Vô hạn + vô hạn bằng bao nhiêu

Cấp số nhân lùi vô hạn là phần kiến thức quan trọng trong chương trình Toán THPT. Bài viết của VUIHOC dưới đây sẽ giúp các em tổng hợp lý thuyết, công thức tính tổng cấp số nhân lùi vô hạn cùng các bài tập giúp các em có thể ghi nhớ và vận dụng tốt, từ đó đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.

Mục lục bài viết

{{ section?.element?.title }}

{{ item?.title }}

Mục lục bài viết x

{{section?.element?.title}}

{{item?.title}}

1. Cấp số nhân lùi vô hạn là gì?

Như chúng ta đã biết, cấp số nhân có thể được hiểu là một dãy số [vô hạn hoặc hữu hạn] mà các số hạng trong đó, kể từ số hạng thứ hai trở đi, đều là tích của số hạng đứng ngay trước nó với q [q là một số không đổi].

Cấp số nhân $U_{n}$ được xác định bởi: $u_{1}=a,u_{n+1}=u_{n}.q [n\epsilon N^{*}]$, q được gọi là công bội.

Như vậy, có thể hiểu cấp số nhân có dạng: $x,xq,xq^{2},xq^{3},xq^{4},...$ với x là số hạng đầu tiên và q là công bội.

Ví dụ: cấp số nhân có số hạng đầu là 3, công bằng 2 là: 3;6;12;18;36,...

Ta có khái niệm cấp số nhân lùi vô hạn như sau:

Cấp số nhân lùi vô hạn là một cấp số nhân mà có công bội q với $\left | q \right |< 1$.

Ví dụ: Các dãy số sau đều là cấp số nhân lùi vô hạn:

a, $1;\frac{1}{5};\frac{1}{5^{2}};...;\frac{1}{5^{n-1}};...$

b, $2;-1;\frac{1}{2};-\frac{1}{3^{2}};...;\left [ -1 \right ]^{n-1}\frac{1}{2^{n-2}};...$

c, $\frac{1}{2};\frac{1}{4};\frac{1}{8};\frac{1}{16};...$

 

2. Công thức tính tổng các cấp số nhân lùi vô hạn và ví dụ minh họa

Tổng của tất cả các số hạng trong một cấp số nhân lùi vô hạn là một giá trị hữu hạn và hoàn toàn có thể tính được. 

Giả sử ta có cấp số nhân lùi vô hạn $U_{n}$. 

Khi đó tổng của các số hạng thuộc $U_{n}$ là:

$S_{n}=u_{1}+u_{2}+u_{3}+...+u_{n-1}+u_{n}$
$\Rightarrow S_{n}=u_{1}\frac{1-q^{n}}{1-q}$

Giới hạn hai vế ta sẽ được:

$S=\frac{u_{1}}{1-q}$

Đây cũng chính là công thức tính tổng các cấp số nhân lùi vô hạn

Ví dụ 1: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn $U_{n}$ với $U_{n}=\left [ \frac{1}{3} \right ]^{n}$

Lời giải: 

Ta có: $u_{1}=\frac{1}{3},q=\frac{1}{3}$

Áp dụng công thức tính tổng cấp số nhân lùi vô hạn:

$S=\frac{u_{1}}{1-q}\Leftrightarrow S=\frac{\frac{1}{3}}{1-\frac{1}{3}}=\frac{1}{2}$

Ví dụ 2: Cho cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu là 4, công bội là ½. Hãy tính tổng tất cả các số hạng thuộc cấp số nhân đó.

Lời giải:

Áp dụng công thức ta tính được tổng tất cả các số hạng của cấp số nhân đó là:

$S=\frac{4}{1-\frac{1}{2}}=8$

Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT đạt 9+ môn Toán

 

3. Một số bài tập trắc nghiệm tổng cấp số nhân lùi vô hạn [có lời giải]

Câu 1: Cấp số nhân lùi vô hạn sau đây có tổng các số hạng là:

$\frac{1}{2};-\frac{1}{4};\frac{1}{8};...;\frac{[-1]^{n+1}}{2^{n}};...$

A. $\frac{1}{5}$

B. $\frac{1}{7}$

C. $\frac{1}{9}$

D. $\frac{1}{3}$

Lời giải: Đây là cấp số nhân vô hạn có $u_{1}=\frac{1}{2}, q=-\frac{1}{2}$

Tổng S là S=$\frac{u_{1}}{1-q}\Leftrightarrow S=\frac{\frac{1}{2}}{1+\frac{1}{2}}=\frac{1}{3}$

Đáp án cần chọn: D. 13

Câu 2: $U_{n}=-1;-\frac{1}{2};\frac{1}{4};-\frac{1}{8};...;\left [ -\frac{1}{2} \right ]^{n-1}...S_{n}$ có kết quả bằng?

A. $\frac{7}{3}$

B. $\frac{1}{3}$

C. $\frac{2}{3}$

D. $\frac{5}{3}$

Lời giải: Ta xác định được $u_{1}=1,q=-\frac{1}{2}$

Tổng $S_{n}=\frac{u_{1}}{1-q}\Leftrightarrow S=\frac{1}{1+\frac{1}{2}}=\frac{2}{3}$

Đáp án cần chọn C.$\frac{2}{3}$

Câu 3: Tìm số hạng tổng quát của cấp số nhân lùi vô hạn khi có tổng bằng 3 và công bội bằng $\frac{2}{3}$:

A. 1

B. $\left [ \frac{2}{3} \right ]^{n}$

C. $\left [ \frac{2}{3} \right ]^{n-1}$

D. $\left [ \frac{2}{3} \right ]^{n+1}$

Lời giải: $S_{n}=\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{u_{1}}{1-\frac{2}{3}}=3=>u_{1}=1$

Đáp án cần chọn: C.$\left [ \frac{2}{3} \right ]^{n-1}$

Câu 4: Hãy tìm tổng của dãy số sau:

$-1+\frac{1}{10}+\frac{1}{10^{2}}-\frac{1}{8},...\frac{-1^{n}}{10^{n-1}}...$

A. $\frac{1}{11}$

B. $\frac{5}{11}$

C. $\frac{8}{11}$

D. $-\frac{10}{11}$

Lời giải: $U_{n}=\frac{-1^{n}}{10^{n-1}};U_{n+1}=\frac{[-1]^{n+1}}{10^{n-1}+1}$
$\Rightarrow U_{n+1}=-\frac{1}{10}U_{n}$

Tổng các số lập thành một cấp số nhân lùi vô hạn với $u_{1}=-1, q=-\frac{1}{10}$

=> S=$\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{-1}{1+\frac{1}{10}}=\frac{-10}{11}$

Đáp án cần chọn: D. $\frac{-10}{11}$

Câu 5: Tổng của một số nhân lùi vô hạn có kết quả là $\frac{5}{3}$ trong đó tổng 3 số hạng đầu bằng $\frac{39}{25}$. Hãy tìm $u_{1}$ và q cấp số đó?

A. $u_{1}=1,q=\frac{2}{5}$

B. $u_{1}=1,q=-\frac{2}{5}$

C. $u_{1}=-1,q=\frac{2}{5}$

D. $u_{1}=-1,q=-\frac{2}{5}$

Lời giải: 

Đáp án cần chọn: A. $u_{1}=1,q=\frac{2}{5}$

Câu 6: Tính tổng S của $U_{n}$:

$U_{n}=\frac{1}{2}-\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+...+\frac{[-1]^{n+1}}{2^{n}}$

A. $\frac{1}{3}$

B. $-\frac{1}{3}$

C. $-\frac{2}{3}$

D. $\frac{2}{3}$

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có: $u_{1}=\frac{1}{2}, q=-\frac{1}{2}$

=> $S=\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{1}{1+\frac{1}{2}}=\frac{1}{3}$

Đáp án cần chọn: A. $\frac{1}{3}$

Câu 7: Tổng của cấp số nhân sau là:

$\frac{-1}{2};\frac{1}{4};\frac{-1}{8};...;\frac{[-1]^{k}}{2^{n}};...$

A. $\frac{1}{3}$

B. $-\frac{1}{3}$

C. $-\frac{1}{3}$

D. -1

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có: $u_{1}=\frac{-1}{2},q=\frac{-1}{2}$

=> S=$\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{\frac{-1}{2}}{1+\frac{1}{2}}=\frac{-1}{3}$

Đáp án cần chọn: B.$\frac{-1}{3}$

Câu 8: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn sau: $\frac{1}{3};-\frac{1}{9};\frac{1}{27};...;\frac{[-1]^{n+!}}{3^{n}};...$

A. $\frac{1}{4}$

B. $\frac{1}{2}$

C. $\frac{3}{4}$

D. 4

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có:

$u_{1}=\frac{1}{3},q=\frac{-1}{3}$
=>$S= \frac{u_{1}}{1-q}=\frac{\frac{1}{3}}{1+\frac{1}{2}}=\frac{1}{4}$

Đáp án cần chọn: A.$\frac{1}{4}$

Câu 9: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn sau:

$2;-1;\frac{1}{2};-\frac{1}{4};\frac{1}{8};...\frac{[-1]^{n+!}}{2^{n}};...$

A. $\frac{4}{3}$

B. $\frac{1}{3}$

C. $-\frac{1}{3}$

D. $\frac{2}{3}$

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có: $u_{1}=2,q=\frac{-1}{2}$

=> S=$\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{2}{\frac{1}{2}+2}=\frac{4}{3}$

Đáp án cần chọn: A. $\frac{4}{3}$

Câu 10: Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn sau đây là:

$3;-1;\frac{1}{3};-\frac{1}{9};\frac{1}{27};...;\frac{[-1]^{n+!}}{3^{n}};...$

A. $\frac{1}{4}$

B. $\frac{1}{2}$

C. $\frac{9}{4}$

D. 4

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có: $u_{1}=3,q=\frac{-1}{3}$
=> S=$\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{3}{1+\frac{1}{3}}=\frac{9}{4}$

Đáp án cần chọn: C. $\frac{9}{4}$

Câu 11: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn sau:

$-\frac{1}{4};\frac{1}{16};-\frac{1}{64};...;\frac{[-1]^{n}}{4^{n}};...$

A. $-\frac{1}{5}$

B. $-\frac{1}{3}$

C. $\frac{1}{5}$

D. $-\frac{5}{16}$

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có: $u_{1}=\frac{-1}{4},q=\frac{-1}{4}$

S=$\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{\frac{1}{4}}{1+\frac{1}{4}}=-\frac{1}{5}$

Đáp án cần chọn: A. $-\frac{1}{5}$

Câu 12: Câu nào dưới đây là đáp án đúng:

A. Cấp số nhân lùi vô hạn có công bội q thì tổng S=$\frac{u_{1}}{1-q}$

B. $u_{1}=3,q=\frac{-1}{3}$
=>S=$\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{3}{1-\frac{1}{3}}=\frac{9}{2}$

C. Cấp số nhân lùi vô hạn có $u_{1}=15, S=60=>q=\frac{3}{4}$

D. Cấp số nhân lùi vô hạn có $u_{1}=-4, S=-169=>q=-\frac{5}{4}$

Đáp án cần chọn: C. Vì  q=$\frac{3}{4}$ Đây là cấp số nhân lùi vô hạn có S=$\frac{u_{1}}{1-q}=60$

Câu 13: Cấp số nhân lùi vô hạn có $u_{1}=-50, S=100$. Tìm 5 số hạng đầu của cấp số đó

A. 50; 25; 12,5; 6,5; 3,25

B. 50; 25; 12,5; 6,5; 3,125

C. 50; 25; 12,5; 6,25; 3,125

D. 50; 25; 12,25; 6,125; 3,025

Lời giải: Dựa vào công thức tính tổng ta tính được q=$\frac{1}{2}$

Chọn đáp án C

Câu 14: Cấp số nhân lùi vô hạn có $u_{1}=-1,q=x$ .Tìm 3 số hạng đầu của cấp số nhân lùi vô hạn đó:

A. $-1;x;-x^{2}$

B. $-1;x;x^{2}$

C. $-1;-x;-x^{2}$

D. $1;x;-x^{2}$

Đáp án cần chọn: C. $-1;-x;-x^{2}$

Câu 15: Cấp số nhân lùi vô hạn có $u_{1}=-x, q=x^{2}$.Tìm 3 số hạng đầu của cấp số nhân lùi vô hạn đó:

A. $-x;x^{3};x^{5}$

B. $-x;x^{3};x^{4}$

C. $-x;x^{3};x^{6}$

D. $-x;-x^{3};-x^{6}$

Đáp án cần chọn: D. $-x;-x^{3};-x^{6}$

Câu 16: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn sau:

$5;\sqrt{5};1;\frac{1}{\sqrt{5}};...$

A. $\frac{5\sqrt{5}}{1-\sqrt{5}}$

B. $\frac{5\sqrt{5}}{-1+\sqrt{5}}$

C. $\frac{1-\sqrt{5}}{5\sqrt{5}}$

D. $\frac{5\sqrt{5}}{1+\sqrt{5}}$

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có: $u_{1}=5,q=\frac{1}{\sqrt{5}}$

S=$\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{5}{1+\frac{1}{\sqrt{5}}}=\frac{5\sqrt{5}}{1+\sqrt{5}}$

Đáp án cần chọn: D. $\frac{5\sqrt{5}}{1+\sqrt{5}}$

Câu 17: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn sau: -3; 0,3; -0,03; 0,003;...

A. $-2\frac{8}{11}$

B. $\frac{30}{11}$

C. $-\frac{11}{30}$

D. $\frac{11}{30}$

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có: $u_{1}=-3,q=0,1$

=> S=$\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{-3}{1+0,1}=-2\frac{8}{11}$

Đáp án cần chọn: A. $-2\frac{8}{11}$

Câu 18: Tính: S=$2-\sqrt{2}+1-\frac{1}{\sqrt{2}}+...$

A. $4+2\sqrt{2}$

B. $4-2\sqrt{2}$

C. $-4+2\sqrt{2}$

D. $-4-2\sqrt{2}$

Lời giải:

$U_{n}$ chính là cấp số nhân có: $u_{1}=2,q=\frac{1}{\sqrt{2}}$

$S=\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{2}{1-1\sqrt{2}}=4-2\sqrt{2}$

Đáp án cần chọn: B. $4-2\sqrt{2}$

Câu 19: Tìm q của cấp số nhân lùi vô hạn sau:

$\frac{1}{4};\frac{1}{16};\frac{1}{64};...;\frac{[1]^{n}}{4^{n}};...$

A. $\frac{1}{4}$

B. 4

C. -4

D. $-\frac{1}{4}$

Đáp án cần chọn: A. $\frac{1}{4}$

Câu 20: Một cấp số nhân lùi vô hạn có tổng các số hạng bằng 56, tổng bình phương các số hạng bằng 448. Số hạng đầu tiên của cấp số nhân đó là?

A. 13

B. 14

C. 15

D. 16

Lời giải: 

$\left\{\begin{matrix}
S_{n}=\frac{u_{1}}{1-q}=56\\ u_{1}^{2}+u_{2}^{2}+...+u_{n}^{2}=449\end{matrix}\right.$

 $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
u_{1}=56[1-q]\\ u_{1}^{2}[1+q^{2}+q^{4}+...+q^{2n-2}]=448\end{matrix}\right.$

$\Rightarrow u_{1}^{2}.\frac{1}{1-q^{2}}=448$
$\Rightarrow \frac{56^{2}[1-q]}{1+q}=448\Rightarrow q=\frac{3}{4}$
$\Rightarrow u_{1}=14$

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Hy vọng sau bài viết này, các em học sinh đã nắm được cấp số nhân lùi vô hạn là gì, ghi nhớ công thức và biết được cách tính tổng các số hạng của một cấp số nhân lùi vô hạn trong chương trình Toán 11. Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả cao. Hãy truy cập Vuihoc.vn và đăng ký khóa học để học thêm nhiều bài học bổ ích khác nhé!

Vô hạn vô hạn bao nhiêu?

Vô hạn, vô cực, vô tận [ký hiệu: ∞] là một khái niệm mô tả một cái gì đó mà không có bất kỳ giới hạn nào, hoặc một cái gì đó lớn hơn bất kỳ số tự nhiên nào.

Như thế nào là dãy số vô hạn?

Số vô hạn là các số được định nghĩa là vô hạn [transfinite] nếu chúng chỉ lớn hơn số hữu hạn, chứ không phải là vô hạn tuyệt đối [infinity] một cách cần thiết.

Vô cực có nghĩa là gì?

Trong toán học, biểu tượng vô cực có nghĩa là không có giới hạn hay vô cùng, vô hạn. Ở thời cổ đại, ký hiệu vô cực [Infinity] được gọi là Ouroboros là biểu tượng của sự vô tận được sử dụng rộng rãi ở nhiều nền văn hóa trên thế giới trong suốt chiều dài lịch sử.

Số 8 nằm ngang có nghĩa là gì?

Thần số học số 8 có nhiều điểm mạnh nhưng nổi bật nhất là có sức mạnh về tài chính và quyền lực. Nhờ đó, người có số 8 chủ đạo sẽ sở hữu những lợi thế sau đây: Làm chủ vật chất, tiền tài: Số 8 khi đặt nằm ngang có nghĩa là vô cực, thể hiện một giá trị vô hạn, vô tận.

Chủ Đề