Ý nghĩa của trường học kết nối

Ngoài việc đăng tải các công văn, quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, cập nhật các nội dung hoạt động giáo dục của các nhà trường, “Trường học kết nối” [//truonghocketnoi.edu.vn/] còn là nơi lưu giữ, cung cấp kho tài nguyên tư liệu dạy học được số hóa của các chuyên gia, nhà giáo dục, gồm kho học liệu điệu tử, kho bài học minh họa, kho bài học tương tác, với trên 5.000 bài học được cập nhật ở thời điểm đầu tiên và thường xuyên được bổ sung.

Các tiết học áp dụng phương pháp dạy học mới sẽ được ghi lại bằng kênh hình để các thầy cô cả nước tham khảo. 

Học sinh thông qua tài khoản được cấp miễn phí có quyền lựa chọn các bài học cũng như lựa chọn giáo viên trong phạm vi toàn quốc để học trên mạng; được đăng ký học cá nhân hoặc theo nhóm; được trao đổi, thảo luận với nhau và trao đổi với giáo viên để thực hiện các nhiệm vụ học tập; nộp kết quả học tập qua mạng để được giáo viên nhận xét, đánh giá. 

Theo ông Phạm Vũ Luận, bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đã triển khai thí điểm mô hình này đối với 100 trường THCS tại Hà Nội và TP.HCM.

Hiện bộ đang cấp tài khoản quản lý cho tất cả các trường THCS, THPT và trung tâm GDTX trên cả nước để các trường chủ động triển khai mô hình này; phấn đấu đến hết học kỳ 1 năm học 2014-2015, tất cả các trường, trung tâm đều được cấp tài khoản quản lý và trực tiếp cấp tài khoản để tham gia sinh hoạt, học tập cho giáo viên và học sinh.

VĨNH HÀ

PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG

A.LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

“Trường học kết nối” tại địa chỉ website //truonghocketnoi.edu.vn là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với mục đích sau:

– Tổ chức và quản lí các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; hỗ trợ và theo dõi hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên [sau đây gọi chung là trường phổ thông] về đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh qua mạng;

– Tổ chức và quản lí hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”;

– Tạo môi trường gắn kết giữa các trường sư phạm với các trường phổ thông/trung tâm GDTX trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

Thực hiện theo sự chỉ đạo của BGH trường THCS Bình Định, tổ KHTN xây dựng chuyên đề : “Sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối” Rất mong các đồng chí giáo viên trong trường, tổ KHTN và các em học sinh trao đổi, đóng góp ý kiến để sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối đem lại hiệu quả cao nhất. , đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, chuẩn bị cho việc tiếp cận với chương trình SGK mới 2019.

“Trường học kết nối” là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo qua mạng thông tin trực tuyến, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nhấn nút khai trương vào cuối tháng 10-2014. Theo lộ trình đề ra khi triển khai, đến năm 2015, 100% cơ sở giáo dục trong cả nước từ bậc học mầm non đến đại học được kết nối miễn phí hạ tầng cáp quang, cho phép tiếp cận Internet tốc độ cao, chất lượng ổn định và cùng lúc số lượng lớn người sử dụng. Ứng dụng được tổ chức một cách thống nhất, toàn diện và xuyên suốt từ trung ương đến địa phương trong các hoạt động giáo dục, đào tạo của ngành giáo dục.

Kể từ khi đi vào triển khai, nguồn học liệu mở [thư viện học liệu] về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo trên "Trường học kết nối" đã liên tục được tăng cường. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, thông qua “Trường học kết nối” các hoạt động chuyên môn đã thu hút đông đảo giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục. Các thành viên tham gia đã tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn tại đây về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

B.MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:

Khi áp dụng “Trường học kết nối” vào hoạt động dạy và học được xem là bước đi chủ động, sáng tạo, của ngành giáo dục trong nỗ lực từng bước triển khai vào cuộc sống Nghị quyết số 29-NQ/T.Ư về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Khi sinh họat chuyên môn trên trường học kết nối phải đảm bảo được các nội dung sau:

Mỗi người dạy có 01 tài khoản trên mạng được kê khai đầy đủ thông tin cá nhân, ảnh thẻ và được quản lí theo đơn vị công tác. Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản của mình, người dạy có thể tạo các khóa học/bài học theo cấu trúc sau:

– Nêu rõ “Mục đích – Yêu cầu” của khóa học/bài học, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm tra, báo cáo kết quả học tập, các sản phẩm mà người học phải nộp trên mạng;

– Tải lên mạng các video bài giảng, tài liệu học tập để giao cho người học thực hiện theo hướng dẫn;

– Trong quá trình học viên thực hiện các nhiệm vụ học tập, người dạy thường xuyên vào mạng để trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi của người học thông qua chức năng “Hỏi – Đáp” trong tài khoản của mình;

– Trong trường hợp cần thiết và có điều kiện, có thể tổ chức một số buổi thảo luận trực tuyến thông qua cầu truyền hình [qua mạng sử dụng webcam] để kiểm tra kết quả học tập và giải đáp thắc mắc của học viên;

– Hết thời gian quy định của khóa học/bài học, giảng viên phải đánh giá kết quả học tập của người học thông qua các báo cáo/bài kiểm tra được nộp trên mạng.

Mỗi người học có 01 tài khoản trên mạng được kê khai đầy đủ thông tin cá nhân, ảnh thẻ và được quản lí theo đơn vị công tác. Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản của mình, người học có thể tìm thấy các khóa học/bài học theo lĩnh vực chuyên môn của mình. Để tham gia khóa học/bài học nào, người học thực hiện việc đăng kí trên mạng [học cá nhân hoặc theo nhóm trong trường và cụm trường]. Mỗi khóa học/bài học được thực hiện theo tiến trình như sau:

– Tìm hiểu “Mục đích – Yêu cầu” của khóa học/bài học, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm tra, báo cáo kết quả học tập, các sản phẩm học tập phải nộp trên mạng;

– Thực hiện các hoạt động học tập theo hướng dẫn, người học có thể xem trực tiếp các video bài giảng trên mạng, tải các tài liệu học tập về máy tính cá nhân [hoặc in ra] để nghiên cứu và hoàn thành các nhiệm vụ được giao;

– Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, người học có thể/phải trao đổi, thảo luận với nhau trong nhóm [trực tiếp hoặc qua mạng thông qua chức năng “Thảo luận nhóm” trong tài khoản của mình];

– Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, khi cần, người học có thể vào mạng nêu câu hỏi, đề xuất với người dạy để được hướng dẫn, giải đáp thông qua chức năng “Hỏi – Đáp” trong tài khoản của mình;

– Hết thời gian quy định của khóa học/bài học, nhóm trưởng phải nộp các báo cáo/bài kiểm tra theo yêu cầu thông qua chức năng “Nộp báo cáo” trong tài khoản của mình.

Lưu ý: Trong thời gian diễn ra khóa học, người học chỉ phải sử dụng mạng khi cần trao đổi thông tin với nhau và với người dạy hoặc tìm kiếm tài liệu tham khảo.

C.CÁCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:

I.Khái niệm về chuyên đề sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối:

Sinh hoạt chuyên môn [SHCM] là hoạt động thường xuyên trong mỗi trường học. Có nhiều hình thức SHCM, song dự giờ học tập đồng nghiệp là hình thức được áp dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả thiết thực giúp giáo viên [GV], nhất là những GV mới ra trường nâng cao năng lực chuyên môn. Việc sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối diễn ra hàng ngày hàng giờ trong cả nước.Nó được thực hiện thông qua máy tính nối mạng Internet. Vậy sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối:

- Chính là sinh hoạt của tổ chuyên môn, của GV và HS trực tuyến trên trường học kết nối thông qua các khóa học có các chủ đề và chuyên đề khó và bài học, câu hỏi thảo luận…

* Về Giáo viên :

* Mỗi giáo viên khi tạo khóa học cần:

+ Phải có ngày đăng ký, ngày kết thúc, có ngày khai giảng, ngày kết thúc khóa học.

+ Khóa học phải đính kèm nội dung khóa học bằng file word hoặc PowerPoint, PDF.

