Visa tị nạn tiếng nhật là gì

Ứng dụng chứng nhận tình trạng tị nạn là gì?

Ở nơi đầu tiên, hệ thống công nhận người tị nạn ở Nhật Bản được thành lập ở 1982, hiệp ước về tình trạng của người tị nạn [sau đây gọi là "hiệp ước tị nạn"] và giao thức về tình trạng của người tị nạn [sau đây là "Nghị định thư"] được ban hành tại Nhật Bản.

Đơn xin nhận người tị nạn có nghĩa là những người hiện đang cư trú tại Nhật Bản là thành viên của chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, một nhóm xã hội cụ thể hoặc những người có thể bị bức hại vì lý do chính trị Để làm một ứng dụng cho trình độ chuyên môn về tình trạng người tị nạn để làm như vậy.

Số người đăng ký chứng nhận tình trạng người tị nạn trong năm 2014 là 5,000 và chỉ những người 11 mới được công nhận tình trạng người tị nạn.

Quyền và lợi ích của công dân nước ngoài đã được chứng nhận là người tị nạn Nếu bạn được chứng nhận là người tị nạn, bạn sẽ có các quyền và lợi ích sau đây.

1. Nới lỏng một phần yêu cầu về thường trú Cho phép có được thường trú theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngay cả khi một trong những yêu cầu về thường trú, nghĩa là có tài sản hoặc kỹ năng cần thiết để kiếm sống độc lập, không được đáp ứng Có thể

2. Cấp giấy chứng nhận du lịch tị nạn Nếu người nước ngoài đã được chứng nhận là người tị nạn sẽ đi du lịch nước ngoài, có thể được cấp giấy chứng nhận du lịch tị nạn. Bạn có thể nhập và rời Nhật Bản bao nhiêu lần tùy ý trong thời hạn hiệu lực được ghi trong chứng nhận này.

3. Các quyền khác nhau được quy định trong Công ước về người tị nạn Công dân nước ngoài được công nhận là người tị nạn được đối xử giống như công dân và công dân bình thường ở các quốc gia đã ký Công ước. Tại Nhật Bản, trình độ nhận lương hưu quốc gia, trợ cấp chăm sóc trẻ em và trợ cấp phúc lợi cũng giống như của người dân Nhật Bản.

Tài liệu cần thiết cho ứng dụng tình trạng người tị nạn 1. Đơn xin nhận người tị nạn 2. Các tài liệu xác nhận rằng người nộp đơn là người tị nạn, hoặc một tuyên bố nói rằng đó là người tị nạn 1 3. Ảnh 2 lá [3 lá chưa có được tình trạng cư trú] 4. Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện [Nếu bạn không thể gửi nó, một tuyên bố bằng văn bản mô tả lý do bạn không thể gửi] 5. Nếu bạn có thẻ cư trú, thẻ lưu trú

6. Đối với những người đã nhận được sự cho phép hạ cánh tạm thời, cho phép hạ cánh phi hành đoàn, cho phép hạ cánh khẩn cấp, cho phép hạ cánh do gặp nạn, hoặc cho phép tị nạn tạm thời, những giấy phép đó, giấy phép phóng thích tạm thời để giải phóng tạm thời Một cuốn sách

Những người có thể áp dụng · Người nộp đơn

· Nếu người nộp đơn dưới 16 tuổi và không thể nộp đơn vì bệnh hoặc lý do khác, người thân có thể nộp đơn xin thay thế.

Người nộp đơn
Thẩm quyền của cơ quan di trú khu vực đối với khu dân cư

Luôn cập nhật các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm việc tại các tỉnh: Hokkaido, ChiBa, Osaka, Tokyo, Saitama, Fukui, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Fukouka, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Okayama…

Các đơn hàng này đều tập trung vào những ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản mà thực tập sinh rất thích: Thực phẩm, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, may mặc, thủy sản...

Tuyển chọn lao động tại các tỉnh: TP Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,  Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Những bài viết người lao động nên xem: Tổng chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hồ sơ thủ tục đi làm việc tại Nhật Bản, Mức lương cao nhất người lao động có thể nhận khi sang Nhật làm việc, Điều kiện để đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản làm việc, Những ngành nghề nào dễ trúng tuyển khi đăng kí đi XKLĐ Nhật Bản...

Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Nhiều du học sinh hết hạn visa hoặc thực tập sinh, kỹ sư hết hạn hợp đồng muốn ở lại Nhật đã tìm cách xin visa tị nạn tại Nhật Bản. Câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn là loại visa này có dễ không, cần điều kiện gì để được cấp? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc này của bạn.

