết là sẽ có kết quả học tập tích cực", người mẹ có hai con gái và một em bé tám tháng tuổi nói.

Giống như tất cả các gia đình khác đã chọn việc giáo dục tại nhà cho con. Dawn Fung đã theo đúng chương trình giảng dạy quốc gia và con của bà sẽ thi lấy PSLE. Điểm số của các em tự học tại nhà cũng phải làm sao không thấp hơn chuẩn quốc gia.

Sheryl Iow, mẹ của Jack, lo lắng rằng con trai bà sẽ bị bêu xấu vì không đạt được điểm PSLE cần thiết.

"Con tôi buồn lắm," bà nói.

Jack từng mơ ước trở thành phi công, giờ đang phải chuẩn bị thi lại.

Cuộc chạy đua để đạt điểm xuất sắc cũng gây ra ảnh hưởng phụ.

Số lượng trẻ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng và lo âu tăng lên.

Và điều đó có thể thúc đẩy tỷ lệ tự sát ở giới trẻ: đó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người từ 10 đến 29 tuổi ở Singapore, theo như Samaritans, một tổ chức phi chính phủ, nhận định.

Đầu năm nay, chính phủ thừa nhận rằng phương pháp này đang gây áp lực lên sinh viên.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trẻ em Singapore phải học thêm nhiều

"Chúng tôi sẽ đảm bảo có sự cải thiện phương pháp để giúp học sinh không làm khó bản thân và yêu cầu học sinh chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhau," Bộ trưởng Bộ Truyền thông Singapore nói.

Chính phủ đưa ra một chính sách có tên là "Tư duy trường học, học tập quốc gia" trong đó tập trung nhiều hơn vào quá trình học tập chứ không phải là ghi nhớ.

Có phương châm "dạy ít hơn và học nhiều hơn".

"Đó là một sự kích thích cho sinh viên làm mọi thứ theo cách riêng của họ, làm việc theo nhóm và suy nghĩ cho chính mình."

Sinh viên học sinh 'bị bỏ quên'

Những sinh viên không đạt điểm cao nhất sẽ nhận được sự đối xử khác.

Nhà nghiên cứu Matthew Atencio, giáo sư Đại học California State University, đến Singapore vào năm 2011 để nghiên cứu vai trò của giáo viên khi dạy học sinh thuộc nhóm không được cho là "tài giỏi".

Ông đã phát hiện rằng có sự bất bình đẳng gia tăng.

"Một số gia đình có thu nhập cao hơn trả tiền cho việc dạy kèm ngoài giờ và các làm này tác động đến cả hệ thống nghề nghiệp, xã hội và nền giáo dục trong tương lai ", ông lập luận.

"Hệ thống giáo dục cần chú ý đến nhu cầu của nhóm dân cư bị thiệt thòi vì lý do xã hội và lịch sử. Đó là vấn đề mang tính công bằng."

"Người từ khu vực dân cư vào cũng có những đóng góp quan trọng cho cả xã hội. Giáo dục không nên đơn giản chỉ để tái tạo những lợi ích cho giới thượng lưu," Atencio nhận định.

Gian lận điểm, nỗi xấu hổ giáo dục Việt Nam

VN-Australia: tiến triển mạnh nhất là giáo dục