+Nội dung khóa học phải đảm bảo ít nhất 3 phần [lý thuyết; ôn tập; kiểm tra cuối khóa học.

+Khóa học phải có học sinh tham gia.

+Phải có sự trao đổi của học sinh với giáo viên và ngược lại.

+Cuối khóa học phải có bài kiểm tra.

* Mỗi giáo viên khi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cần :

- Phải tạo được nhóm sinh hoạt tổ chuyên môn [nhóm sinh hoạt chuyên môn ít nhất là hai giáo viên trở lên]

-Phải có sự trao đổi của các thành viên trong nhóm.

- Sản phẩm sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn phải đảm bảo:

+ Lí do chọn chuyên đề

+ Mục đích của chuyên đề.

+ Cách thực hiện chuyên đề

+Tiết dạy minh họa chuyên đề

+ Tổng kết – rút kinh nghiệm và nộp sản phẩm trên trường học kết nối.

*Về GVCN

-Thực hiện quyền như giáo viên bộ môn

-Quản lí danh sách họcsinh

Lưu ý: thông tin cần nghiêm túc và chính xác.

*Về GV Tin học

- Thực hiện chuyên đềtruonghocketnoi.edu.vn

- Hướng dẫn học sinh cập nhật thông tin cá nhân trên trang truonghocketnoi.edu.vn [lớp dạy]

- Cấp lại mật khẩu cho giáo viên và học sinh [nếu cần]

- Thực hiện những quyền của giáo viên bộmôn.

* Về HS

- Thực hiện sửa đổi và kiểm tra thông tin chính xác khi có tài khoản và mật khẩu.

- Đăng ký tham gia các khóa học của các thầy cô trong và ngoài nhà trường trực tuyến, thường xuyên tham gia các bài học, các chủ đề để hoàn thành.

-Khi hoàn thành bài phải đăng ký nhóm để trao đổi và nộp sản phẩm khi các thầy cô đã giao cho.

- Đặt câu hỏi với những bài chưa hiểu để cô giáo trả lời...

- Thảo luận nhóm với bạn trên trường học kết nối về bài học…

II.Ưu thế của chuyên đề SHCM trên trường học kết nối:

-Dạy học theo chuyên đề giúp tiết kiệm được thời gian để tập trung thời gian khai thác nội dung kiến thức , học sinh có nhiều thời gian thực hành, vận dụng kiến thức đã học đê giải quyết các vấn đề trên máy tính nhanh.

-Dạy học theo chuyên đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên luôn phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế chuyên đề cần tận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy. Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.

-Chuyên đề này nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn các nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác như các năng lực, kĩ năng sống…

- Trong chuyên đề này kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể. Hơn nữa với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thời gian dạy , độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều.

-Việc dạy học theo chuyên đề sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong công tác giảng dạy và thực hiện kế hoạch dạy học theo trực tuyến qua mạng thông qua trường học kết nối người dạy và người học trao đổi với nhau trong phạm vi toàn quốc, và quốc tế.

- Rất cần thiết trong công tác bồi dưỡng HSG, ôn thi vào THPT, áp dụng CNTT vì chuyên đề này không những các tổ nhóm chuyên môn được triển khai các cuộc họp tổ . Nó còn giúp cho học sinh tổng hợp kiến thức, xâu chuỗi các vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách đa dạng, đa chiều…

III. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chuyên đề

1.Thuận lợi:

+ Do có chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD và ĐT, Sở GD và ĐT, Phòng GD và ĐT cũng như sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, của tổ nhóm chuyên môn. Đây chính là cơ sở, điều kiện giúp giáo viên thực hiện chuyên đề việc góp phần xây dựng kế hoạch dạy học ngày càng hoàn thiện hơn.

+ Giữa các bài học trong chương trình có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ , GV dễ dàng trong việc chọn và xây dựng chủ đề dạy học thông qua chuyên đề trên mạng này.

+Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng với nhiệm vụ giáo dục trong năm học mới. Có năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như trong thực hiện nhiệm vụ mới.

+Hầu hết GV ddeuf có máy tính cá nhân, có nối mạng internet ở gia đình để thực hiện các công việc ở nhà, ở trường khi có công việc điều hành của nhà trường và các cấp lãnh đạo thông qua mạng internet.

+ CSVC phục vụ cho việc dạy học và ứng dụng CNTT của nhà trường tương đối đảm bảo.

+ Bộ môn có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham khảo trong việc tổ chức học sinh học tập.

+ Là một môn Tin học thuộc về KHTN, lại là môn công cụ nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng. Đó là những định hướng để ta có những yêu cầu HS ứng dụng vào thực tế.

2.Khó khăn:

+ Điều kiện kinh tế của một số gia đình còn khó khăn nên học sinh phải phụ giúp gia đình làm kinh tế, một số phụ huynh làm ăn xa nên ít quan tâm đến việc học của con cái.

+ Trước hết, nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, nhất là với những giáo viên cao tuổi trong việc sử dụng máy vi tính còn hạn chế. Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho GV vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ.

+ Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình. Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định.

+ Một chuyên đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu chuỗi kiến thức giữa các tiết mất thời gian.

+ Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều. Khả năng tự học hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học.

IV. Cách xây dựng chuyên đề:

Bước 1: Xác định chuyên đề

-Xác định được giá trị của chuyên đề, đảm bảo các khóa học, các chuyên đề phải đúng đủ. Để đáp ứng nhu cầu của GV và học sinh.

-Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong nhiều bài.

-Trong chương trình Tin học và các môn khác của từng khối lớp hoặc nhiều khối lớp, chúng ta chọn những bài học có mối liên quan chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, ý nghĩa. Từ những nội dung liên quan đó, GV định hình chuyên đề sẽ dạy và soạn thành một giáo án Dạy học chuyên môn trên trường học kết nối.Như vậy một chuyên đề sẽ có từ 3 tiết trở lên.

Bước 2: Thực hiện chuyên đề SHCM trên trường học kết nối như sau

  • Hướng dẫn SHCM cho GVCN.
  • Hướng dẫn SHCM cho GV bộ môn.
  • Hướng dẫn SHCM cho Học sinh.

D.KẾT LUẬN:

- Chuyên đề SHCM trên trường học kết nối là mô hình dạy học trực tuyến qua mạng toàn cầu. THKN có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục - đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của giáo viên…

- Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng chuyên đề, tổ chức dạy học trực tuyến còn nhiều khúc mắc. Việc xây dựng kế hoạch dạy học, dạy học theo chuyên đề đòi hỏi mỗi đồng chí giáo viên phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Ở mỗi khối lớp, nên xây dựng, thực hiện một vài chuyên đề và từng bước bổ sung, mở rộng … Đây là cách để góp phần rèn cho học sinh khả năng tự học, có được những năng lực khái quát, hệ thống, tổng hợp kiến thức và đây cũng là cách để giáo viên rèn thói quen tiếp cận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học, chuẩn bị cho đợt thay SKG vào năm học 2019- 2020 sắp đến.

-Chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vấn đề đặt ra cũng có nhiều điều cần bàn. Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành cảm đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN II: TIẾT DẠY MINH HOẠ [2 tiết ]

Dạy trực tiếp gồm có các nội dung sau:

  1. Hướng dẫn GV tham gia tạo các bài học để trao đổi chuyên môn qua mạng INTERNET trực tiếp phòng máy và máy chiếu.
  2. Hướng dẫn GV tham gia các trang tập huấn của Bộ GD$ ĐT, Sở, Phòng…trực tiếp phòng máy và máy chiếu.
  3. Hướng dẫn GV tham gia đúng “Yêu cầu khóa học” và “Yêu cầu của sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo công văn số 191 của phòng GDĐT
  4. Hướng dẫn GVCN download danh sách lớp và tạo tài khoản HS lớp của mình trực tiếp phòng máyvà máy chiếu.
  5. Hướng dẫn học sinh đăng ký tham gia khóa học của tất cả các thầy cô giáo trực tiếp phòng máy và máy chiếu.
  1. Hướng dẫn thêm GV vào trang Website của nhà trường theo địa chỉ :thcsbinhdinh.pgdkienxuongtbh.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề