Vì sao phải xóa bỏ quan niệm lẫn lộn HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội

Tin tức

Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn

15/03/2016 15:27
Xem cỡ chữ
Print

Không dám tiết lộ thông tin bản thân nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh... chỉ vì sợ bị người thân và cộng đồng kỳ thị. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.

Tuyên truyền chống phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng

Hệ lụy của kỳ thị

Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh [Điện Biên] đã không khỏi bàng hoàng. Anh như bị chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh. L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.

Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. Cô gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, bởi những người ruột thịt của mình. Th. bị nhiễm HIV từ chồng [chồng Th. là người nghiện ma túy]. Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.

Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N, một giáo viên tại Điện Biên nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến Trung tâm để tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng, chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi: “Tại sao nó nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Phải chăng nó đã bị nhiễm HIV?”.

Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.

Xóa bỏ cách nào?

BS. Trịnh Thị Thảo, Khoa Truyền thông, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như: ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong một thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS, người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.

Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại nằm trong số những người đầu tiên bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.

Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường. Việc chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội.

Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy, việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng. Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.

Hơn nữa, cũng cần phải loại bỏ kiểu truyền thông mang tính hù dọa, những hình ảnh chết chóc hay tiêu cực làm cho mọi người sợ hãi và hiểu lầm sự lây lan của HIV. Song song với truyền thông về các đường lây truyền của HIV thì cũng cần truyền thông cho người dân hiểu rằng HIV là bệnh lây nhưng không dễ dàng như mọi người lầm tưởng. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, ăn uống chung, sinh hoạt chung. Đồng thời, cũng cần huy động người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để tiến tới bình thường hóa sự hiện diện của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

BS. Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ tự công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Nguồn: Tiengchuong.vn

Phản bác những chuyện hoang đường về HIV/AIDS

Phản bác những chuyện hoang đường, những hiểu biết sai lầm về HIV/AIDS

Ngày đăng: 11-02-2015

17,255 lượt xem

Phản bác những chuyện hoang đường về HIV/AIDS

Kể từ khi bị loài người phát hiện, dịch HIV đã vượt ra khỏi “Tầm nhìn” của cộng đồng, với quá nhiều câu hỏi, thắc mắc được đặt ra, nhưng lại còn có ít câu trả lời. Do vậy, một bộ phận người dân đã tự tìm cách lý giải cho riêng mình, và nhiều chuyện hoang đường về HIV/AIDS đã được lan truyền. Tôi xin giới thiệu với các bạn những chuyện hoang đường phổ biến nhất.

1.HIV/AIDS mà một ….”bản án tử hình”

- Nhận thức này chỉ có thể “thông cảm” được vào những năm 80, đầu 90 của thế kỷ trước, khi mới có rất ít thuốc điều trị, nên tỷ lệ tử vong do AIDS rất cao.

- Hiện nay, nhờ có những biện pháp điều trị HIV/AIDS bằng các thuốc ARV có hiệu nghiệm cao tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của người nhiễm HIV được cải thiện rõ rệt. Nếu bạn tuân thủ tốt ARV, sống lành mạnh, giải tỏa được lo âu căng thẳng và chăm sóc bản thân tốt thì không có lý do gì để bạn không được sống khỏe và lâu dài cho dù bạn đã nhiễm HIV. Ước tính bạn có thể sống trên 30 năm sau khi nhiễm HIV.

2.Đã có thuốc chữa khỏi được AIDS:

Chuyện này cũng là “hoang đường” cho dù “trái ngược” với chuyện trên, ít nhất là đến thời điểm hiện nay. Không ít người cho rằng Magic Johnson [cầu thủ bóng rổ nổi tiếng Mỹ, nhiễm HIV vào cuối những năm 1980] đã được chữa khỏi. Nhưng không phải như vậy. Trên thực tế là chưa có cách nào điều trị khỏi AIDS, cũng như chưa có chính phủ nào hay ngành công nghiệp dược phẩm nào chế tạo được thuốc chữa khỏi AIDS.

Đến nay, mới ghi nhận duy nhất 01 trường hợp được coi là “chữa khỏi AIDS” đó là Timothy Brown, nhưng chỉ là “nhờ” được cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng có sự miễn dịch tự nhiên với HIV do sự biến đổi vô cùng hiếm gặp của các tế bào CD4.

