Xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

(HBĐT) -Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Theo đó, phạt tiền từ 40 - 45 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về buôn bán thuốc BVTV sau:

- Thuốc hết hạn sử dụng; không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên;

- Thuốc trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kg (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kg (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm;

- Thuốc không có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100 - dưới 200 triệu đồng.

Hiện hành, bán thuốc BVTV thuộc danh mục cấm có khối lượng từ 30 kg (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kg (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng.

 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 18/2/2020.

Đ.H (TH)

Nhằm bảo đảm cho sự sinh trưởng, phát triển toàn diện của thực vật cũng như tránh ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, Nhà nước đặt ra các hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hành vi vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Vi vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, được quy định tại Điều 25 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016, sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 25. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú y;

b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá dưới 5.000.000 đồng;

c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn;

d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm;

c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;

d) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá dưới 5.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc 3 lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm;

c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh;

d) Bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người không có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc tổ chức không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

đ) Hướng dẫn sử dụng cho người mua thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật;

e) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc;

g) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 10 kilôgam (hoặc 10 lít) thuốc thành phẩm;

c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 10 kilôgam (hoặc 10 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm;

c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm;

c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:

a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên;

b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm;

c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;

b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”

Thực vật

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết.

Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, Thực vật theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 là cây và các sản phẩm của cây.

Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Căn cứ vào Khoản 2,3 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013.

Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.

Người trực tiếp quản lý, điều hành của tổ chức hành nghề là người được bầu ra, được cử để trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức hành nghề bởi các thành viên của tổ chức hành nghề, theo quy trình được quy định trong điều lệ của tổ chức hành nghề.

Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ vào Khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật là  chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Theo đó buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là việc trao đổi chất hoặc hỗn hợp nêu trên để lấy tiền hoặc một loại hàng hóa, lợi ích khác.

Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ vào Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013, Điều 4 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/09/2018, điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật là:

- Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

- Kho thuốc bảo vệ thực vật

+ Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

+ Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là danh mục được quy định tại Điều 1 Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/09/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam được quy định tại Điều 1 Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/09/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 10 Điều 25 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2016, sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP là:

Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 và điểm a khoản 7 nêu trên.

Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2; điểm b, c, g khoản 3; điểm b, c khoản 4; điểm b, c khoản 5; điểm b, c khoản 6; điểm b, c khoản 7 và khoản 8 nêu trên.

Căn cứ vào Điều 3, 4,  Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 05/07/2016, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thứ nhất, về hình thức xử phạt

- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gồm: Giấy chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng; Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng; Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng; Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Thứ hai, mức phạt tiền quy định

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thứ ba, về trách nhiệm thi hành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi Tiết, tổ chức thi hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành những gì được hướng dẫn.

Do hành vi có mức phạt trên 500.000 đồng  sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:

Bước 1:  Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định tại Điều 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/05/2012. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực này áp dụng theo Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

- Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có thẩm quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a,c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ Điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 35.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

- Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ Điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

- Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.500.000.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng an ninh kinh tế, Trưởng phòng an ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng an ninh thông tin có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

- Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt 10.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

- Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 10.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 15.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 25.000.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh