1 lần bất tín, vạn lần bất tín là gì

Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, ý nói rằng, người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không? Cũng có người nói, chữ tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này kỳ thực cũng rất có đạo lý.

Có một câu chuyện “Ba nghìn dặm không mất tín”, kể về hai người bạn gặp nhau vào khoảng đầu mùa xuân. Trước khi chia tay, chủ nhà hỏi người bạn của mình rằng, khi nào thì lại đến chơi. Người bạn kia hẹn vào tết Trung thu sẽ tới để hai người cùng ngắm trăng.

Đến tết Trung thu, chủ nhà mang rượu và thức ăn ra hoa viên sau nhà, không ăn không uống mà kiên trì ngồi chờ bạn đến. Đến lúc gần tới canh 3, người bạn kia quả nhiên đi đến, đứng ngoài cửa hoa viên hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn tính đang là ngày rằm chứ?”.

Chủ nhà trả lời bạn: “Chưa qua, chưa qua, đương nhiên vẫn là rằm tháng tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽ đến, bởi vì trong trí nhớ của tôi thì ngài chưa thất tín với tôi bao giờ. Xin mời, mau vào cùng tôi uống rượu ngắm trăng”. Chủ nhà nói xong liền chạy lại cổng của hoa viên mời bạn.

Người bạn vội nói: “Xin ngài đừng qua đây! Vì gặp chuyện đặc biệt nên ta không thể gặp ngài đúng hẹn. Ta từng nghe có người nói, con người mà trút bỏ đi thân thể rồi thì chỉ trong tích tắc, nguyên thần có thể đi ngàn dặm đường. Cho nên, vào canh hai ta đã trút bỏ đi thân thể của mình để có thể đi ba nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ ta đã ở đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải hư truyền. Ta với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt, nhưng dù sao thì ta cũng đã giữ được lời hứa với ngài”.

Người bạn trong câu chuyện này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình.

2. Sử ký ghi lại truyện trăm lạng vàng cũng không bằng một lời hứa.

Trong “Sử ký – Quý Bố, Loan Bố liệt truyện” có ghi chép rằng: “Đắc thiên lượng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc”. [Tạm dịch: Được trăm lạng vàng cũng không bằng một lời hứa của Quý Bố]. Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì  không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy.

Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì  không bao giờ ông để thất hứa.

Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.

3. “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”  và giá trị với vận mệnh con người, quốc gia

Trong tư tưởng “Trung dung” của mình, Khổng Tử có đưa ra sự đối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người:

Nhân [nhân từ, nhân ái]: thuộc Mộc, đối ứng với lá gan.

Nghĩa [chính nghĩa]: thuộc Kim, đối ứng với phổi.

Lễ [lễ phép, lễ độ]: thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu.

Trí [trí tuệ, kiến thức]: thuộc Thủy, đối ứng với thận.

Tín [tin tưởng, chữ tín]: thuộc Thổ, đối ứng tỳ [lá lách] và vị [dạ dày].

Trong tư tưởng “Trung dung” của mình, Khổng Tử có đưa ra sự đối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người:

Trung y cho rằng: Con người có thể sống trên đời chính là dựa vào: “Tiên thiên chi bản”- Thận [hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống] và “Hậu thiên chi bản” – Tì vị. Nói thận là “tiên thiên chi bản” tức là không cách nào có thể dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích. Con người hiện đại tham dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận là “bỏ gốc lấy ngọn,” “càng tu bổ càng trầm trọng.” Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị chuyển hóa lương thực để nuôi dưỡng.

Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” – Thận. Khi thận [thuộc Thủy] đã thiếu thốn nước thì gan [thuộc Mộc] sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ bị suy kiệt. Nếu như con người không giữ được chữ tín thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như thận và dạ dày đều bị tổn thương thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.

Con người nếu không “tín” thì sẽ không có “nghĩa”, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Cho nên nói: “Tín là cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau.“ Từ đó có thể nhìn rộng ra, nếu một quốc gia mà ở đó dâm loạn khắp nơi, loạn luân, không tin tưởng lẫn nhau, vô ơn vô nghĩa, đạo đức suy đồi thì thiên tai ắt sẽ không ngừng xảy đến, trăm dân lầm than. Do đó quốc gia cũng khó có thể giữ vững.

4. Bàn về chữ tín ngày nay

Ngày nay lời hứa không đáng giá một đồng. Ngay cả hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả … ở khắp nơi đều có.

Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được ghi thành “tín dự” [tín tâm và danh dự], chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Đa số từ ấy ngày nay chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình chứ không hề nói tới đạo nghĩa.

. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

Nhân vật chính trong câu chuyện xưa, vì giữ lời hứa mà sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

Ngẫm chuyện xưa mà nghĩ chuyện nay, trong trào lưu văn hóa “hiện đại” này, người ta nói dối một câu cũng không hề gì, thất hứa một lần cũng không sao. Đơn cử từ một việc nhỏ, khi chúng ta có hẹn với bạn mình, ta đến muộn một phút, ta cho rằng không hề gì, hai phút cũng không hề gì, lâu dần năm phút nửa tiếng cũng hoàn toàn không thấy hổ thẹn nữa… chính là vì ta vẫn nghĩ rằng “không hề gì”, kỳ thực chính là không trọng lời nói, vừa đánh mất chữ tín, vừa không nghĩ đến cảm nhận của đối phương.

Đơn cử từ một việc nhỏ, khi chúng ta có hẹn với bạn mình, ta đến muộn một phút, ta cho rằng không hề gì, hai phút cũng không hề gì, lâu dần năm phút nửa tiếng cũng hoàn toàn không thấy hổ thẹn nữa…

Thành tín không chỉ là cần giữ lời hứa, mà còn cần có niềm tin vững chắc. Trên thực tế dẫu có nói thuyết nghìn lời mà không thực hiện thì vô ích. Nếu như chính phủ một quốc gia hay ngay cả người lớn trong gia đình thường tuỳ tiện phát ngôn, ắt hẳn “thượng bất chính, hạ tắc loạn“, các vấn đề xã hội sẽ liên tiếp xuất hiện, trong xã hội sẽ hình thành một hoàn cảnh lừa dối lẫn nhau, hại người hại mình. Giáo dục là tự thân thực hiện chứ không phải chỉ là nói suông trên miệng.

Làm một chính nhân quân tử, lời nói ra ắt phải làm được, lời đã hứa ắt phải thực hiện. Người có chữ tín trong xã hội, sẽ xây dựng được danh tiếng và uy đức cho bản thân, được người đời kính trọng.

Sưu tầm

Người xưa có câu: "Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay". Câu nói này mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của việc giữ đúng lời hứa, cũng là giữ đúng chữ Tín cho tất cả những lời nói và hành động của mình. Một khi đã nói thì nhất định phải làm, còn nếu không làm được thì đừng nên nói ra để không ảnh hưởng niềm tin của những người xung quanh. Chữ Tín trong cuộc sống không chỉ là sự tôn trọng dành cho người khác mà đó còn là tôn trọng danh dự của chính mình.

Ngũ thường của người xưa bao gồm năm yếu tố: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó, Nhân là sự nhân từ nhân ái; Nghĩa là chính nghĩa, là sự biết ơn và trả ơn; Lễ là sự lễ phép, lễ độ, chuẩn mực trong giao tiếp; Trí là trí tuệ, kiến thức và Tín là sự tin tưởng, uy tín của mỗi người. Nếu con người sống mà thiếu một trong năm điều trên thì sẽ không bao giờ có thể trở thành một quân tử đầu đội trời, chân đạp đất, chẳng đáng để những người xung quanh kính ngưỡng và khâm phục. Thiếu đi một chữ Tín, lời nói của chúng ta trở nên không có trọng lượng, rất khó giành được lòng tin từ người khác.

Dù là trong cuộc sống, hay trong kinh doanh, yếu tố chữ Tín cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Đối với một người muốn đạt được thành công lớn, họ nhất định phải có một tầm nhìn kinh doanh thật lâu dài. Và chiến lược quan trọng nhất trong đó chính là giữ được chữ Tín cho cá nhân cũng như sự nghiệp chung. Trong công việc, chữ Tín không cầu kỳ, không hoa mỹ mà nó chỉ là sự tin thực, không gian dối hay lươn lẹo, hoàn toàn tin cậy lẫn nhau trong quan hệ làm ăn. Người ta dùng uy tín để đánh giá lẫn nhau, để ký kết hợp đồng, cũng như để giải quyết các tranh chấp, mẫu thuẫn. Khi khó khăn cần tới sự giúp đỡ, người ta ít khi nhìn vào vị thế hay địa vị của một người mà chủ yếu xem xét dựa trên uy tín người đó đã tích lũy được có xứng đáng để họ giúp đỡ hay không. Đó chính là chuẩn mực để xây dựng các mối quan hệ lâu dài, bền vững.

Nhắc đến bài học về chữ Tín, người ta không thể không kể đến vị tỷ phú châu Á nổi tiếng Lý Gia Thành. Chữ Tín của ông không chỉ nặng trong sự nghiệp mà còn nặng trong đời sống, nặng trong cả những giây phút hiểm nguy nhất cuộc đời. Năm 1996, vị tỷ phú Hồng Kông đã gặp một biến cố lớn khi con trai của ông là Lý Trạch Cự bị một nhóm tội phạm bắt cóc đòi tiền chuộc. Chúng dặn ông không được phép báo cảnh sát, nếu không sẽ ngay lập tức xử lý con tin và Lý Gia Thành đã đồng ý.

Ngay khi bọn bắt cóc tới, chúng lùng sục khắp nơi vì nghi ngờ có cảnh sát đang ẩn núp xung quanh. Nhưng Lý Gia Thành chỉ nói: "Cả cuộc đời kinh doanh của tôi chẳng có thành tựu gì lớn, ngoại trừ chữ Tín trong từng lời nói của mình." Rồi ông để mặc bọn bắt cóc tìm kiếm khắp một vòng quanh nhà, mở cửa tất cả các phòng để tự kiểm chứng không có bóng dáng cảnh sát nào gần đây.

Bấy giờ, bọn bắt cóc yêu cầu 2 tỷ đô la Hồng Kông làm tiền chuộc. Lý Gia Thành chỉ có thể gấp rút chuẩn bị một nửa số tiền đó từ ngân hàng và hứa sẽ chuyển nốt một nửa còn lại đến tận tay bọn họ sau 2 ngày. Lúc đầu, đám bắt cóc còn bán tín bán nghi, nhưng sự thật sau đó đã chứng minh rằng, dù con trai đã trở về, vị tỷ phú Hồng Kông vẫn giữ đúng lời hứa và chuyển cho họ 1 tỷ đô la còn lại.

Khi được hỏi tại sao lại hành động như vậy, Lý Gia Thành đã khẳng định: "Chữ Tín là sinh mệnh thứ hai, một khi đã mất đi thì dù có đánh đổi bao nhiêu tiền bạc và công sức cũng không thể lấy lại được. Do đó, tôi đã bằng lòng điều gì, thì nhất định tôi sẽ thực hiện điều đó đến cùng." Đó chính là bản lĩnh giúp cho người đàn ông này xây dựng nên cả gia tài và sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nó đại biểu cho một phần đạo đức, một phần nhân phẩm không thể thiếu của mỗi con người.

Áp dụng vào trong đời sống kinh doanh, khi chúng ta biết cách xây dựng danh dự và phẩm cách cho doanh nghiệp của mình, người tiêu dùng nhìn vào mới có thể đặt trọn niềm tin. Những đối tác kinh doanh cũng muốn xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài. Từ đó, họ sẵn lòng giới thiệu chúng ta với những người xung quanh. Còn ngược lại, khi chúng ta không thể giữ đúng những cam kết của mình, gây ra tác hại mất mát cho người khác, thậm chí là tha hóa nhân cách của chính mình thì rất khó giữ được một niềm tin dài lâu. Người bị lừa dối cũng có thể cảm thấy tổn thương, cùng kêu gọi tẩy chay để đòi lại công bằng. Đây chính là nguồn gốc nảy sinh ra những mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững lâu dài của mọi cá thể cũng như tổ chức.

Người xưa đã nói: "Một lần bất tín, vạn lần bất tin". Trong đời sống hiện nay, có quá nhiều người sẵn sàng bán rẻ danh dự và nhân phẩm của mình, cũng là uy tín của cả doanh nghiệp để thu về những lợi ích không chính đáng. Họ lợi dụng lòng tin của người khác để đánh tráo những giá trị ban đầu. Điều đó không chỉ chặt đứt năng lực phát triển lâu dài của thương hiệu, mà còn đẩy tương lai vào một ngõ cụt không có lối thoát. Thậm chí, người xưa còn dạy rằng: "Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã", câu này mang ý nói rằng người mà không giữ chữ Tín thì không biết có thể trở thành người được không.

Chữ Tín chính là cầu nối để liên kết giữa người với người, cũng là nền tảng để chúng ta sống với nhau trong một cộng đồng, hình thành sự hòa thuận và chân thành. Có tin tưởng thì mới hình thành nghĩa tình. Có nghĩa có tình thì các mối quan hệ mới trở nên dài lâu và bền chặt. Con người biết đặt trọn niềm tin vào nhau thì mới có thể đoàn kết, gắn bó, cùng nhau chung sức tạo nên những sức mạnh to lớn cho cả đời sống và ảnh hưởng trong công việc.

Từ câu chuyện sư tử dạy con "Hãy đối đầu với hổ báo nhưng tránh xa lũ chó điên" và bài học: Đừng tốn thời gian dây dưa với những kẻ vô lý!

Video liên quan

Chủ Đề