Trong khi đang có sẵn nhiều thuốc kháng vi rút [ARV] và các loại thuốc này có thể kéo dài cuộc sống của hàng triệu người, nhưng để có thuốc chữa khỏi AIDS, chúng ta còn cần nỗ lực tiếp tục đầu tư, nghiên cứu rất nhiều.

3.Thuốc ARV có hại hơn có lợi:

Không phải vậy, mặc dù các thuốc ARV hiện vẫn còn nhược điểm; chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn; chúng có giá khá đắt và có thể là gánh nặng cho bệnh nhân trong suốt phần đời còn lại; thậm chí có thể bị kháng thuốc và cần phải chuyển đổi phác đồ…

Nhưng, điều trị AIDS hiện nay đã cứu được rất nhiều bệnh nhân, làm giảm đến 80% tỷ lệ tử vong do AIDS. Trong khi “chờ đợi” có thuốc chữa khỏi AIDS, thì các thuốc ARV là cứu cánh tốt nhất để duy trì cuộc sống, sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS và góp phần làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác.

4.Những người đứng đắn không bị … nhiễm HIV:

Đúng là quá hoang đường… Nguy cơ lây nhiễm HIV không phụ thuộc vào việc bạn là ai, mà phụ thuộc vào việc bạn làm gì. Bạn chỉ cần có quan hệ tình dục không an toàn với người mà bạn không chắc chắn là không nhiễm HIV, hoặc đã nhiễm HIV… thì bạn đã có nguy cơ bị lây nhiễm HIV.

HIV cũng không phải chỉ là bệnh của nhưng người đồng tính. Đàn ông có thể lây nhiễm cho phụ nữ và ngược lại. HIV không “phân biệt đối xử” với bất kỳ ai.

5. Nếu bạn đã kết hôn và quan hệ một vợ một chồng bạn sẽ không bịnhiễm HIV.

Đây cũng là chuyện hoang đường. Một người dù nhiễm HIV từ nhiều năm nhưng cơ thể vẫn không có biểu hiện gì ra bên ngoài để bạn có thể biết cho dù bạn là vợ/chồng/người yêu của họ.

Bạn tình của bạn hoặc bản thân bạn có thể đã nhiễm HIV, nhưng không qua “con đường” quan hệ tình dục.

Do vậy không nên “lẫn lộn” tình yêu và an toàn tình dục.

6.Bạn có thể sử dụng các thuốc khác [không phải ARV] để chữa được AIDS, như thuốc nam, thuốc bắc, hay tập yoga:

Không đúng, đến nay đã có không ít “chuyên gia” bằng cách này hay cách khác tuyên bố rằng họ có thể chữa khỏi HIV. Nhưng, họ đã chưa thể làm gì được HIV.

Thực tế hiện nay là, ngoài việc sử dụng ARV phối hợp, dưới sự giám sát của các thầy thuốc, các tuyên bố về “chữa được AIDS” thường là những biện pháp chưa được chứng minh, hoặc chỉ là giai thoại, thậm chí là lừa đảo hết sức nguy hiểm… Do vậy, vẫn thận trọng khi công bố các biện pháp điều trị HIV/AIDS.

7.Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, bạn sẽ không lây nhiễm HIV.

Không đúng, HIV có thể lây truyền qua bất kỳ một hình thức quan hệ tình dục không an toàn nào. Các loại thuốc tránh thai chỉ giúp bạn tránh được mang thai ngoài ý muốn, chứ không thể bảo vệ bạn khỏi lây nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Thậm chí, một nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng một số thuốc tránh thai chứa hóc môn còn có liên quan tới việc làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Đến nay, mới chỉ có bao cao su là phương tiện duy nhất vừa có tác dụng giúp tránh thai ngoài ý muốn, vừa có tác dụng ngăn chặn lây truyền HIV qua quan hệ tình dục.

8.Bạn không thể có con nếu bạn nhiễm HIV:

Đây là một trong những chuyện hoang đường buồn nhất tồn tại dai dẳng đến tận hôm nay. Chỉ cần người mẹ được uống ARV đúng phác đồ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con chỉ khoảng dưới 1%.

