Việt nam và campuchia 2023

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam năm 2022, sáng nay, ngày 28/9, tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [VHTTDL] Việt Nam Hoàng Đạo Cương đã có chương trình Hội đàm với Quốc vụ khanh Bộ Văn hóa và Nghệ thuật [VHNT] Campuchia Long Ponnasirivath. Tại buổi hội đàm, hai bên đã đến nhất trí cao các thỏa thuận trong "Kế hoạch hợp tác văn hóa, nghệ thuật giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ VHNT Campuchia giai đoạn 2023-2027".

Lễ ký kết "Kế hoạch hợp tác văn hóa, nghệ thuật giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ VHNT Campuchia giai đoạn 2023-2027".

Thay mặt Bộ VHTTDL Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương bày tỏ niềm hân hoan, vui mừng khi được tiếp Đoàn đại biểu Bộ VHNT Vương quốc Campuchia nhân dịp tham dự Tuần Văn hóa Camphuchia tại Việt Nam năm 2022 [27/9/2022-02/10/2022].

Được biết, trong chiều và tối nay [ngày 28/9], Thứ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Hoàng Đạo Cương và Quốc vụ khanh Bộ VHNT Campuchia Long Ponnasirivath sẽ đồng chủ trì lễ khai mạc Triễn lãm "Campuchia – Vương quốc Văn hóa" tại Bảo tàng TP.HCM và Lễ khai mạc Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam năm 2022 diễn ra tại Nhà hát TP.HCM.

Tại buổi Hội đàm, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ những tình cảm và đóng góp quan trọng của Camphuchia trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai bên nhân kỷ niệm 55 Năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia [1967-2022]. Trong đó phải kể đến các hoạt động song phương của Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ VHNT Camphuchia nhằm thúc đẩy giao lưu, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực về văn hóa, nghệ thuật của hai bên đang quan tâm.

Quốc vụ khanh Bộ VHNT Campuchia Long Ponnasirivath cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và đến lãnh đạo Bộ VHTTDL Việt Nam về những tình cảm và sự trân quý của Việt Nam dành cho Camphuchia; khẳng định Bộ VHNT Campuchia đặc biệt coi trọng quan hệ với Bộ VHTTDL Việt Nam từ những thành quả hợp tác và phát triển văn hóa, nghệ thuật; cũng như vị thế, vai trò quan trọng của bản sắc văn hóa Việt Nam định vị ở khu vực và trên thế giới.

Quốc vụ khanh Bộ VHNT Campuchia Long Ponnasirivath cho biết: "Bộ VHNT Campuchia đánh giá cao và cảm kích trước sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, trong đó có kinh nghiệm bảo tồn di sản mà Việt Nam đang có thế mạnh,... Qua đây, cũng mong muốn phía Bộ VHTTDL Việt Nam quan tâm, ủng hộ và có tiếng nói về các hồ sơ mà phía Bộ VHNT Camphuchia đang đệ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới".

Đại diện lãnh đạo Bộ VHTTDL Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định, Chính phủ Việt Nam và Bộ VHTTDL Việt Nam luôn xem trọng mối quan hệ đặc biệt với Camphuchia; Việt Nam sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong những lĩnh vực mà Việt Nam đang có lợi thế, đang được đầu tư như công nghiệp văn hóa, âm nhạc hiện đại, bảo tồn di sản,...

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương bày tỏ: "Việt Nam được UNESCO ghi nhận là một trong những nước đi đầu trong việc bảo tồn di sản [văn hóa và thiên nhiên]... Để làm được điều đó chính là nhờ Việt Nam biết phát huy vai trò, sức mạnh của người dân vào công tác bảo tồn di sản. Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, hay Tràng An... là một trong số những di sản được bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc [UNESCO] đánh giá cao khi qua thăm Việt Nam."

Đồng thời, với những kinh nghiệm của Bộ VHTTDL Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cũng lưu ý phía Bộ VHNT Campuchia đặc biệt lưu tâm khâu chuẩn bị hồ sơ đệ trình UNESCO phải chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng và đầy đủ. Đây là cơ sở quan trọng nhất trong các thủ tục công nhận di sản thế giới của UNESCO, nhất là di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam Hoàng Đạo Cương và Quốc vụ khanh Bộ VHNT Campuchia Long Ponnasirivath cũng đi đến nhất trí cao các thỏa thuận trong "Kế hoạch hợp tác văn hóa, nghệ thuật giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ VHNT Campuchia giai đoạn 2023-2027" mà hai bên đang có thế mạnh. Trong đó, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương còn đặc biệt nhấn mạnh việc hiện thực hóa toàn diện và sâu rộng những thỏa thuận được ghi nhớ trong biên bản ký kết.

Kết thúc buổi Hội đàm, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương gửi lời mời Đoàn đại biểu Bộ VHNT Campuchia đến tham quan và khám phá địa danh Địa đạo Củ Chi huyền thoại tại TP.HCM – một di tích lịch sử văn hóa cách mạng đặc biệt mà Việt Nam đang làm hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng trao cờ Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á cho đại diện Ủy ban Olympic Campuchia - nước chủ nhà SEA Games 32 - Ảnh: NAM TRẦN

Buổi lễ bế mạc SEA Games 31 đã diễn ra đơn giản, ngắn gọn nhưng súc tích. Tham dự buổi lễ bế mạc có sự hiện diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan trung ương và thủ đô Hà Nội.

