1 cây cà chua socola cho bao nhiêu trái

Quả màu sô cô la đậm, ruột đặc. Thịt quả sẫm màu chứa nhiều lycopene, vị đậm đà hơn giống thường, có nhiều chất chống oxy hóa . Khi nhiệt độ cao, quả sẽ có màu đỏ đậm.

  • Chịu nóng. Tính hàng hóa và tính vận chuyển tốt.
  • Kháng bệnh ToMV, Va, Vd.
  • Sơ đồ 70*40 cm
  • Năng suất 18kg/m2

Thông tin chung về cà chua

  • Cà chua là một loại rau ăn quả cao cấp được trồng phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới với sản lượng 48 triệu tấn/năm, chiếm vị trí thứ hai sau khoai tây, là cây ưa nhiệt độ mát mẻ, được trồng phổ biến từ đồng bằng đến miền núi…. Quả cà chua thường để ăn tươi, nấu chín, làm mứt, làm tương, nước sốt, nước giải khát … có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa thích. Trong quả chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, loại đường đơn dễ hấp thụ nhất, nhiều axít hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người, nhất là vitamin C. Trong 100g cà chua tươi có thể cung cấp 2,0 mg/100g tiền vitamin A; 0,06 mg/100g vitamin B1; 10 mg/100g vitamin C và cung cấp 22 calo. Theo các nhà dinh dưỡng học trên thế giới thì người lao động bình thường một ngày ăn 100 – 200g cà chua là có thể thoả mãn nhu cầu của cơ thể đối với vitamin C và các chất khoáng quan trọng như Canxi (Ca), Sắt (Fe), Photpho (P), Lưu huỳnh (S), Kali (K), Natri (Na) và Magiê (Mg). Ngoài giá trị dinh dưỡng, quả có màu đỏ nên có giá trị thẩm mỹ cao, quả được dùng để trang trí trong các món ăn càng thêm sức hấp dẫn.Thành phần hoá học của cà chua thay đổi theo giống, đất đai, chế độ dinh dưỡng, chế độ trồng trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.
  • Ngoài giá trị thực phẩm thì còn có giá trị về mặt y học. Theo Võ Văn Chi (2002) cà chua cung cấp năng lượng, cung cấp khoáng, làm tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết (scorbut), chống nhiễm khuẩn, chống nhiễm độc, làm kiềm hoá các máu quá axít, lợi tiểu, thải urê, giúp tiêu hoá dễ dàng tinh bột. Cà chua được chỉ định dùng ăn hay lấy dịch quả để uống trị suy nhược, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mãn tính, thừa máu (trạng thái xung huyết), máu quá dính, xơ cứng tiểu động mạch, bệnh về mạch máu, tạng khớp, thống phong, thấp khớp, thừa urê trong máu, sỏi niệu đạo và mật, táo bón, viêm ruột … Dùng ngoài để chữa trứng cá (dùng quả cà chua thái lát và xoa) và vết đốt của sâu bọ (dùng lá vò ra mà xát). Cà chua là loại rau trồng có giá trị kinh tế cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Đặc điểm thực vật học

  • Bộ rễ cà chua thuộc rễ chùm gồm rễ chính và rễ phụ, phát triển rất khoẻ nên có thể chịu hạn . Thực tế là cà chua trồng không cần nhiều nước và rất mẫn cảm với sự dư thừa nước ở đất . Bộ rễ phân bổ chủ yếu ở 50 cm trên cùng bề mặt. Nếu biết cách kích thích, rễ có thể ăn sâu xuống 1m.
  • Thân của cà chua là bò lan xung quanh hoặc thân bụi, nên cà chua tùy vào đặc điểm thân phân ra là 3 nhóm:
  • Cây bụi: nhóm giống hữu hạn, cây đậu quả giống cái ô, cao tối đa 1.5m, năng suất quả chủ yếu tập trung ở cành nhánh. Trồng giống này đơn giản, không yêu cầu tỉa nhánh phức tạp.
  • Cây cao: nhóm giống vô hạn, là giống càng lớn càng cao, cây có thể đạt 10m nếu trồng 1 năm. Muốn năng suất cao, quả đẹp, người trồng cần thêm kỹ năng tỉa cây. Nhóm giống này chủ yếu dành cho khách hàng đã có kỹ năng cơ bản trồng cà chua.
  • Cây bán vô hạn: kiểu giống này là kiểu trung gian giữ 2 giống trên, chúng có dạng bụi cao, ngọn chính sau khi có 1 số hoa sẽ ngừng phát triển và mầm nách lại vọt lên làm ngọn chính. Cứ thể tầng tầng lớp lớp cho quả không ngừng.
  • Lá cà chua rộng, nếu trồng tiêu chuẩn lá cà chua có thể dài đến 1 sải tay. Trên lá có nhiều khí khổng , cho nên nếu trồng không đúng kỹ thuật, xung quanh ẩm ướt nhiều hơi nước, vi sinh vật gây bệnh sẽ chui qua khí khổng vào lá để nhiễm bệnh cho cây. Vì thế cà chua đặc biệt ưa thời tiết khô hanh.
  • Hoa cà chua có nhị và nhụy chung 1 hoa nên khả năng tự thụ cao , tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ nhỏ thụ phấn chéo . Hoa cà chua thường bị rụng do các yếu tố bên ngoài : quá lạnh quá nóng, quá ướt hay cây bị bệnh, dinh dưỡng không đúng…. ảnh hưởng đến năng suất cây.
  • Quả cà chua thuộc loại quả mọng, nhiều nước, có nhiều khoang, số khoang quyết định hình thái quả cà chua

Theo trọng lượng quả phân ra những nhóm giống sau

  • Cà chua beef : quả trên 200 gr : cà chua beef hữu hạn F1 Stan 5000, F1 Tverya, cà chua beef vô hạn F1 Malbek. Đây là nhóm cao cấp thường có thị trường chuyên dụng, như làm bánh humburger, beefsteak . Quả ăn sống hoặc nấu rất ngon, hương vị cao cấp hơn hẳn nhóm phổ thông.
  • Cà chua cỡ trung: quả 90-100-150 gr : nhóm này thường là cà chua trứng Roma, F1 Semco 18 , nhóm này là nhóm cà phổ thông
  • Cà chua cherry : quả 20-30 gr. Nhóm này thường có hương vị ngon, vị ngọt hoa quả. Trên shop rất nhiều giống cà chua đã cho kết quả tốt với nhiều màu sắc đẹp.

Theo màu sắc quả , phân ra những nhóm giống sau

  • Màu đỏ truyền thống
  • Màu vàng: chứa nhiều beta carotene bổ cho da và mắt. Nhóm quả màu vàng thường làm salad, ép nước.
  • Màu sô cô la: đây là nhóm có vị đậm đà hơn hẳn. Sắc tố sô cô la chỉ là màu đỏ đậm lên. Quả chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Sắc tố sô cô la thường ko ổn định theo môi trường trồng. Nếu trồng tại phía nam, nhiều khách hàng sẽ thấy quả có màu đỏ đậm, trồng tại phía bắc vào mùa đông ánh sáng yếu sẽ có màu sô cô la đen.

Theo kiểu quả:

  • Cà chua bát: quả kiểu hơi dẹt, đây là nhóm rất nhiều thịt
  • Cà chua trứng: quả hình oval
  • Cà chua chuối: gọi là cà chua chuối do quả kiểu San Marsano rất được ưa chuộng tại vùng Địa Trung Hải. HÌnh quả dài rất đặc ruột, khoang ruột nhỏ .
  • Cà chua múi: kiểu này được ưa chuộng hơn cả do mẫu quả đẹp, nhiều bột.

YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

  • Cà chua thuộc nhóm cây ưa khí hậu ôn đới mát mẻ. Cà chua sinh trưởng bình thường trong phạm vi nhiệt độ 15-30oC, thích hợp nhất 22 – 24oC. Nhiệt độ tối thấp 10oC , cây sẽ ngừng phát triển, quả không chin Trên 32-35 c, hạt phấn rụng rất khó đậu quả. Hiện nay do tiến bộ của chọn giống, một số giống cà chua bi có thể đậu quả trên 35-40 c , nhưng hiệu quả kinh tế thường không cao và nhiều rủi ro
  • Hạt nảy mầm tốt ở 25-30oC, quả phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 22oC, các sắc tố hình thành ở nhiệt độ 20oC, quả chín ở nhiệt độ 24-30oC, trên 35oC các sắc tố bị phân giải.
  • Nguy hiểm nhất là, nhiệt độ kết hợp với độ ẩm cao (là thời tiết điển hình của mùa hè miền bắc) là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển: héo xanh , đốm nâu, sương mai …
  • Yêu cầu ánh sáng: cà chua là cây ưa sáng mạnh , cần tối thiểu 6-8h nắng / ngày. Tại điều kiện ít sáng, cây thường vóng dài, kháng bệnh kém , rụng hoa, quả nhỏ, chất lượng quả kém…
  • Yêu cầu nước tưới: cà chua là cây mẫn cảm với sự thừa nước. Ở giai đoạn cây con, khả năng chịu khô tốt nên vai trò của nước không quá quan trọng. Lúc ra hoa đậu quả thiếu nước sẽ gây rụng hoa, phân hóa mầm hoa kém. Giai đoạn nuôi quả cây cần ẩm , không ướt. Ướt quá dễ gây héo xanh.
  • Dinh dưỡng : Trong các nguyên tố dinh dưỡng thì cà chua hút nhiều nhất kali thứ đến là đạm và ít nhất là lân. Cà chua sử dụng tới 60% N; 50 – 60% K2O và 15-20% P2O5 tổng lượng bón vào đất trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Theo Becseev, để tạo 1 tấn quả cà chua cần 3,8kg N; 0,6kg P2O5 và 7,9kg K2O (Kiều Thị Thư trích dẫn – 1998).

Cảnh báo rủi ro

Trồng không đúng với nhu cầu sinh học của cây dễ dẫn đến những hậu quả không tốt: trồng nơi không đủ sáng cây vóng dài kháng bệnh kém, Trồng chậu quá bé , trọng lượng quả nhỏ và năng suất kém. Bón phân không cân bằng , cây tốt lá cho ít quả….