Vị trí đúng và cách xoay người trong bóng chuyền

Cách đổi cầu trong bóng chuyền là một khái niệm mới mẻ, chỉ sự di chuyển đội hình khi đang thi đấu trên sân. Hiện nay phương thức này đang được áp dụng phổ biến tại các trường học hay trung tâm thể thao. Tuy nhiên nhiều học viên mới cũng đang tò mò về luật chơi bộ môn bóng chuyền. Và bài viết này chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách đổi cầu trong bóng chuyền đơn giản, dễ hiểu chỉ trong vòng 5 phút.

Khi nào đổi cầu trong bóng chuyền?

Trong bộ môn bóng chuyền khái niệm đổi cầu được sử dụng rất chuyên dụng. Khi đội hình có sự thay đổi vị trí trên sân liên tục theo chiều kim đồng hồ thì lúc này người ta gọi là cách xoay cầu trong bóng chuyền. Việc linh động điều chỉnh người đứng trên sân giúp cho hàng giữa và dưới có điều kiện thuận lợi cho các tay đập chính tấn công bóng.

Với những người hâm mộ bóng chuyền Việt thì chắc chắn hiểu rõ việc đổi cầu trong bóng chuyền trên sân còn dựa vào nhiều yếu tố. Nếu vi phạm đổi cầu vô nguyên tắc, không đúng luật sẽ  bị trọng tài phạt lỗi sai vị trí. Cụ thể như chiến thuật đề ra, sự di chuyển linh hoạt của chuyền 2, đội hình ra sân…

Hướng dẫn cách đổi cầu trong bóng chuyền đơn giản và dễ hiểu nhất

Để các học viên mới nắm được tốt nhất cách di chuyển trong bóng chuyền uyển chuyển và linh hoạt thì cần phải thực hành thường xuyên. Đặc biệt, cần có những hướng dẫn cụ thể nhất về các vị trí thi đấu trên sân.

Luật đổi cầu trong bóng chuyền

Trường hợp, mọi người xếp thành hình tròn thì theo luật bóng chuyền sẽ áp dụng đối với 6 cầu thủ ra sân. Người phát bóng đứng bên phải cuối vách sân đánh bóng bằng cánh tay đi từ dưới lên thay vì ném và đập bóng. Và người số 1 sẽ làm việc phát bóng này. Tiếp theo đó lần lượt các số 2,3,4 sẽ tản ra phía phải và trái với mục đích là đứng hoặc đập banh từ phía sau. Hơn nữa, theo đúng luật quy định rõ ràng các vận động viên đứng phía bên trái là số 5, còn ở chính giữa số 6. Đương nhiên các bạn cần phải tuân thủ nếu không sẽ bị tính là phạm lỗi.

Theo luật bóng chuyền của Liên đoàn bóng đá Việt Nam mới nhất năm 2017, người chơi lúc trước ở vị trí “2” di chuyển tới vị trí “1” và cứ tiếp tục, lần lượt như vậy.

Một số đội hình phổ biến khi di chuyển trên sân

Đầu tiên bạn phải hiểu rõ chiến thuật và đưa ra sơ đồ sắp xếp hợp lý. Nên dựa theo bố cục trận bóng để linh hoạt thay đổi đội hình nhằm tận dụng tối đa điểm mạnh của cầu thủ.

Hiện nay, phổ biến một số đội hình khi di chuyển trên sân như sau:

  • Đội hình di chuyển 4-2: Những người mới chơi nên vận dụng đội hình kiểu này. Có ưu điểm là  4 tay đập và 2 cây chuyền, trong đó 1 chuyền 2 ở trên, 1 chuyền 2 ở dưới khi xoay cầu. Tuy nhiên cũng có nhược điểm đội hình yếu đi hẳn do tăng chuyển 2 làm hạn chế số tay đập.
  • Đội hình di chuyển 6-2: Bạn có tin với đội hình 6-2 này tất cả 6 người đều là tay đập chính. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sẽ có 2 người chơi như chuyền 2 và đòi hỏi kỹ năng chuyền bóng và khả năng chắn bóng cao.

  • Đội hình di chuyển 5-1: 5 cầu thủ là tay đập và 1 chuyền 2 đối với đội hình này. Với ưu thế luôn có 3 tay đập ở hàng trên để tấn công, chuyền 2 chỉ việc tạo ra các cơ hội cần có.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản cách đổi cầu trong bóng chuyền. Hy vọng bạn sẽ biết cách xoay cầu linh hoạt cho đội hình của mình để nắm chắc thế trận trong lòng bàn tay.

