Yếu tố nào là quan trọng nhất trong triết lý kinh doanh của nhà thuốc

[TECH MOSS] Trước sự cạnh tranh khốc liệt, hiệu thuốc không chỉ là nơi bán thuốc, nó còn phải mang đến dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Chúng ta phải thừa nhận rằng việc làm hài lòng khách hàng của nhà thuốc ngày nay khác rất nhiều so với việc làm hài lòng khách hàng cách đây một thập kỷ.

>>Xem thêm:

Hướng kinh doanh nhà thuốc hiện đại: Chọn ăn xổi hay lâu dài?

Hướng dẫn nhà thuốc các thủ tục đăng ký tài khoản liên thông

Dịch vụ khách hàng nên được tiếp cận như một triết lý, một nguyên tắc cơ bản. Nhân viên nhà thuốc có thể xử lý khi gặp những tình huống khó khăn. Có bốn nguyên tắc cơ bản để cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng cho các hiệu thuốc lớn:

Tiêu chuẩn chăm sóc tuyệt vời

Dịch vụ khách hàng tuyệt vời đến từ việc có một bộ tiêu chuẩn chăm sóc tuyệt vời. Ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn chăm sóc y tế, chẳng hạn như tuân theo khuyến nghị trong hướng dẫn y học, nhân viên nhà thuốc cần hiểu tiêu chuẩn chăm sóc được mong đợi từ họ là gì. Dù nhiều nhà thuốc tư nhân không có tiêu chuẩn chăm sóc bằng văn bản, văn hóa phục vụ tốt có thể được thúc đẩy và trau dồi để trở thành chuẩn mực cho tất cả nhân viên.

Xây dựng bộ tiêu chuẩn chăm sóc tuyệt vời

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tiêu chuẩn chăm sóc là khả năng hiểu bệnh nhân hoặc khách hàng theo quan điểm của họ. Đã qua rồi cái thời mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chỉ định quá trình điều trị của bệnh nhân. Theo tiêu chuẩn ngày nay, ý kiến của bệnh nhân được coi là quan trọng không kém việc chẩn đoán đúng hoặc can thiệp dược lý đúng. Nhiều bệnh nhân có cái nhìn riêng về sức khỏe và bệnh tật. Mặc dù một số nhìn nhận này có thể không đúng, nhưng dược sĩ nên chú ý đến những chi tiết này.

Nếu không có tự đánh giá về tình trạng của bệnh nhân, dược sĩ không thể quyết định xem bệnh nhân có thể được điều trị ở hiệu thuốc không? Hay họ nên tìm đến đến bác sĩ.

Thái độ tốt và sự đồng cảm

Sự đồng cảm. thấu hiểu là cần thiết với bất kỳ nhân viên y tế nào. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng thừa nhận rằng, trong môi trường tư nhân, việc duy trì hoạt động kinh doanh là một thách thức lớn. Chúng ta cần phải vạch ra ranh giới rõ ràng để phân biệt giữa hành động chăm sóc bệnh nhân và thu lợi nhuận từ việc kinh doanh.

Khi công chúng ngày càng trở nên sành sỏi, nhu cầu đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe và sắc đẹp của họ cũng tăng theo. Việc khách hàng ghé thăm hiệu thuốc để mua các sản phẩm làm đẹp và tăng cường sức khỏe là rất phổ biến. Khách hàng rất thoải mái chi tiền cho các thực phẩm chức năng hơn mức họ cần. Mặc dù không có giới hạn cứng về những gì nên được gợi ý, lương tâm của một người dược sĩ chỉ cho phép bạn đề cập đến những sản phẩm thực sự cần thiết.

Chất lượng chăm sóc sức khỏe

Bất kỳ dược sĩ nào cũng có nghĩa vụ chăm sóc đối với khách hàng và bệnh nhân của mình. Nghĩa vụ chăm sóc này bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng. Trên thực tế, tất cả khách hàng và bệnh nhân đều mong đợi tiêu chuẩn chăm sóc cao nhất từ ​​các dược sĩ.

Tư vấn và chăm sóc dựa trên chẩn đoán nên được ưu tiên trong bất kỳ phác đồ điều trị nào, cho dù bệnh nhân mắc các bệnh nhẹ như sốt hoặc khó chịu ở dạ dày, hoặc nếu họ là bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính cần dùng thuốc lâu dài.

Dược sĩ tận tâm lấy được niềm tin nơi khách hàng

Các dược sĩ nên ghi nhớ rằng quy tắc “không gây hại” nên được ưu tiên. Hãy khuyên bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ khi cần thiết.

