1 kg gạo tấm cho bao nhiêu nước năm 2024

Là loại gạo giàu dinh dưỡng, nên gạo tấm được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Theo đó, nếu bạn chưa biết cách nấu cơm gạo tấm như thế nào thơm ngon, mềm dẻo bằng nồi cơm điện, hãy tham khảo ngay quy trình nấu cơm tấm đạt chuẩn dưới đây của Thực phẩm Quốc Huy.

Contents

Lựa chọn gạo nấu cơm tấm tươi ngon, chất lượng

Gạo tấm thực chất là những hạt gạo bị vỡ trong quá trình xay xát, phơi khô hoặc đóng gói vận chuyển. Tuy kích thước không đều, nhưng gạo tấm vẫn mang lại nguồn dinh dưỡng rất lớn nhờ phôi và lớp cám gạo vẫn còn được giữ nguyên.

Theo đó, để chọn mua gạo tấm chất lượng, bạn sẽ cần lưu ý các tiêu chí cơ bản sau:

  • Hạt gạo tấm mẩy đều, không quá nát để tránh cơm bị nhão
  • Gạo tấm đạt chuẩn, không hư hỏng, ẩm mốc “kém chất lượng”
  • Gạo tấm có hương thơm tự nhiên, không hóa chất, không hương liệu tạo màu
  • Tấm mới, màu sắc tự nhiên, mềm dẻo và ngọt bùi khi nấu

Lựa chọn gạo nấu cơm tấm tươi ngon, chất lượng

Xem thêm: Sản phẩm gạo tấm hữu cơ

Không quá phức tạp, quy trình nấu cơm tấm đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có được bí quyết nấu cơm tấm chín đều, tơi xốp, mềm dẻo cuốn hút người dùng:

Bước 1: Vo gạo

Gạo tấm mang đi vo sạch khoảng 2 – 3 lần nước để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, mạt trấu còn sót lại. Tuy nhiên, hãy chú ý đến các loại gạo tấm được khuyến cáo không nên vo từ nhà sản xuất, tránh làm mất đi các dưỡng chất dinh dưỡng trong lớp lụa cám bên ngoài.

Bước 2: Ngâm gạo tấm

Trước khi nấu, nên ngâm gạo tấm trong nước sạch khoảng 20 – 30 phút, giúp cơm gạo tấm chín đều, mềm dẻo và không bị nát như cháo.

Bước 3: Đong nước nấu cơm gạo tấm

Căn chỉnh lượng nước phù hợp tùy theo sở thích ăn cơm khô/ mềm của mỗi người. Hoặc đồng theo tỷ lệ chung 1kg gạo : 1.5 lít nước để đạt chất lượng cơm chuẩn.

Bước 4: Nêm thêm gia vị hấp dẫn cho cơm

Cho thêm vào nước nấu cơm khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn + ½ muỗng cà phê muối để cơm tấm thêm đậm vị, khi chín không bị cháy bén vào thành nồi.

Bước 5: Nấu cơm gạo tấm

Thiết lập chế độ nấu cơm như bình thường ở nồi cơm điện. Khi nấu đủ thời gian, nồi cơm sẽ tự bật qua chế độ ủ ấm.

Bước 6: Ủ cơm và thu thành phẩm

Cuối cùng, bạn chỉ cần xới tơi cơm, tiếp tục ủ cơm thêm khoảng 10 – 15 phút nữa là sẽ thu được cơm tấm thành phẩm thơm ngon, cơm khô bề mặt, chín đều và không bám dính vào thành nồi.

Quy trình nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện đơn giản, gọn nhẹ

Xem thêm: Gạo bắc hương 5kg giá bao nhiêu

Bí quyết nấu cơm tấm thơm ngon, mềm dẻo

Bỏ túi những bí quyết nấu cơm tấm siêu ngon bằng nồi cơm điện dưới đây, sẽ giúp bạn có được thành phẩm cơm tấm chất lượng nhất:

  • Đừng quên ngâm gạo tấm trong nước sạch từ 20 – 30 phút để gạo nở đều, cơm khi nấu nhanh chín và mềm dẻo hơn.
  • Hãy để gạo tấm ráo nước hoàn toàn trước khi nấu cơm, bởi khi gạo khô, sẽ dễ đong đủ lượng nước cần thiết, cơm tấm ngon và không bị nhão.
  • Trước khi nấu nên lau khô lòng nồi cơm điện, tránh tình nước còn đọng lại gây tình trạng cháy nổ, chập điện nồi cơm điện khi nấu.
  • Chú ý nguồn điện, hạn chế tối đa việc ngắt điện giữa chừng khiến nồi cơm chín không đều, sượng và kém hấp dẫn.