Thực tế là, tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến nay hầu như đã được loại bỏ ở các nước phát triển và các chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ngày càng được tăng cường nhằm loại bỏ tình trạng này trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, việc chăm sóc và điều trị tốt đã giúp các bậc cha/mẹ nhiễm HIV sống khỏe mạnh lâu dài và có thể chăm sóc các con nhiễm HIV đến tuổi trưởng thành.

Cho dù bạn là nam hay nữ nhiễm HIV, cho dù bạn đang ở trong cặp đôi “trái dấu” hoặc “cùng dấu” thì bạn đều có một số biện pháp mà bạn có thể lựa chọn để bạn có thể có con mà không truyền HIV cho bạn tình hoặc cho con bạn…

9.Bạn không cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn nếu bạn và bạn tình của bạn đều nhiễm HIV:

Không phải thế. Nghĩ như vậy là do bạn không hiểu về hiện tượng bội nhiễm HIV [nhiễm thêm chủng khác].

Thực tế là, cho dù 02 bạn đều đã nhiễm HIV, nhưng nếu quan hệ tình dục không an toàn, bạn có thể bị nhiễm [nhiễm thêm HIV] nhiễm phải các chủng HIV khác, bao gồm cả các chủng HIV kháng thuốc.

Thậm chí, khi bạn nhiễm HIV từ bạn tình hiện tại của bạn thì bạn vẫn cần quan hệ tình dục an toàn với bạn tình này. Vì HIV phát triển, biến đổi, bao gồm chủng HIV kháng thuốc có thể truyền từ bạn tình sang bạn và ngược lại.

Nếu bội nhiễm phải chủng HIV kháng thuốc bạn sẽ bị hạn chế khả năng lựa chọn thuốc điều trị.

Đó là chưa đề cập tới, nếu quan hệ tình dục không an toàn, các bạn có thể truyền… cho nhau các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.

10.HIV có thể lây truyền qua giọt nước mắt, mồ hôi, muỗi đốt, dùng chung bể bơi…

Không đúng. Nhưng rất tiếc, “chuyện hoang đường” này vẫn còn tồn tại và đến nay không ít người vẫn nghĩ rằng hôn nhau, ôm, bắt tay, ngồi trên hố xí bệt, dùng chung đồ dùng thông thường [không liên quan đến máu, dịch sinh dục]… đều có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Nhưng thực tế không phải là như vậy. HIV chỉ lây khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh học của người nhiễm HIV hoặc khi trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV.

11. Chồng/vợ bị nhiễm HIV thì vợ/ chồng sẽ chắc chắn bị lây bệnh

Không đúng. Nhưng rất tiếc suy nghĩ sai lầm này vẫn còn tồn tại cho đến nay. Chỉ khoảng dưới 10% vợ và 5% chồng bị lây nhiễm từ chồng/vợ sau 3-5 năm chung sống.

12. Trước khi chết người nhiễm HIV sẽ bị đau đớn, lở loét

Không đúng, nếu được điều trị ARV và chăm sóc y tế đúng mức người nhiễm HIV sẽ không bị bệnh nhiễm trùng cơ hội và chẳng có đau đớn hay lở loét nào hết.

13. Tất cả những người nhiễm HIV là do dính vào tệ nạn xã hội và đáng lên án

Không đúng. Đây là quan điểm sai lầm tệ hại nhất vì phần lớn người bị nhiễm HIV là do thụ động như bị lây từ vợ chồng, bạn tình, mẹ sang con... Với hầu hết mọi người, nhiễm HIV chẳng liên quan gì đến đạo đức hay hạnh kiểm của họ.Mọi người cần tham gia phản bác lại quan niệm sai lầm này, bởi nó gây ra nỗi sợ hãi, làm tăng sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS, qua đó làm cho HIV ngày càng lan rộng hơn.

Nếu bạn muốn biết bí quyết: Làm thế nào để có thể sống bình thường, khỏe mạnh trên 30 năm sau khi nhiễm HIV thì hãy đọc:

BÍ QUYẾT ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS

Tweet

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề