Vì sao trẻ ngủ hay giật mình

Lý do khiến trẻ sơ sinh hay giật mình và không ngủ ngon giấc có thể là do sinh lý hoặc do bệnh lý.

  • Môi trường xung quanh bé ngủ không thoải mái, có nhiều tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh sẽ khiến bé khó chịu, cựa quậy hoặc giật mình. 

  • Khi trẻ đói bụng hoặc được cho bú quá no cũng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

  • Do tã của trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quanh người bé quá chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu. 

  • Trào ngược dạ dày: Ở trẻ nhỏ, hệ thống dạ dày và thực quản chưa hoàn thiện cho nên sau khi bú sữa, trẻ dễ bị sựa hoặc trào ngược lên thực quản. Đây chính là nguyên nhân làm bé khó chịu và bị giật mình giữa đêm khi ngủ. 

  • Thiếu canxi cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ. Khi bị hạ canxi huyết, trẻ thường có những biểu hiện như dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm.

  • Những trẻ sơ sinh có bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, hay bị tổn thương ở vùng não cũng dễ bị giật mình, kích động khi ngủ. 

  • Khi da trẻ bị ngứa, nóng rát hoặc bị côn trùng cắn trong lúc ngủ cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và cựa quậy.

  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh hay giật mình cũng có thể là biểu hiện của các bệnh viêm viêm họng, viêm amidan ảnh hưởng đến đường thở khiến bé không thoải mái và giật mình khi ngủ.

Phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm những giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn 1: Khi bị giật mình, phản ứng đầu tiên của trẻ sẽ là đột ngột mở rộng cánh tay và chân, lòng bàn tay hướng lên trên.

  • Giai đoạn 2: Sau khi mở rộng tứ chi thì trẻ sẽ co tay và chân lại gần cơ thể thành tư thế bào thai. Phản xạ này khiến bé cảm thấy an toàn như khi còn trong bụng mẹ. 

  • Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình và quấy khóc khi ngủ, cha mẹ có thể sẽ lo lắng không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là hợp lý và làm sao để đối phó với tình trạng trẻ hay giật mình ngủ không ngon?

  • Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh giật mình ngủ không ngon giấc do bệnh lý, cách tốt nhất là cha mẹ nên tìm đến bác sĩ để có cách chăm sóc phù hợp nhất với tình trạng của trẻ. Đối với trường hợp trẻ bị giật mình do sinh lý, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp hữu ích dưới đây nhằm đem lại cho bé giấc ngủ sâu và ngon hơn:

  • Để đảm bảo trẻ sơ sinh không bị giật mình khi ngủ, thì ba mẹ nên lưu ý điều chỉnh môi trường xung quanh sao cho phù hợp: 

  • Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ nên ở mức vừa phải, không được quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn là vào khoảng 26 - 28 độ C.

  • Tắt hoặc giảm độ sáng của đèn ngủ. 

  • Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn và âm thanh lớn đột ngột phát ra. 

Thường xuyên quấn khăn cho bé có tốt không? Việc quấn khăn từ lâu đã được xem là biện pháp hữu hiệu trong việc chữa giật mình khi ngủ cho trẻ sơ sinh. Không chỉ hỗ trợ cho bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn, phương pháp này còn tạo cho bé cảm giác được an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Khi quấn khăn, bạn nên lưu ý dùng những chiếc chăn mềm, mỏng để bé không cảm thấy khó chịu và cựa quậy. 

Đột nhiên bị thay đổi vị trí hoặc tư thế ngủ cũng khiến cho trẻ sơ sinh hay giật mình. Do đó, bạn nên bế và giữ trẻ càng gần với cơ thể mình càng tốt. Nếu muốn đặt trẻ nằm xuống nôi thì bạn phải làm hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác hoảng hốt, giật mình. 

Trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ, do đó mẹ cần ăn uống và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu mẹ bị thiếu canxi, bé cũng sẽ bị thiếu hụt và ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như thể chất. Ngoài ra, trẻ cũng nên được tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng để bổ sung vitamin D, hỗ trợ cho quá trình chuyển hoá canxi. 

Cleanipedia hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về nguyên nhân và giúp cải thiện vấn đề trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 22 tháng 12 năm 2021

Trẻ hay giật mình khi ngủ có phải là bệnh?

Có trường hợp nhiều người thấy trẻ tỉnh giấc liên tục lại lo bị "quở quang", "át vía", thậm chí, còn sợ con thiếu canxi nên cho con uống canxi trong khi thực tế cơ thể không có nhu cầu...Hiểu được bản chất của giấc ngủ sẽ giúp các bậc phụ huynh tránh được những hiểu lầm này.

1. Vì sao trẻ ngủ không yên, hay cựa mình khi ngủ?

Giấc ngủ của chúng ta gồm nhiều chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ ngủ có hai giai đoạn, bắt đầu với giai đoạn ngủ sâu và kết thúc bởi giai đoạn ngủ động. Giai đoạn ngủ sâu thì lại có 4 thì. Trong thì đầu tiên chúng ta buồn ngủ, díp mắt lại. Thì thứ 2 là ngủ nông, chúng ta có thể cựa quậy người, dễ giật mình vì tiếng động, kích thích di chuyển nhỏ.Thì thứ 3,4 là ngủ sâu và rất sâu, lúc này chúng ta chìm vào giấc ngủ thật sự. Trong giai đoạn này, não thật sự nghỉ ngơi nên chúng ta rất khó bị đánh thức. Còn trong giai đoạn ngủ động ta lại rất dễ tỉnh giấc, và là giai đoạn chúng ta có những giấc mơ. Giai đoạn này rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ nhỏ.

Có một sự khác biệt giữa người lớn và trẻ dưới 6 tháng tuổi là trong chu kỳ ngủ, thời gian ngủ sâu của người lớn chiếm 75%, còn trẻ con thời gian ngủ động lại chiếm 50%. Chu kỳ ngủ của người lớn khoảng 90 phút, trẻ em thì 20-50 phút. 

Do đó ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trong 3 tháng đầu của cuộc đời có thể có 10-15 phút ngủ sâu, 10 -15 phút ngủ động và lặp lại như vậy trong suốt mười mấy tiếng đồng hồ. Vì vậy, các mẹ có cảm giác con mình ngủ rất ít mà lại dễ thức giấc, nhưng đây là một biểu hiện hoàn toàn bình thường ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Ngủ không yên, hay cựa mình là bình thường ở trẻ sơ sinh

Sau 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ từ từ trưởng thành hơn, thời gian ngủ sâu dài ra, thời gian ngủ động ít lại. Sau 6 tháng đến 1 tuổi, đa số các trẻ có giấc ngủ giống người lớn. Vì vậy, cha mẹ nếu muốn điều chỉnh và tập cho con mình thói quen ngủ theo ý muốn của mình chỉ nên thực hiện khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên.

2. Trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?

Mỗi người cũng có nhu cầu khác nhau, trẻ con cũng vậy. Có trẻ ngủ nhiều, có trẻ ngủ ít. Tùy theo nhu cầu cơ thể của mỗi trẻ, miễn sao trẻ ngủ xong dậy, ăn, chơi, phát triển vận động và trí tuệ bình thường.

Thời gian trung bình mà trẻ ngủ trong 24h bao gồm cả ngủ ngày và ngủ đêm như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Thời gian ngủ từ 16-18h, mỗi giấc khoảng 3-4h
  • Trẻ 2- 6 tháng: Thời gian ngủ từ 14-16h
  • Trẻ 6 – 12 tháng: Thời gian ngủ 14h
  • Trẻ 1- 3 tuổi: Thời gian ngủ 10- 13h
  • Trẻ 3- 10 tuổi: Thời gian ngủ 10- 12h
  • Trẻ 10-18 tuổi: Thời gian ngủ 8-9h

Các chuyên gia khuyên nên thực hiện các bước sau để trẻ có một giấc ngủ khỏe mạnh:

  • Thiết lập giờ đi ngủ cố định cho trẻ.
  • Giờ đi ngủ và thức dậy giống nhau cho cả đêm và ngày, dù phải đến trường hay không đến trường. Nếu có khác biệt không nên quá 1 giờ.
  • Cố gắng tạo khoảng thời gian yên tĩnh trước khi ngủ. Tránh hoạt động cần năng lượng cao, tính kích thích như chơi game hay coi TV.
  • Đừng để bụng đói trước khi ngủ. Tuy nhiên, bữa ăn quá nặng nề trước khi ngủ 1-2 giờ cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
  • Tránh những chất kích thích 1 vài giờ trước khi ngủ.
  • Bảo đảm trẻ có thời gian hoạt động bên ngoài mỗi ngày khi có thể, nhất là tập thể dục đều đặn càng tốt.
  • Phòng ngủ tuyệt đối yên tĩnh và không quá sáng.
  • Giữ nhiệt độ phòng và giường ngủ thật thoải mái.
  • Giường chỉ để ngủ và không dùng để làm việc khác, nhất là việc trừng phạt.
  • Không để TV trong phòng ngủ. Tạo nên thói quen xấu cần có TV mới đi ngủ hoặc khó ra khỏi giường ngủ hơn.

Hiểu được giấc ngủ của trẻ, các bậc cha mẹ sẽ không bị hoang mang, không còn lo sợ con bị bệnh.

Hiểu được giấc ngủ của trẻ, các bậc cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ sẽ không bị hoang mang, không còn lo sợ con bị bệnh. Tránh những trường hợp cho con uống thuốc hay chất bổ sung khi thực tế cơ thể trẻ không có nhu cầu. Có như vậy, trẻ mới phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Xem thêm video được quan tâm

Nguy hiểm: Người mắc Omicron có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao gấp 5 lần


BS. CKI. Hoàng Quốc Tưởng

Video liên quan

Chủ Đề