Xương chân to phải làm sao

Tôi bị gãy xương cẳng chân 4 tháng trước đã bó bột, nay đã tháo bột nhưng bác sĩ bảo xương không liền được. Tôi phải điều trị thế nào cho hiệu quả vì phải đi làm lại sau dịch. Công việc của tôi cũng cần vận động tay chân nhiều? [Hồ Minh]

Trả lời:

4 tháng trước, anh bị té gãy xương cẳng chân. Xương gãy của anh có thể không bị lệch nhiều cho nên bác sĩ điều trị bảo tồn bằng cách bó bột mà không cần phải mổ. Thông thường, xương cẳng chân cần khoảng thời gian 4-6 tháng để hình thành các can xương một cách tương đối. Lúc đó, khi chụp X-quang, bác sĩ thấy trên phim xương đã lành sẽ tháo bột cho bệnh nhân.

Trường hợp của bạn còn sớm để bảo rằng xương chưa liền mà có thể nói rằng chậm liền xương [tức thời gian xương lành chậm hơn với những trường hợp bình thường]. Bạn có thể giữ xương đã bó bột và chờ đợi thêm 1-2 tháng nữa nhưng cần tái khám thường xuyên. Bác sĩ sẽ chụp X-quang để đánh giá tháng này xương có mọc ra nhiều hơn tháng trước hay không.

Bó bột là phương pháp bảo tồn, chưa cần đến phẫu thuật. Ảnh: Freepik

Hiện nay, với những phương pháp kết hợp xương hiện đại, bác sĩ chỉ cần rạch đường da nhỏ, đóng một chiếc đinh vào xương cẳng chân nên có thể vận động sớm. Bạn có thể cân nhắc phương pháp này. Thay vì bạn mang bó bột 1-2 tháng nữa và chưa chắc xương có liền hay không thì có thể tiến hành phẫu thuật ngay.

Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đóng đinh để giải phóng khỏi bột. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể xem xét các yếu tố kích thích xương cho mau lành hơn. Ví dụ như ghép xương thì bác sĩ sẽ lấy một xương ở vùng chậu để ghép vùng cần cho xương lành nhanh hơn hoặc dùng chế phẩm nhân tạo bơm vào trong ổ gãy.

Bệnh nhân bị bó bột vài tháng sẽ ảnh hưởng đến công việc. Nhiều bệnh nhân thường hỏi bác sĩ phẫu thuật có tốn chi phí nhiều hơn so với hình thức bảo tồn. Trường hợp của bạn có thể làm phép so sánh: bó bột trong 4-6 tháng và đóng đinh vào vùng xương gãy nằm viện chỉ 3-5 ngày là có thể xuất viện. Sau khoảng 10-14 ngày phẫu thuật, bệnh nhân được cắt chỉ và có thể đi làm lại sớm để kiếm tiền. Tôi khuyên anh nên đi khám lại để cân nhắc bài toán nào tối ưu cho anh lúc này.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đình Khoa
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

    Đang tải...
  • {{title}}

Video liên quan

Chủ Đề