Điều kiện xin visa tị nạn tại Nhật Bản

Theo Hiệp định và giao ước người tị nạn, tị nạn dùng để chỉ “những người bị hoặc có thể bị đàn áp do các quan điểm về chính trị, tôn giáo, chủng tộc; họ không nhận được sự bảo hộ của chính quyền nơi đó, hoặc không muốn nhận sự bảo hộ đó”. Những người chạy trốn khỏi đất nước chiến tranh cũng không được công nhận là người tị nạn.

Do đó, điều kiện để xin visa tị nạn tại Nhật Bản là phải làm xong thủ tục tại Cục Xuất Nhập Cảnh ở các địa phương và chờ xét duyệt. Lúc này, bạn mới được xem là người xin tị nạn và xem xét đến khả năng được cấp visa dành cho người tị nạn.

Nếu xin được visa tị nạn Nhật, bạn sẽ được định cư hợp pháp ở Nhật, hưởng các chính sách phúc lợi của Nhật và lao động tự do không phân biệt ngành nghề. Đây cũng là nguyên nhân khiến số người xin visa tị nạn ở Nhật luôn rất cao. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, nếu bạn không được xét duyệt cấp visa tị nạn, bạn sẽ khó xin lại loại visa khác và khả năng cao phải về nước.

Xin visa tị nạn tại Nhật Bản dễ không?

Trên thực tế, xin visa tị nạn tại Nhật Bản không hề dễ bởi số người xin rất nhiều và có xu hướng tăng qua mỗi năm. Cụ thể, một thống kê của Cục Xuất nhập cảnh về số người xin visa tị nạn qua các năm như sau:

- Năm 2015 có 7,568 người đăng ký xin visa tị nạn

- Năm 2016 có 10,901 người đăng ký xin visa tị nạn

- Năm 2017 có 19,628 người đăng ký, tăng gần 80% so với các năm trước.

Trong đó, số người xin visa chủ yếu đến từ Philipines, Việt Nam, Sri Lanka,...

Với số người xin visa tị nạn tăng quá nhanh nên Nhật Bản đã có chính sách siết chặt việc cấp visa này. Như vậy, bạn có thể thấy xác suất xin được visa tị nạn của Nhật rất thấp. Vậy làm thế nào để tăng khả năng xin được visa tị nạn? Dưới đây là hướng dẫn xin visa tị nạn ở Nhật Bản dành cho bạn.

Thủ tục xin visa tị nạn ở Nhật Bản

Sau khi làm xong thủ tục để được công nhận là người tị nạn tại Cục Xuất Nhập Cảnh, bạn tiến hành làm hồ sơ bao gồm mẫu đơn xin visa tị nạn ở Nhật và các loại giấy tờ tùy thân khác. Bạn cũng nên tham khảo trước cách viết hồ sơ xin visa tị nạn Nhật Bản để điền chính xác.

Theo quy định mới của Nhật, người xin visa tị nạn sau 2 tháng nộp hồ sơ sẽ chia thành 4 trường hợp:

- Trường hợp 1: Hồ sơ có khả năng cao được chấp nhận.

- Trường hợp 2 và 3: Hồ sơ không phù hợp và hồ sơ nộp lại.

- Trường hợp 4: Hồ sơ chưa xác định, Cục xuất nhập cảnh sẽ tiếp tục điều tra thêm thông tin về bạn.

Tóm lại, nếu hồ sơ của bạn thuộc trường hợp 2,3 và 4 thì trong thời gian chờ kết quả, bạn đều không được đi làm vì không được cấp visa “hoạt động đặt biệt”. Một khi hết hạn lưu trú mà hồ sơ chưa xét xong thì bạn vẫn bị buộc phải về nước.

Khi hồ sơ bị từ chối, trong hồ sơ của bạn sẽ bị lưu là đã từng xin visa tị nạn giả mạo và bạn sẽ không thể xin lại visa khác. “Vết đen” cũng ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân và gia đình bạn nếu nhập cảnh vào Nhật sau này.

Trên thực tế, việc xin visa tị nạn tại Nhật Bản không được khuyến khích vì loại visa này chỉ dành cho những người thực sự khó khăn. Thêm vào đó, xác suất xin được visa rất thấp nên visa tị nạn không phải là phương án khả thi để bạn tiếp tục ở lại Nhật và làm việc.

Ngoài ra, kể cả khi bạn xin được visa tị nạn Nhật Bản và ở lại làm việc thì các công ty cũng không mặn mà với loại visa này, trừ khi đó là xưởng sản xuất cần tuyển lao động phổ thông.

Đó là toàn bộ thông tin về xin visa tị nạn tại Nhật Bản mà bạn nên tham khảo trước khi có ý định xin visa. Hãy cân nhắc thật kỹ yêu cầu trước khi quyết định xin dạng visa “nhạy cảm” này.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.

Chúc các bạn thành công !

Visa [còn gọi là thị thực nhập cảnh] là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Và từ lâu, vấn đề về visa và những điều kiện để được cấp visa được nhiều người quan tâm đặc biệt. Riêng đối với Nhật Bản, vấn đề cấp visa cũng có những điều kiện riêng và có những từ vựng khác nhau về những loại visa để nhiều người phân biệt. Đây là các dạng visa để người nước ngoài sống ở Nhật: 留学 Ryuugaku [lưu học] = Visa du học 定住 Teijuu [định trú] = Visa định trú 永住 Eijuu [vĩnh trú] = Visa cư trú vĩnh viễn [vĩnh trú] 永住者配偶者 Eijuusha haiguusha [Vĩnh trú giả phối ngẫu giả] = Người là vợ/chồng của người có vĩnh trú 日本人配偶者 Nihonjin haiguusha [Nhật Bản nhân phối ngẫu giả] = Vợ/chồng của người Nhật 家族滞在 Kazoku taizai [gia tộc đới tại] = Sống cùng gia đình 難民 Nanmin [nạn dân] = Dân tị nạn => Xin visa định trú 就労ビザ Shuurou biza [tựu lao visa] = Visa lao động 観光ビザ Kankou biza [quan quang visa] = Visa du lịch 商用/観光ビザ Shouyou/Kankou visa [thương dụng, quan quang] = Visa business / du lịch 投資経営ビザ Toushi keiei biza [đầu tư kinh doanh] = Visa kinh doanh, đầu tư Để đi làm thêm thì bạn cần có một trong các visa từ 1 tới 8. Ngon nhất theo tôi có lẽ là 難民ビザ Nanmin biza = cư trú với tư cách dân tị nạn. Ngày xưa có nhiều người vượt biển sang Nhật hiện vẫn giữ tư cách lưu trú “nanmin”. かっこよくない kakko yokunai? Không cool sao? Cần phân biệt ビザ [visa] với COE [Certificate Of Eligibility]: ビザ: Visa, hay gọi là “thị thực”, là tờ giấy dán vào hộ chiếu của bạn, cho phép bạn sống tại Nhật với thời hạn cụ thể. Khi sắp hết hạn [trong vòng 90 ngày] bạn phải đi gia hạn bằng hồ sơ thích hợp. Tiếng Nhật gọi visa chính thức là 査証 sashou [tra chứng]. COE: Là 在留資格認定証明書 Zairyuu shikaku nintei shoumeisho [tại lưu tư cách nhận định chứng minh thư” = Giấy chứng nhận cấp tư cách lưu trú Khi nộp hồ sơ du học, bạn sẽ được cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp COE, sau đó mới đi xin visa. Các công ty du học quảng cáo “Đậu visa 100%” là KHÔNG CHÍNH XÁC, hoặc là LỪA BẠN. Bởi vì nếu bạn không đậu COE thì họ sẽ nói là “chúng tôi không vi phạm lời hứa vì bạn phải có COE thì xin visa sẽ đậu 100%”. Nhưng về cơ bản có COE thì xin visa chỉ là thủ tục và đậu 100% thật. Liệu có nên tin những công ty nói không chính xác và cũng không giải thích chính xác cho bạn? Bạn phải tự phán đoán thôi. Để được làm thêm tại Nhật Bạn phải có “giấy cho phép hoạt động ngoại khóa” 資格外活動許可書 Shikakugai katsudou kyokasho” [tư cách ngoại hoạt động hứa khả thư]. Giấy này xin tại đâu? Bạn điền biểu mẫu xin giấy phép này và nộp tại sân bay khi làm thủ tục nhập cảnh. Saroma sẽ chuẩn bị cho bạn biểu mẫu này và hướng dẫn bạn cách điền khi bạn sắp đi du học. Ngoài ra, nếu được thì lấy người Nhật là bạn có thể ở Nhật lâu dài, gọi là visa hôn nhân. Điều kiện để cư trú vĩnh viễn tại Nhật Để xin 永住 Eijuu [vĩnh trú] bạn phải sống ở Nhật từ 10 năm trở lên và đi làm đóng thuế từ 5 năm trở lên [phải là dạng visa lao động chứ không phải là làm thêm arubaito]. Nếu bạn du học, thì thường bạn học cũng hết hơn 5 năm. Do đó, chịu khó đi làm công ty thêm 5 năm là đủ tư cách xin. Có vĩnh trú thì bạn có thể thoải mái ra vào Nhật mà không cần xin visa, giống người Nhật, trừ mỗi việc là không được BẦU CỬ. Điều kiện nhập quốc tịch Nhật Bạn phải sống ở Nhật không dưới 5 năm, có công ăn việc làm để mưu sinh được ở Nhật. Xem Điều kiện xin nhập quốc tịch Nhật tại Yurika Japan Life. Có nhiều con đường để định cư tại Nhật và hãy coi nó là một LỰA CHỌN của bạn.

Xem thêm bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề