Vì sao tay chân bé lạnh

Bàn chân em bé bị lạnh do máu đang được dồn hết vào các cơ quan quan trọng. Do bàn chân là nơi máu truyền đến cuối cùng vì vậy sẽ khiến cho tay và chân bị lạnh. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do cơ địa của mỗi bé khác nhau.

Hệ thống tuần hoàn máu chưa hoàn thiện nên có thể khiến bàn chân bé lạnh - Ảnh: Internet

1. Các nguyên nhân cơ bản khiến bàn chân em bé bị lạnh

Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho bàn chân của bé bị lạnh. Tuy nhiên, các mẹ hãy xem những nguyên nhân cơ bản ở dưới đây để hiểu rõ về tình trạng này nhé.

Bố mẹ không giữ ấm đúng cách cho con khiến thân nhiệt con đi xuống. Nếu nhiệt độ bên ngoài xuống thấp sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể bị co lại. Lượng máu lưu thông không cung cấp đủ để nuôi dưỡng các tế bào, vùng chân là vùng máu đi về cuối cùng nên sẽ khiến bé bị lạnh chân.

Khi tinh thần mệt mỏi, bé cũng có thể bị lạnh chân - Ảnh: Internet

Quá trình tuần hoàn máu của trẻ chưa được ổn định, lượng máu về chân không đủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bàn chân em bé lạnh. Bé có thể bị thiếu máu, thiếu canxi, cơ thể và tinh thần mệt mỏi… cũng khiến sức đề kháng của bé giảm, dẫn đến bàn chân bị lạnh.

Một số trẻ có cơ địa chân và tay lạnh vào mùa đông và mát vào mùa hè. Ngoài ra, gan bàn tay và gan bàn chân cũng như tai, mũi là những nơi có ít mạch máu lưu thông nên dễ bị nhiễm lạnh nhất.

2. Khắc phục tình trạng lạnh chân ở bé

Nếu trẻ bị lạnh chân do thiếu canxi thì mẹ có thể áp dụng những biện pháp để khắc phục tình trạng này.

Lạnh bàn chân là trường hợp xuất hiện ở nhiều trẻ - Ảnh: Internet

  • Cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 giờ sáng. Thời điểm này nắng tốt nhất, không quá gắt vì vậy không làm cháy da con.
  • Bổ sung các loại vitamin D và canxi ở dạng siro. Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý cho con uống và phải tham khảo và có đơn khám từ bác sĩ.
  • D Hikid [vitamin D3]: mẹ cho bé uống mỗi ngày 0,3ml [5 giọt] vào buổi sáng trong khoảng 1 tuần thì dừng lại.
  • Canxi corbier: trẻ uống mỗi ngày 1 ống, uống buổi sáng trong vòng khoảng 1 tuần.

3. Một số lưu ý khi chăm trẻ bị lạnh chân

Rất nhiều mẹ mắc các sai lầm khi trẻ bị lạnh chân đó là bịt kín chân của bé lại để giữ nhiệt. Tuy nhiên điều này vô tình phản tác dụng bởi vì cơ thể bé bị nóng, mồ hôi không thoát ra được bên ngoài mà ngược lại thấm vào chân bé khiến bị nhiễm lạnh nhiều hơn.

Nên mang tất cho bé khi đi dưới sàn - Ảnh: Internet

Bạn nên cho trẻ sinh ngủ trong phòng ít bị gió lùa, ít cửa sổ, mặc áo dài tay cho trẻ trong khi ngủ. Vào mùa hè, bạn nên chỉnh điều hòa ở mức độ vừa phải bởi có thể bạn thấy mát nhưng với con trẻ sẽ khác nhiều. Nguyên nhân là bở thân nhiệt của trẻ sơ sinh và người trưởng thành chênh lệch.

Khi bé đi trên sàn, mẹ nên cho con mang một đôi tất mỏng. Bên cạnh đó, khi chân bé lạnh các bạn có thể massage cho bé nhẹ nhàng hoặc cho một ít dầu chuyên dụng cho trẻ sơ sinh thoa dưới lòng bàn chân.

Con nên ngủ nơi chỗ không có gió lùa - Ảnh: Internet

Không hơ chân con vào bếp lò, than củi bởi nhiệt độ ở những nơi này quá lớn khiến con có thể bị bỏng, khá nguy hiểm. Nếu dùng quạt sưởi hay máy sưởi để làm ấm căn phòng thì bạn nên bật quạt [hoặc máy] trước 5-10 phút để không khí ấm lan tỏa đều trong phòng và giúp bé dễ chịu khi ngủ.

Bàn chân em bé bị lạnh vào mùa đông khá phổ biến do con bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Tuy nhiên nếu bàn chân trẻ có dấu hiệu tê cóng, lạnh buốt thì tốt nhất các bậc phụ huynh nên cho bé đi khám để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời. Hi vọng với bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức trong vấn đề chăm con trẻ.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Vào mùa đông, dù được mặc nhiều quần áo ấm nhưng bàn tay, bàn chân một số trẻ nhỏ vẫn bị lạnh cóng là hiện tượng mẹ cần lưu tâm.

  • Thực phẩm giúp bé “đánh bại” ốm đau trong mùa đông
  • 5 bí mật chăm sóc làn da bé trong mùa đông
  • Chăm sóc con khi bé bị sốt trong mùa đông

Chị Toan [Cầu Giấy, Hà Nội] cho biết: “Mấy hôm nay trời thường rất lạnh vào lúc sáng sớm và xẩm tối cho đến đêm nên mình mặc cho con rất cẩn thận. Nào áo len, áo khoác kín cổ, đội mũ che tai rồi đi tất, đi giầy đầy đủ mà thằng bé vẫn bị lạnh tay chân, dù lưng và bụng thì lại ấm. Không biết con mình có bị bệnh gì không, mình thấy lo quá!”.

“Con bé Mun nhà tớ mỗi khi trời trở lạnh là biết tay nhau ngay, xụt xịt, ho hắng là chuyện bình thường. Cho nên tớ đặc biệt chú ý đến nàng khi phải cho nàng ra phố vào những ngày lạnh, quần áo, khăn, tất, mũ, găng tay… đủ cả. Vẫn chạy nhy, nô đùa như bình thường, thậm chí có lúc kêu nóng nhưng lạ một điều là bàn tay, bàn chân của bé mình sờ vào vẫn thấy lạnh giá” là băn khoăn của chị Ninh [Thanh Trì, Hà Nội].


Mùa đông, dù được mặc rất ấm nhưng tay chân của nhiều bé vẫn bị lạnh. [Ảnh minh họa]


Chị Vân, đồng nghiệp của chị Ninh cũng cùng cảnh ngộ: “Mình thì gửi con cho bà ngoại trông, sáng đưa đi chiều đón về. Nhiều hôm đi làm về nhà thấy con gái chạy ra đón, nắm tay con thì thấy lạnh lạnh là, mình trách bà chăm cháu không cẩn thận, để cháu mặc không đủ ấm làm bà ngoại tự ái mất mấy hôm. Nhưng hôm chủ nhật vừa rồi ở nhà, bàn tay bàn chân con gái vẫn lạnh như thế dù mình đã mặc rất ấm cho con. Mình cho con mặc thêm quần áo thì con bé la toáng lên không chịu, còn nói “nóng, nóng” và bắt cởi bớt đồ ra. Quả thật là lưng con bé thì ra mồ hôi nhưng tay chân vẫn bị lạnh. Thế là như thế nào nhỉ?”.

Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Vũ Văn Lực [Viện Bảo hộ lao động] cho biết: “Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn. Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.

Bác sĩ Lực còn cho biết thêm, đối với trẻ nhỏ, tay chân lạnh thường do sức đề kháng yếu hoặc thiếu máu thường xuyên. Thêm vào đó, ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng rất dễ khiến chân tay bị ngấm lạnh.


Nguyên nhân của việc lạnh tay chân trong mùa đông có thể là do thiếu máu. [Ảnh minh họa]


Bởi vậy, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối phong phú như: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, cá, gan động vật, tiết, đậu nành, rau chân vịt, nấm… Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu như: hạt mè, rau chân vịt, hạt lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu… đồng thời ăn trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ có thể cho bé uống nước thường xuyên, tăng cường vận động cơ thể và có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.


Mùa đông được coi là mùa cúm, vì thế, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông cũng cần được lưu ý. 9 bí mật sau đây sẽ giúp bé không bị ốm trong mùa đông.


Video liên quan

Chủ Đề