Bạn đang tìm hiểu về các vị trí trong bóng chuyền và cách sắp xếp đội hình khi thi đấu bóng chuyền để có thể áp dụng nó vào cuộc thi cho đơn vị của mình? Tham khảo kiến thức về vấn đề này được Thiên Trường Sport chia sẻ ngay dưới đây nhé !

Bóng chuyền là bộ môn thể thao đồng đội có phòng trào phát triển khá mạnh tại Việt Nam và thu hút được rất nhiều đối tượng tham gia tập luyện. Để chơi bóng chuyền được tốt và đúng luật thì việc nắm rõ những kiến thức cơ bản về bộ môn này là điều vô cùng quan trọng. Nhằm giúp bạn bổ sung cho mình một vài kiến thức khi tìm hiểu về bóng chuyền, hôm nay Thiên Trường Sport xin chia sẻ với bạn thông tin về các vị trí trong bóng chuyềncách sắp xếp đội hình thi đấu bóng chuyền. Nào, cùng tham khảo để hoàn thiện kiến thức cho mình bạn nhé !

1. Các vị trí trong bóng chuyền.

Nếu thường xuyên theo dõi bóng chuyền thì bạn có thể dễ dàng thấy rõ có 5 vị trí trên sân trong một đội chơi bóng chuyền bao gồm chuyền 2; Libero; Middle blockers [tay chắn giữa] hay Middle hitters [tay đập giữa], Việt Nam gọi là phụ công; Outside hitters [tay đập ngoài/tay đập biên] hay Left side hitters [tay đập biên bên trái], Việt Nam gọi là chủ công và Opposite hitters hay Right side hitters [tay đập biên bên phải], Việt Nam gọi là đối chuyền. Cụ thể, vị trí trên sân và vai trò của mỗi vị trí trong bóng chuyền như sau:

- Chuyền 2 là vị trí trên sân có nhiệm vụ điều phối cho đợt tấn công của toàn đội. Chuyền 2 là người chạm bóng lần thứ 2 và trách nhiệm chính của vị trí này đó là đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để ghi điểm. Chuyền 2 yêu cầu phải có độ ăn ý với các tay đập, sắp xếp để giữ nhịp cho toàn đội và chọn tay đập phù hợp cho đợt tấn công để chuyền quả bóng chuyền đến vị trí thuận lợi nhất. Thông thường, chuyền 2 phải người nhanh nhẹn, chiến thuật đúng đắn và có tốc độ trong việc di chuyển khắp mặt sân. Tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay, Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Thị Hồng Đào và Nguyễn Thu Hoài là 3 VĐV được sử dụng nhiều nhất.

Vị trí chuyền 2

- Libero là vị trí chuyên gia phòng thủ, người có trách nhiệm đỡ bước 1 và cứu bóng cho toàn đội. Libero thường là người có phản ứng nhanh nhất trên sân và khả năng bắt bước 1 cực tốt. Chơi ở vị trí này thì họ không cần phải cao vì không có nhiệm vụ tấn công, điều này cho phép những vận động viên thấp với khả năng bắt bước 1 tốt và kĩ năng phòng thủ siêu hạng có được một vị trí quan trọng trong thành công của toàn đội. Người được chọn là Libero trong đội có thể chỉ được quyền thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội. Libero phải trang phục khác màu so với các thành viên còn lại trong đội. Bạn có thể tìm hiểu để rõ hơn về vị trí Libero tại //www.thethaothientruong.vn/tin-tuc/libero-bong-chuyen-la-gi-vai-tro-cua-libero-trong-bong-chuyen.html. Tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay, Lê Thị Thanh Liên và Nguyễn Thị Kim Liên là 2 VĐV Libero được sử dụng nhiều nhất.

Vị trí Libero bóng chuyền

- Phụ công, Middle Blockers [tay chắn giữa] hay Middle Hitters [tay đập giữa] là vị trí có thể triển khai các đợt tấn công chớp nhoáng thường ở gần vị trí của chuyền 2. Chơi ở vị trí này họ còn là những chuyên gia phòng thủ, bởi họ vừa phải cố gắng chặn đợt tấn công nhanh của đối phương vừa phải ngay lập tức lập một hàng chắn kép tại biên. Ở cấp độ thi đấu thì mỗi đội đều có 2 Middle Hitter. Tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay, các phụ công được nhiều người yêu thích đó là Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Lê Thanh Thúy, Lưu Thị Huệ, Bùi Thị Ngà...