Chú ý đến từng chi tiết

Dịch vụ xuất sắc còn được hiểu là sự tận tâm chú ý đến từng chi tiết. Đây là yếu tố quyết định không chỉ để có được thông tin đầy đủ mà còn chiếm được cảm tình của khách hàng.

Những gã khổng lồ về dịch vụ khách hàng như Amazon, Walmart đã nỗ lực rất nhiều để đảm bảo dịch vụ khách hàng chất lượng. Mặc dù các công ty này không hoạt động cùng ngành nghề như dược, nhưng nhiều triết lý của họ có thể được áp dụng cho nhà thuốc.

Không chỉ bán hàng uy tín, đừng quên ghi lại những thông tin ngày sinh và chúc mừng sinh nhật cho khách hàng. Lịch sử mua hàng của khách cũng giúp bạn lựa chọn được những loại thuốc phù hợp, ưa thích của khách hàng. Do đó, nếu có một hệ thống phần mềm quản lý nhà thuốc cho phép bạn ghi chép lại, hãy tận dụng nó.

Việc duy trì dịch vụ khách hàng xuất sắc sẽ giúp giữ chân bệnh nhân đến và duy trì hiệu thuốc trong thị trường ngày càng cạnh tranh.

Techmoss.net

Trong kinh doanh chắc hẳn chúng ta đã rất quen thuộc đối với thuật ngữ ” triết lí kinh doanh” Bởi thông qua triết lí kinh doanh mà chúng ta có thể quyết định đúng một vấn đề nào đó nhờ kinh nghiệm của triết lí này. Bên cạnh đó để hiểu bản chất của Triết lí kinh doanh là gì để ứng dụng nó cũng không phải dễ dàng.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Triết lý kinh doanh là gì?

Hiện nay như ta thấy có rất nhiều triết lý kinh doanh được bắt nguồn từ thực tế trong hoạt động kinh doanh được con người tổng kết và đúc rút lại thành những tư tưởng chủ đạo như những nguyên tắc về đạo lý, phương pháp quản lý doanh nghiệp thường thể hiện qua lý do tồn tại và các quan điểm hành động liên quan đến các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp.

Triết lí kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là business philosophy.

Chắc hẳn chúng ta đã hiểu về triết lí  đó là những tư tưởng mang tính chất khái quát sâu sắc, được con người đúc rút ra từ kinh nghiệm sống. Những tư tưởng này sẽ chỉ đạo, dẫn dắt, chi phối cuộc sống của họ.

Triết lí được chia thành:

Triết lí sống của cá nhân

Triết lí phát triển của một tổ chức

Triết lí phát triển của một quốc gia

Triết lí phát triển của quốc gia

Xem thêm: Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh cá nhân và công ty mới nhất năm 2022

Không có gì quí hơn độc lập tự do

Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Như vậy, Triết lí kinh doanh là những tư tưởng khái quát về kinh doanh, các tư tưởng này phải sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Đương nhiên các doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lí hành động đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức và theo đó hệ thống các giá trị và triết lí này cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn mực hành vi của các đối tượng hữu quan.

Cụ thể về các triết lí kinh doanh của một số doanh nghiệp Nhật Bản ví dụ như:

+ Panasonic Corporation: Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước, kinh doanh là đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới với giá cả phải chăng.

+  Sony: Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta.

2. Nội dung triết lý và hình thức biểu hiện:

– Sứ mệnh của doanh nghiệp

Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên bố lí do tồn tại của doanh nghiệp. Nó mô tả doanh nghiệp làm những gì, vì ai và làm như thế nào?

Xem thêm: Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

– Hệ thống mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp

Sứ mệnh của doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lược.

Việc xác định mục tiêu cơ bản có ý nghĩa đối với sự thành công và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp;

– Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp

Các giá trị được doanh nghiệp lựa chọn để định hướng cho hoạt động

– Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố qui định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức.

– Các nguyên lí hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức.

– Hình thức văn bản triết lí kinh doanh

Xem thêm: Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm

Triết lí doanh nghiệp được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Hầu hết các văn bản triết lí doanh nghiệp thường giản dị, sâu sắc, ngắn gọn, dễ nhớ để tạo ấn tượng

3. Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp:

Là phương thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong doanh nghiệp. Với việc lập ra các ý tưởng và mục tiêu kinh doanh cụ thể, triết lý doanh nghiệp giúp định hướng cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, công việc và mục tiêu phát triển. Nó cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi tạo nên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung đậm đà bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.

Tạo ra phong cách đặc thù cho doanh nghiệp

Cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi cho cán bộ công nhân viên. Tạo ra một phong cách làm việc, sinh hoạt chung trong doanh nghiệp, mang một bản sắc riêng của doanh nghiệp.