Bí quyết nấu cơm tấm thơm ngon, mềm dẻo

Xem thêm: Gạo nếp làm rượu nếp

Để nấu được nồi cơm tấm thơm ngon, tiêu chí quan trọng nhất là phải chọn mua được gạo tấm chất lượng. Tuy nhiên, lượng gạo tấm thu được trong quá trình xay xát thực tế sẽ không nhiều, nếu không “cẩn trọng”, bạn sẽ rất dễ chọn mua nhầm các loại gạo tấm kém chất lượng, gạo pha trộn.

Vậy nên, cách tối ưu nhất để bạn sở hữu gạo tấm chuẩn chất lượng chính là liên hệ với các siêu thị, đại lý hoặc cửa hàng cung cấp gạo uy tín. Tại đây, gạo không chỉ được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, tem mác, mà còn được đóng gói và bảo quản trong bao bì đạt chuẩn, cam kết chất lượng “hoàn hảo” đến tay người tiêu dùng.

Trên đây là quy trình nấu cơm tấm ngon, đơn giản tại nhà bạn có thể tham khảo và dễ dàng thực hiện theo. Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu mua gạo tấm uy tín, chất lượng “chuẩn chỉnh”, bạn đừng quên liên hệ đến số hotline 0979 832 695 – 0946 922 686 của Thực phẩm Quốc Huy để nhận được hỗ trợ và tư vấn báo giá chi tiết nhất.

Ẩm thực Sài Gòn cực kỳ đa dạng, với hàng trăm, hàng ngàn món ăn, tuy nhiên, có một món ăn mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu tại Sài Gòn, đấy là món cơm tấm. Món cơm được nấu từ hạt gạo bể này khi kết hợp với sườn heo nướng và bì chả hoặc trứng ốp la này thường được dùng trong bữa ăn sáng hoặc bữa tối của người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn.

Một đĩa cơm tấm ngon của người Sài Gòn có thể gồm cả sườn, bì, chả, trứng hoặc không gồm đầy đủ các món trên, nhưng đây là món thông dụng nhất và người ta thường xếp tên chúng bên nhau trên các biển hiệu: cơm tấm sườn bì chả, cơm tấm mỡ hành,..

– Cơm: Cơm tấm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu.

Gạo tấm ngon sạch - Nguồn : Hướng nghiệp Á Âu

– Nước mắm: Ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít [mặn], có thể thêm chanh.

– Sườn: Sườn ăn với cơm tấm là loại sườn heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt, sau đó đem nướng. Thường các quán cơm tấm nướng sườn ngay trước cửa tiệm, khói hương bốc ra mang theo mùi vị đặc trưng của sườn nướng và nhiều người nhận ra ngay là họ vừa đi ngang qua quán cơm tấm.

– Chả: Gọi là chả hoặc chả trứng, được làm từ trứng, cua, thịt xay, nấm mèo và bún tàu. Chả trứng được chưng sẵn thành một cái bánh hình tròn hoặc chữ nhật, khi ăn xắt lát.

– Trứng: Trứng ở đây thường là trứng ốp la.

– Bì: là hỗn hợp nhiều thứ, thường gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thính và gia vị.

– Mỡ hành: Nó là hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi trộn với tóp mỡ chiên. Mỡ hành giúp cơm tấm có độ béo đặc trưng, tuy nhiên một số người không ăn vì nhiều lý do sợ béo.

– Đồ chua: Đồ chua giúp cơm tấm có vị chua ngọt và hấp dẫn hơn. Thường làm từ cà chua, cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ.

Đặc trưng của món cơm tấm này chắc chắn là phần cơm được nấu từ những hạt gạo bể. khi hạt gạo chín sẽ không nở nên dù cơm không dôi nhưng hạt cơm rất ngọt và thơm.

Khi nấu cơm, tất cả chúng ta đều biết một nguyên tắc là gạo cần chín đều và trong một khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Thế nhưng, với gạo tấm, nấu ngon lại càng khó bởi gạo tấm là phần đầu của hạt gạo trong quá trình xay xát bị vỡ ra.

Và khi hạt gạo bị vỡ như vậy thì rất khó để nở được như hạt gạo nguyên. Tuy nhiên, điều này cũng tạo nên sự đặc biệt của cơm tấm. Sau đây, cùng khám phá cách nấu cơm tấm vừa dẻo vừa thơm nhé.

