Việt Nam nhập khẩu bao nhiêu xăng dầu?

Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan, tháng 12/2022, lượng xăng dầu các loại nhập khẩu đạt hơn 944 nghìn tấn, với kim ngạch đạt 823 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 10,9% về kim ngạch so với tháng trước.

  • Lùi điều hành giá xăng dầu tới sau Tết vào ngày 1/2

Tính chung trong năm 2022, lượng xăng dầu các loại nhập khẩu đạt 8,87 triệu tấn với kim ngạch đạt 8,97 tỷ USD, tăng 27,7% về lượng và tăng mạnh 118,5% về kim ngạch [tương ứng tăng 4,86 tỷ USD] so với năm 2021.

Trong đó, lượng dầu diesel nhập về đạt 4,74 triệu tấn, tăng 1,5% và chiếm 54% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước.

Năm 2022 lượng và kim ngạch nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh so với năm 2021.

Mặt hàng xăng nhập về đạt 1,7 triệu tấn, tăng 2,3 lần và chiếm 21%; lượng nhiên liệu bay nhập về đạt 1,46 triệu tấn, tăng 2,2 lần và chiếm 16% lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2022 chủ yếu từ Hàn Quốc với 3,22 triệu tấn, tăng 96,3%; Singapore là 1,49 triệu tấn, tăng 17,7%; trong khi đó nhập khẩu từ Malaysia đạt 1,42 triệu tấn. 

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 7 cả nước nhập khẩu 922 nghìn tấn xăng dầu các loại, giảm 11,8% so với tháng trước; tổng kim ngạch đạt 725 triệu USD, giảm 3,7%.

7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 6,13 triệu tấn xăng dầu các loại [Ảnh minh họa]

Tính chung trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 6,13 triệu tấn xăng dầu các loại, với tổng kim ngạch 4,88 tỷ USD, tăng 12,7% về lượng, nhưng giảm 14,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dầu diesel và xăng. Cụ thể, lượng dầu diesel nhập về đạt 3,35 triệu tấn, tăng 6,2%, chiếm 55% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước; xăng nhập về đạt 1,28 triệu tấn, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 21% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước.

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu các loại chủ yếu ở các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan…

Trong đó, lượng nhập khẩu ở Hàn Quốc Singapore và Malaysia tăng mạnh nhưng giảm ở thị trường Thái Lan.

7 tháng đầu năm Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất với 2,46 triệu tấn, tăng 13,5%.

Tiếp đến là: Singapore đạt 1,55 triệu tấn, tăng 105,6%; Malaysia đạt 1,03 triệu tấn, tăng 26,7%.

Trong khi đó nhập khẩu từ Thái Lan chỉ là 528 nghìn tấn, giảm 25%.

Ngày 25/7, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn [NSRP] đã phát đi thông báo về việc sẽ tiến hành triển khai bảo dưỡng tổng thể Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn lần thứ nhất vào ngày 25/8/2023, dự kiến kéo dài 55 ngày. Đây là kế hoạch bảo dưỡng năm đã được Nghi Sơn báo cáo với Bộ Công Thương từ cuối năm 2022 để Bộ có phương án phân giao nguồn cung.

Thời gian qua, Bộ Công Thương luôn theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu trong nước và thế giới để kịp thời chỉ đạo hoặc kiến nghị các cơ quan chức năng những giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Trong tháng 4 và tháng 6 năm 2023, Bộ Công Thương đã 02 lần tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu và thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bàn về các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong thời gian tới cũng như sơ kết 6 tháng thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Trên cơ sở kết quả thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, kế hoạch bảo trì nhà máy của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và dự báo nguồn cung xăng dầu trong nước trong 6 tháng cuối năm 2023, Bộ Công Thương đã thực hiện điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu 6 tháng cuối năm cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cho phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Đây là lý do nhập khẩu xăng dầu tăng lên để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước, bù đắp cho phần cung thiếu hụt do Nghi Sơn tạm dừng sản xuất để bảo dưỡng.

[Dân trí] - Lượng xăng dầu Việt Nam nhập khẩu từ quốc gia này tăng 260% so với cùng kỳ 2021, nhiều hơn con số tổng của hai thị trường phía sau là Singapore và Malaysia.

Theo báo cáo cập nhật của WiChart về một số mặt hàng xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam, lượng xăng dầu nhập khẩu trong tháng 11 đã đạt 772.000 tấn, tăng 29% so với tháng trước. Dù vậy, tổng lượng nhập khẩu xăng dầu từ đầu năm mới bằng khoảng 80% so với giai đoạn trước dịch.

Trong khi đó, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước theo ước tính đã tăng gần 10%. Khối nghiên cứu của công ty này nhận định đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt cục bộ xăng dầu xảy ra trong giai đoạn vừa qua.

Trong các nguồn Việt Nam nhập khẩu xăng dầu, Hàn Quốc nổi lên là thị trường quan trọng nhất. Việt Nam đã nhập từ Hàn Quốc gần 3,1 triệu tấn xăng dầu trong năm nay, chiếm 40% tổng nguồn cung nhập khẩu của nước ta.

Hàn Quốc đã vượt Malaysia để trở thành thị trường cung cấp xăng dầu lớn nhất cho Việt Nam. Hơn thế nữa, lượng xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc trong 11 tháng đã tăng trưởng tới 260% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự dịch chuyển nguồn cung mạnh mẽ này là nhờ mức ưu đãi thuế 10% nhận được từ hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn Quốc. Mức thuế này thấp hơn đáng kể so với mức thuế MFN 20% [thuế áp dụng đối với hàng hóa từ các nước thành viên WTO]. 

Về vấn đề biến động giá, trong tháng 11 năm nay, giá nhập khẩu xăng dầu đã có nhịp hồi phục nhẹ, tăng lên mức 0,96 USD/kg, sau khi liên tục giảm từ tháng 6/2022, trùng với thời điểm giá dầu thế giới tạo đỉnh. Xu hướng giá nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong thời gian tới được dự báo vẫn sẽ giằng co do chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, vĩ mô tốt xấu đan xen.

Tin liên quan

Tiết lộ lý do giá xăng giảm tiếp 500 đồng/lít

Chỉ số lạm phát của Mỹ chậm lại, Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, các ngân hàng trung ương châu Âu có thể tăng lãi suất khiến giá xăng dầu thế giới tiếp tục hạ nhiệt.

Giá xăng giảm lần thứ 4 liên tiếp, có loại xuống dưới 20.000 đồng/lít

Giá các mặt hàng xăng dầu giảm kể từ 15h hôm nay [21/12]. Có loại xăng đã về dưới 20.000 đồng/lít sau nhiều ngày giá duy trì trên mức này.

Chủ Đề