Là giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và phương thức phát triển bền vững

Triết lý kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Nó phản ánh tinh thần, ý thức của doanh nghiệp ở mức cơ bản nhất, có tính khái quát và rất khó thay đổi. Một khi đã phát huy được tác dụng nó sẽ trở thành tư tưởng chung và khi cơ cấu doanh nghiệp có thay đổi thì triết lý đó vẫn giữ nguyên giá trị.

Xem thêm: Phân tích kinh doanh là gì? Lợi ích của phân tích kinh doanh?

Tạo sức mạnh thống nhất cho tập thể

Triết lý trong kinh doanh góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc bảo tồn nền văn hóa này từ đó góp phần tạo nên một tập thể thống nhất, mạnh mẽ.

Là công cụ định hướng cho doanh nghiệp

Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là tiền đề để định hướng cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Nếu thiếu đi thì việc lập kế hoạch chiến lược và thực hiện các dự án của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, triết lý kinh doanh phải lấy con người làm trung tâm.

Con người ở đây chính là những thành viên của doanh nghiệp, cụ thể là quan hệ giữa lãnh đạo – nhân viên, nhân viên – nhân viên. Những con người này và quan hệ giữa họ sẽ quyết định sự phát triển thịnh vượng và bền vững của doanh nghiệp. Một điều lưu ý hơn nữa đó la trong các triết lý kinh doanh cần coi nhân tố con người là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, khơi dậy, phát huy sức mạnh của toàn thể những thành viên của doanh nghiệp, biến mục đích, sứ mệnh chung của doanh nghiệp trở thành mục đích, sứ mệnh của chính họ.

Như vậy nên sự xuất hiện của các  triết lý kinh doanh cần trở thành niềm tin, thẩm thấu vào suy nghĩ, tình cảm của mọi thành viên và trở thành hành động của họ. Vì với nền văn hóa không phải là cái được áp đặt từ bên ngoài mà cần trở thành động lực bên trong, tức phải được “nội tâm hóa” trong chính chủ thể, văn hóa do con người tạo ra và thể hiện.

Như vậy, triết lý kinh doanh phải xác định được mục tiêu, lợi ích chung của doanh nghiệp trong sự thống nhất với lợi ích riêng của các thành viên; xác định được các nguyên tắc điều hòa mối quan hệ giữa những thành viên của doanh nghiệp có như thế mới trở thành nền tảng tinh thần của doanh nghiệp, phát huy hiệu quả nguồn lực con người. Đó là nguồn lực mà vốn, công nghệ không thể thay thế được.

Xem thêm: Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Con người còn được hiểu là những đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới, ở đây chính là khách hàng. Mỗi doanh nghiệp có đối tượng khách hàng riêng. Doanh nghiệp muốn phát triển, thành công thì triết lý kinh doanh hướng tới phục vụ, thỏa mãn lợi ích của khách hàng trong sự thống nhất với lợi ích của doanh nghiệp và có thể đưa ra những chuẩn mực làm cơ sở cho sự ứng xử hợp lý giữa nhân viên doanh nghiệp với khách hàng của mình.

Thứ hai, triết lý kinh doanh mang tính hiện đại và tính đại chúng.

Văn hóa là cách thức sinh sống, hoạt động của con người nên luôn cần phải đổi mới khi nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người thay đổi. Từ đó, có thể thấy rằng doanh nghiệp cần xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp theo hướng không ngừng đổi mới và phục vụ xã hội. Triết lý kinh doanh cấu thành nền tảng văn hóa của doanh nghiệp có tính ổn định nhưng không bất biến, luôn cần được bổ sung, đổi mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, môi trường xã hội.

Chính vì xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác của con người là mang tính sáng tạo. Triết lý kinh doanh thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp, hiểu rõ “bản thân mình”,sứ mệnh, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Tầm nhìn đúng thì hướng đi, kế sách và hoạt động sẽ đúng và ngược lại. Chủ thể kinh doanh cần phải biết rõ mục tiêu, sứ mệnh, chức năng của doanh nghiệp trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cần biết thay đổi triết lý kinh doanh phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó chúng ta để đổi mới toàn diện, sâu sắc, đưa doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế cần bắt đầu từ đổi mới tư duy toàn diện, sâu sắc trên cơ sở triết lý kinh doanh hiện đại thể hiện tầm nhìn chiến lược.

Không những vậy nên triết lý kinh doanh cần hiện đại và triết lí này không tách rời tính đại chúng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng phải hướng tới phục vụ lợi ích cộng đồng mới có thể tồn tại được và theo đó có sự gắn kết giữa lợi nhuận và trách nhiệm xã hội không hề mâu thuẫn mà tương trợ cho nhau trong hoạt động kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề