Ý nghĩa của cách mạnh tháng 8 là gì

02 Tháng 04, 2019

Trong Lịch sử Việt Nam cách đây 74 năm, tháng 8 năm 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền trong cả nước. Vậy ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 năm 1945 là gì?

Xem thêm: Lịch sử chính thức trở thành môn thi thứ tư vào lớp 10 tại Hà Nội

Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

Đội Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập [22/12/1944] chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng 8-1945

Trước khi đi vào ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Chúng ta cùng điểm qua những nét chính diễn biến cuộc Cách mạng tháng 8 trong lịch sử nước ta năm 1945.

Lệnh tổng khởi nghĩa

Ngày 13/8/1945, khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng họp Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào:

– Quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc trước khi Đồng minh vào.

– Lập Ủy ban khởi nghĩa. Và ngay trong đêm 13/8 ra Quân lệnh số 1 – Hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.

 Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào ngày 16/8/1945

Nội dung chính của Đại hội là:

– Tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa.

– Thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh.

– Thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam [tức chính phủ lâm thời sau này] do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

 Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội

Đội Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập [22/12/1944] chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng 8-1945

 – Từ 15/8/1945, lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội. Phong trào chuẩn bị khởi nghĩa rất khẩn trương với nhiều hình thức: Diễn thuyết, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi.

 – Sáng 19/8/1945, cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Nhà hát lớn [Hà Nội] do Việt Minh tổ chức đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình.

Do các đơn vị chiến đấu đi đầu, đánh chiếm phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát… Cuộc khởi nghĩa Hà Nội thắng lợi hoàn toàn trong ngày 19/8/1945.

Giành chính quyền trong toàn quốc

 – Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, có 4 tỉnh lị giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

 – Ngày 23/8/1945: giành chính quyền ở Huế.

 –  Ngày 25/8/1945: giành chính quyền ở Sài Gòn.

 – Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã cổ vũ nhân dân toàn quốc vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trong vòng 15 ngày [14/8/1945 – 28/8/1945], Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.

 – Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời [Ủy ban Dân tộc giải phóng] đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tham khảo ngay: “Bộ ba sát thủ” giúp 2k4 hạ gục kì thi vào 10

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 năm 1945

Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Không chỉ trong lịch sử chiến tranh Việt Nam mà có ý nghĩa đối với toàn thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào. Mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa. Một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. [Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, trang 6 [Xuất bản lần thứ hai] trang 159].

Đối với Việt Nam

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.

– Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến. Lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.

– Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do. Nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc. Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

– Đảng Cộng sản Đông Dương trở thàng Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.

Như vậy, cuộc Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử dựng nước ta.

Đối với thế giới

– Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Có ảnh hưởng to lớn đến Lào và Campuchia.

Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 năm 1945 để lại vô cùng to lớn trong lịch sử nước Việt Nam. Sự thành công của cuộc cách mạng tháng 8 là nhờ:

Nguyên nhân khách quan

Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức, Nhật của Liên Xô. Đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.

Nguyên nhân chủ quan

– Truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

– Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn. Trên cơ sở lý luận Mac Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.

– Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm. Đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại qua các cuộc khởi nghĩa.

Tài liệu ôn thi ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 năm 1945 siêu hay

Ngoài ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Các kiến thức khác trong chương trình Lịch sử cũng vô cùng quan trọng. Nhất là khi kỳ thi vào 10 ngày càng đến gần. Chính vì thế em cần tài liệu ôn thi tăng nhanh điểm số.

Nhằm giúp em ôn luyện nhẹ nhàng mà đạt kết quả cao trong 02 tháng nước rút. NXB Đại học Quốc gia và Thương hiệu CCBook – Đọc là đỗ đã cho ra đời cuốn sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Lịch sử 9.

Chi tiết sách em xem: Tại đây.

*Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Đánh giá về ý nghĩa lớn lao của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.

Tiếp tục nhấn mạnh giá trị đó, trong Bài phát biểu tại khóa họp Xô viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười, ngày 6-11-1957 đăng trên báo Nhân dân, số 1341, ngày 10-11-1957, Người lại khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng tôi”. Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền: “Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Thiên hạ gọi chúng ta là vong quốc nô.