Cách nấu cơm gạo tấm ngon sạch

Gạo tấm ngon sạch - Nguồn : Hướng nghiệp Á Âu

– Bước 1: Ngâm gạo khoảng 15 phút đến 1 tiếng, khi nào bạn thấy hạt gạo hơi nứt ra thì mới được.

– Bước 2: Đổ gạo ra rổ, để ráo nước hoàn toàn

– Bước 3: Đun sôi nước, nhưng chờ cho nước sôi mạnh thì mới đổ gạo vào nồi khuấy đều sao cho gạo không bị bén nồi là đủ. Tuy nhiên, lưu ý là không được khuấy quá nhiều, bởi nếu khuấy quá nhiều thì cơm sẽ bị nát quá.

– Bước 4: Khi cơm sôi trở lại thì giảm lượng lửa sao cho cơm vừa đủ sôi, lượng nước vừa đủ.

Gạo tấm ngon sạch - Nguồn : Hướng nghiệp Á Âu

Lưu ý: Đối với nồi cơm điện, các bạn cũng làm tương tự nhưng khi đổ gạo vào thì đảo đều rồi chắt hết nước như nấu cơm nếp. Sau đó, đậy nắp nồi, sau khoảng 10 phút, bạn đảo lại 1 lần nữa.

Nấu cơm tấm rất khó do nếu bạn để lửa quá to thì cơm sẽ dễ bị cháy, thậm chí còn khê, mà nếu bạn nấu ít lửa thì cơm sẽ nhã, mà có khi còn chưa chín; nếu bạn nấu thừa nước cơm sẽ nát và mất vị ngọt của hạt gạo tấm. Cách điều chỉnh lửa và lượng nước là yếu tố vô cùng quan trọng.

Thực chất, cho dù bạn nấu bằng bếp nào, nếu lượng nước vừa đủ thì cơm của bạn đều ngon. Tuy nhiên, nếu nấu bằng bếp điện thì khá khó để điều chỉnh lượng nhiệt. Đối với loại nồi nên sử dụng, tốt nhất bạn nên dùng nồi dày [kiểu nồi gang ngày xưa] bởi nếu nồi dày thì nhiệt sẽ được tản đều, cơm sẽ chín đều, hạt cơm săn và thơm ngọt.

Thậm chí, bạn có thể có được cháy cơm mỏng và giòn hơn dưới đáy nồi. Và đặc biệt nếu bạn cho thêm 1 thìa mỡ vào cạnh nồi sau khi ghế cơm thì chắc chắn, cả gia đình bạn sẽ có thêm đĩa cháy mỡ thơm phức cho bữa ăn thêm hoàn hảo.

Với người Việt Nam, bữa cơm gia đình có vai trò rất quan trọng, nó là biểu tượng của hạnh phúc của sự yêu thương, giúp nuôi dưỡng tâm hồn con người, thắt chặt hơn tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Và đó cũng là thời điểm hai từ “sum họp” trọn vẹn ý nghĩa nhất.

1 kg gạo nấu được bao nhiêu bát cơm?

Thông thường 1kg gạo sẽ nấu được khoảng 12 chén gạo [12 bát ăn cơm]. Đây là tiêu chuẩn cho gạo trắng thông thường.

Nấu cơm cho 4 người ăn cần bao nhiêu gạo?

Nồi cơm điện cho 3 - 4 người ăn. Chọn nồi cơm điện cho ba tới bốn người ăn nên chọn loại có dung tích từ 1,2 lít tới 1,5 lít. Với dung tích này thì nồi có thể nấu được từ 6~8 cốc đong gạo, tương đương 3~4 lon gạo, tương đương khoảng 900g~1,2 kg gạo.

1 người 1 tháng ăn hết bao nhiêu kg gạo?

Cụ thể, lượng gạo tiêu thụ bình quân một người/tháng giảm dần qua các năm, từ 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn 7,6 kg/người/tháng năm 2020.

1kg gạo cần bao nhiêu lít nước?

Để sản xuất 1 kg gạo cần tiêu thụ 3500 lít nước trong khi để sản xuất 1kg thịt bò thì cần những 15000l. Chính sự thay đổi trong chế độ ăn uống này là tác động lớn đến việc tiêu thụ nước trong vòng 30 năm trở lại đây, và có khả năng sẽ kéo dài cho đến giữa thế kỉ 21.

Chủ Đề