Vị trí phụ công bóng chuyền

- Chủ công, Outside Hitters [tay đập ngoài/tay đập biên] hay Left Side Hitters [tay đập biên bên trái] tấn công từ phía biên trái cọc biên [Antenna]. Outside Hitter thường là tay đập chủ yếu trong đội [chủ công] và nhận hầu hết các đường chuyền bóng tấn công từ chuyền 2. Những pha bóng bắt bước 1 không tốt thường được chuyền cho Outside Hitter hơn là Middle hay Opposite Hitter bởi vì hầu hết các đường bóng chuyền cho Outside Hitter đều cao, Outside Hitter có thể mất một khoảng thời gian để tiếp cận bóng, thường là họ bắt đầu lấy đà từ ngoài vạch biên sân. Trong các trận đấu từ nghiệp dư trở lên, thường có 2 Outside Hitter ở mỗi đội trong trận đấu. Tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay, các chủ công được nhiều người yêu thích đó là Trần Thị Thanh Thúy, Đinh Thị Thúy, Hà Ngọc Diễm...

Vị trí chủ công bóng chuyền

- Đối chuyền, Opposite Hitters hay Right Side Hitters [tay đập biên bên phải] là vị trí đảm nhận việc phòng thủ ở khu vực dưới lưới. Nhiệm vụ chính của họ là tạo ra một hàng chắn tốt để chặn cú đập từ Outside Hitter của đối phương và đóng vai trò là một chuyền 2 phụ. Các phụ chuyền tại đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có thể kể đến gồm Đặng Thị Kim Thanh, Đoàn Thị Xuân hay Phạm Thị Nguyệt Anh...

Vị trí đối chuyền

  • Tìm hiểu thêm: Kích thước sân bóng chuyền.

2. Sắp xếp đội hình thi đấu bóng chuyền.

Trong thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp, có 3 đội hình bóng chuyền được sử dụng nhiều nhất đó là "4-2", "6-2" và "5-1". Sự thay đổi của các đội hình này phụ thuộc số lượng các tay đập và chuyền 2 ở trên sân. 4-2 là đội hình cơ bản được sử dụng bởi những người mới chơi, trong khi đội đội hình 5-1 lại là đội hình phổ biến ở bóng chuyền đẳng cấp cao.

2.1. Đội hình 4-2.

4-2 là đội hình thi đấu bóng chuyền có đến 4 tay đập và 2 chuyền 2 [đội hình này sẽ có 2 tay đập ở vị trí tương ứng]. Đội hình 4-2 này có thể dễ dàng chuyển thành các đội hình tấn công khác khi di chuyển hợp lý. Điểm bất tiện của đội hình tấn công này là chỉ có 2 tay đập, đẩy đội vào tình thế có ít các vũ khí tấn công.

2.2. Đội hình 6-2.

Đội hình bóng chuyền 6-2 thực chất là đội hình 4-2, nhưng chuyền 2 ở hàng sau là người thực hiện chạm bóng lần 2. Với đội hình 6-2, người chơi thường từ hàng sau lao về phía trước để chuyền 2 và 3 người chơi đứng ở hàng trước đều ở vị trí sẵn sàng tấn công. Cùng lúc, toàn bộ 6 người trên sân đều có thể là tay đập, trong khi có hai người hoạt động như là một chuyền 2. Điểm mạnh của đội hình này là luôn có 3 tay đập ở tư thế sẵn sàng, nhiều nhất trong các khả năng tấn công. Tuy nhiên, không chỉ đội hình 6-2 đòi hỏi đội phải có 2 chuyền 2 tốt, mà còn phải là những người chắn bóng hiệu quả không chỉ ở vị trí chuyền 2.

2.3. Đội hình 5-1.

5-1 là đội hình chỉ có một vị trí trên sân làm nhiệm vụ chuyền 2. Chính vì vậy, đội hình này sẽ có 3 tay đập ở hàng trên chỉ khi chuyền 2 ở hàng dưới và chỉ có 2 khi chuyền 2 ở hàng trên, vậy nên ta có thể có tới 5 tay đập. Điểm mạnh lớn nhất của đội hình này là chuyền 2 luôn có 3 tay đập để chuyền bóng. Nếu chuyền 2 làm tốt nhiệm vụ của mình thì hàng chắn giữa của đối phương sẽ không có đủ thời gian để chắn bóng cùng với tay chắn biên và giúp tăng khả năng thành công khi tấn công. Đây là đội hình được sử dụng nhiều nhất khi khi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp.

3. Lời kết.

Trên đây là một số thông tin được chia sẻ bởi Thiên Trường Sport nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về các vị trí trong bóng chuyềncách sắp xếp đội hình thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp. Hy vọng với những kiến thức này thì bạn đã phần nào đó hiểu rõ hơn về bộ môn bóng chuyền này ! Xin chào và hẹn gặp lại ở các chủ đề tiếp theo của chúng tôi !

  • Tham khảo thêm: Lưới bóng chuyền.

Đọc thêm ▾

Rút gọn ▴

Video liên quan

Chủ Đề