Mít tinh của hàng vạn quần chúng nhân dân tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, sáng 19/8/1945, do Mặt trận Việt Minh tổ chức_Nguồn Tư liệu TTXVN

Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển”. Đối với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày 19 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”. Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ cũ [phong kiến, thực dân và đế quốc]: “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập”.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ thắng lợi to lớn đó, đã cổ vũ nhân dân ta kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hoàn toàn tự do, hạnh phúc.

* Đóng góp của quân dân Thường Tín trong thành công Cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình. Trong thành công đó, có một phần đóng góp của quân và dân Thường Tín cùng với cả nước đánh đổ các xiềng xích thực dân xây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

Nhìn lại lịch sử cách mạng của quân và dân Thường Tín, đầu tháng 8/1945, phong trào cách mạng ở Thường Tín đã phát triển tương đối rộng, toàn huyện có 12 làng có cơ sở cách mạng, với trên 100 quần chúng trong đoàn thể cứu quốc và hàng nghìn thanh niên thuộc tổ chức Thanh niên Xã hội đã được “Việt Minh hóa”.

Tháng 8/1945, trong khí thế diệt phát xít của thời đại, tình thế cách mạng đã sôi sục, bức thiết. Trước tình hình trên, đầu tháng 8/1945, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Chi bộ Đông Phù đã cử nữ cán bộ Nguyễn Thị Hiền xuống trực tiếp chỉ đạo phong trào Thường Tín. Với không khí sôi sục của những ngày cách mạng tháng 8/1945, Tổ cứu quốc Hà Hồi do đầu mối cứu quốc ở Bạch Mai chỉ đạo đã vạch ra kế hoạch tổ chức một cuộc tuyên truyền lớn vào ngày 18/8/1945.

Lịch sử ghi rõ: Tối 17/8/1945, Tổ Thanh niên cứu quốc Hà Hồi được cán bộ từ đầu mối chỉ đạo ở Bạch Mai [Hà Nội] giao nhiệm vụ và hướng dẫn kế hoạch chuyển ngay cuộc tuyên truyền dự kiến trước đây vào ngày 18/8/1945 thành cuộc vũ trang khỏi nghĩa giành chính quyền huyện.

Trong khi đó, lực lượng Việt Nam Cứu quốc hội Bạch Mai cũng về Thường Tín để dựa vào cơ sở quần chúng cách mạng Bình Vọng tổ chức giành chính quyền huyện. Suốt đêm 17/8/1945, Thanh niên cứu quốc Hà Hồi họp khẩn trương để chuẩn bị cho ngày hôm sau, phân công cụ thể như: mỗi đoàn viên thanh niên phải có một thứ vũ khí, vận động thanh niên các làng đi dự thật đông; một bộ phận Thanh niên cứu quốc phải học thuộc ngay trong đêm bài Tiến quân ca; giao cho 01 thanh niên phải mang đủ cờ cho ngày 18/8/1945; giao cho 26 thanh niên khỏe mạnh có vũ khí làm nòng cốt trong khi đánh chiếm phủ lỵ, sẵn sàng chiến đấu nếu địch chống cự. Tối hôm đó, lực lượng Cứu quốc hội Bình Vọng cũng họp bàn và đi đến quyết định giành lấy diễn đàn cuộc mít tinh của Thanh niên Phan Anh ngày 18/8/1945, biến thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền huyện.

Đúng 8 giờ sáng, ngày 18/8/1945, các đoàn thanh niên đã đến nơi quy định, thanh niên các làng Thụy Ứng, Văn Trai, Văn Hội và một số làng tập trung tại sân vận động [nay là Trường Trung học phổ thông Thường Tín]; thanh niên các làng Bạch Liên, Phương Quế, Khê Hồi, Phú Cốc, Hà Hồi... tập trung tại sân đình Hà Hồi [lực lượng này có Thanh niên cứu quốc bí mật mang theo vũ khí]. Đến 10 giờ sáng, các đoàn thanh niên ở hai nơi trên được lệnh cùng tiến lên tập trung ở bãi phủ. Trên đường tới địa điểm quy định, các đoàn vẫn mang theo Cờ Quẻ ly, còn vũ khí của lực lượng cứu quốc tiếp tục được giữ bí mật để che mắt địch.

Đình Hà Hồi là nơi tập hợp những thanh niên cứu quốc Thường Tín trước khi giành chính quyền huyện năm 1945

14 giờ 30 cùng ngày, cuộc mít tinh bắt đầu, đồng chí đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hà Hồi với danh nghĩa là thủ lĩnh Thanh niên Phan Anh lên nói chuyện. Cuộc mít tinh vừa bắt đầu được ít phút thì có hai cán bộ Việt Minh là Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Thị Thọ thuộc tổ chức Thanh niên cứu quốc Hà Nội đầu mối của lực lượng cứu quốc Bình Vọng mang súng đi thẳng lên diễn đàn. Lực lượng cứu quốc Bình Vọng thực hiện phương án giành diễn đàn, biến cuộc mít tinh của Thanh niên Phan Anh thành cuộc biểu tình giành chính quyền huyện. Tổ Thanh niên cứu quốc Hà Hồi nhường diễn đàn cho lực lượng mới đến. Một trong hai người bước lên diễn đàn, kêu gọi Nhân dân và thanh niên hãy ủng hộ Mặt trận Việt Minh đứng lên khởi nghĩa lật đổ chính quyền tay sai phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng, giành độc lập, tự do, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Nói chuyện xong, đồng chí ra lệnh hạ cờ quẻ ly, kéo cờ đỏ sao vàng lên. Vừa lúc đó, nhóm Thanh niên cứu quốc Bạch Mai gồm 24 người có trang bị súng ngắn, tiểu liên về hỗ trợ cũng tới nơi. Cuộc mít tinh chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành. Cờ đỏ sao vàng giương cao, lôi cuốn Nhân dân các xã xung quanh tham gia diễu hành rằm rộ qua các làng Bình Vọng, Khê Hồi, Phú Cốc, Hà Hồi, Phố Ga Thường Tín...

Đến 17 giờ, đoàn biểu tình tiến vào Phủ Đường, lúc này tri phủ Lê Bá Thụ đi coi đê vắng, chỉ còn lại một số lính lệ. Họ rất hoang mang, vội vã mở cổng đầu hàng, giao lại vũ khí, tài liệu, kho tàng cho lực lượng khởi nghĩa. Việc chiếm Phủ Đường diễn ra thuận lợi, nhanh gọn.

Việc thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện được thực hiện, gồm 7 ủy viên, trong đó Thanh niên cứu quốc Hà Hồi để cử 3 người, Cứu quốc hội Bình Vọng để cử 4 người tham gia Ủy ban lâm thời. Chủ tịch Ủy ban lâm thời cách mạng Thường Tín là đồng chí Lê Đình Thi. Ngay sau khi thành lập, Ủy ban đã để ra một số công tác cấp bách cần làm ngay; bảo vệ tài sản công và tài liệu do địch để lại; chỉ thay tri phủ, còn các chức sắc khác vẫn giữ nguyên; lập chính quyền cấp thôn, xã do Ủy ban lâm thời cách mạng huyện duyệt; tổ chức cứu đói, chống lụt.

Lúc 18 giờ cùng ngày, trong cuộc mít tinh đông đảo Nnhân dân tổ chức ngay ở bãi phủ, một cán bộ đại diện cho lực lượng khởi nghĩa lên tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng. Ủy ban lâm thời cách mạng huyện Thường Tín đã ra mắt quần chúng. Tiếng hoan hô chào mừng thắng lợi, chào mừng chính quyền cách mạng của nhân dân vang lên như sấm dậy.

Có thể khẳng định rằng, cuộc biểu tình tuần hành của đông đảo quần chúng chiếm Phủ lỵ giành chính quyền về tay Nhân dân Thường Tín ngày 18/8/1945 đã xóa bỏ chính quyền tay sai của phát xít Nhật, thiết lập chính quyền cách mạng và là đòn tấn công cho tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội ngày 19/8. Cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thường Tín đã thoát khỏi ách nô lệ gần một trăm năm của thực dân, sự bóc lột hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, thoát khỏi cuộc đời tối tăm, nghèo đói, lạc hậu; làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ quê hương; nhân dân huyện nhà vô cùng phấn khởi hăng hái bước vào thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Xuân Tiến

Admin Thường Tín

Video liên quan

Chủ Đề