Tiếp theo là phần vinh danh thành tích các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 và linh vật sao la cũng tái hiện trên sân khấu để giới thiệu 40 môn thể thao đã tranh tài tại đại hội lần này. Video ngắn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ ở SEA Games khiến cho các vận động viên xúc động. 

Hình ảnh lung linh tại lễ bế mạc - Ảnh: NAM TRẦN

Ban tổ chức cũng đã trao thưởng cho 4 vận động viên có thành tích xuất sắc nhất gồm: VĐV Nguyễn Thị Oanh [Việt Nam, điền kinh], VĐV Nguyễn Huy Hoàng [Việt Nam, bơi lội], Joshua Robert Atkinson [Thái Lan, điền kinh] và VĐV Jing Wen Quah [Singapore, bơi lội].

Sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố bế mạc SEA Games 31 là phần lễ hạ cờ. Lá cờ của SEA Games 31 và cờ của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á được hạ xuống. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trao cờ cho đại diện Ủy ban Olympic Campuchia - nước chủ nhà SEA Games 32.

DIỄN BIẾN CHÍNH LỄ BẾ MẠC: 

21h30, buỗi lễ bế mạc kết thúc. 

21h25, Sau màn trình diễn văn nghệ của Campuchia, các nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn sôi động liên khúc các bài hát ca ngợi tinh thần Việt Nam và tình đoàn kết với các giọng hát tài năng trẻ như Uyên Linh, Văn Mai Hương.. Các nghệ sĩ quan họ cũng biểu diễn những làn điệu quan họ Bắc Ninh đặc sắc. 

21h05, nước chủ nhà SEA Games 32 Campuchia "ra mắt" bằng màn trình diễn nghệ thuật ấn tượng. 

Phần biểu diễn của chủ nhà SEA Games 32 Campuchia - Ảnh: NAM TRẦN

Campuchia sẽ là chủ nhà kỳ SEA Games vào năm 2023 - Ảnh: NAM TRẦN

Văn hóa truyền thống của Campuchia thể hiện rõ qua tiết mục trên sân khấu lễ bế mạc - Ảnh: NAM TRẦN

21h, Lá cờ của SEA Games 31 và cờ của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á được hạ xuống. Lễ trao cờ Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á giữa Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng cho đại diện Ủy ban Olympic Campuchia - nước chủ nhà SEA Games 32.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng trao cờ Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á cho đại diện Ủy ban Olympic Campuchia - nước chủ nhà SEA Games 32 - Ảnh: NAM TRẦN

20h53, tiếp tục chương trình là điểm qua những con số ấn tượng ở SEA Games 31, trong đó nổi bật là con số 30 kỷ lục được thiết lập. 

20h43, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố bế mạc SEA Games 31. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố bế mạc SEA Games 31 - Ảnh: NAM TRẦN

20h39, trao thưởng cho các VĐV xuất sắc. Đó là các VĐV Nguyễn Thị Oanh [Việt Nam, điền kinh], VĐV Nguyễn Huy Hoàng [Việt Nam, bơi lội], Joshua Robert Atkinson [Thái Lan, điền kinh] và VĐV Jing Wen Quah [Singapore, bơi lội]. 

Các VĐV xuất sắc được vinh danh tại lễ bế mạc - Ảnh: NAM TRẦN

20h31, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng, chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, trưởng ban tổ chức SEA Games 31 phát biểu tổng kết. 

20h29, ban tổ chức phát video điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại SEA Games 31. 

20h25, linh vật của SEA Games 31 xuất hiện trên sân khấu để giới thiệu 40 môn thể thao thi đấu tại kỳ đại hội lần này. SEA Games 31 có 5.467 VĐV tham dự. 

Sao la - linh vật SEA Games 31 xuất hiện trên sân khấu cùng với đó là 40 môn thể thao tại SEA Games 31 - Ảnh: NAM TRẦN

Các tình nguyện viên - một bộ phận đóng góp không nhỏ vào thành công của SEA Games 31 - Ảnh: NAM TRẦN

20h21, vinh danh thành tích các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31. Các đoàn lần lượt được xướng tên kèm theo thành tích tại SEA Games 31. Xuất hiện cuối cùng là đoàn thể thao Việt Nam.

20h28, nghi thức chào cờ. 

20h, lễ bế mạc bắt đầu với phần giới thiệu đại biểu. Buổi lễ bế mạc có sự hiện diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan trung ương và thủ đô Hà Nội.

Các đại biểu quốc tế có Phó thủ tướng Campuchia, Trưởng ban tổ chức SEA Games 32, các vị bộ trưởng, đại sứ và trưởng đoàn thể thao các nước dự SEA Games 31.

Tiết mục hát chào mừng lễ bế mạc - Ảnh: NAM TRẦN

Quang cảnh lễ bế mạc - Ảnh: NAM TRẦN

Chủ Đề