100 tòa nhà cao nhất thế giới 2022 năm 2022

Dubai, Thượng Hải, New York, những thành phố sa hoa bậc nhất trên thế giới. Đây cũng là nơi những tòa nhà chọc trời tọa lạc, với chiều cao có thể khiến bạn kinh ngạc và trầm trồ thán phục.

Hãy cùng Maison Office khám phá danh sách những kiệt tác kiến trúc độc nhất vô nhị, nơi mà con người chinh phục những đỉnh cao mới của bầu trời.

> Khám phá thêm:

  • Top 20 tòa nhà đắt đỏ nhất thế giới
  • Danh sách 33 tòa nhà cao nhất Việt Nam
  • Top 22 tòa nhà cao nhất tại Hà Nội
  • Top 9 tòa nhà cao nhất tại Hải Phòng
  • Top 20+ Tòa nhà khách sạn cao nhất Đà Nẵng
  • Top 20+ Tòa nhà cao nhất TPHCM

Bảng xếp hạng các tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay:

STT Tên tòa nhà Quốc gia Số tầng Chiều cao
1 Burj Khalifa UAE 163 828m
2 Shanghai Tower Trung Quốc 128 632m
3 Makkah Clock Royal Tower Ả Rập Xê Út 120 601m
4 Ping An International Finance Center Trung Quốc 116 599m
5 Goldin Finance 117 Trung Quốc 117 599m
6 Lotte World Tower Hàn Quốc 123 554m
7 One World Trade Center Mỹ 104 541m
8 CTF Finance Centre Trung Quốc 111 530m
9 Tianjin CTF Finance Centre Trung Quốc 97 530m
10 CITIC Tower Trung Quốc 108 528m
11 Taipei 101 Đài Loan 101 509m
12 Shanghai World Financial Center Trung Quốc 101 492m
13 The Exchange 106 Malaysia 96 492m
14 International Commerce Centre Hong Kong 118 484m
15 Central Park Tower Mỹ 95 472m
16 Lakhta Center Nga 87 462m
17 Vincom Landmark 81 Việt Nam 81 461m
18 The Wharf IFS Tower 1 Trung Quốc 94 452m
19 Suzhou IFS Trung Quốc 92 452m
20 Petronas Tower 1 Malaysia 88 452m
21 Petronas Tower 2 Malaysia 88 452m
22 Zifeng Tower Trung Quốc 66 450m
23 Willis Tower Mỹ 108 442m
24 KK100 Trung Quốc 100 442m
25 Wuhan Center Trung Quốc 88 438m

1. Burj Khalifa

Kể từ khi khánh thành vào năm 2010, Burj Khalifa vẫn giữ vững danh hiệu là tòa nhà cao nhất trên thế giới. Tọa lạc tại Dubai, UAE, công trình kiến trúc này là tác phẩm của agency Skidmore, Owings & Merrill. Sừng sững hiên ngang với độ cao tới 828m, Burj Khalifa có cả thảy 163 tầng.

Đây cũng là tòa nhà nổi tiếng nhất của Dubai. Tuy nhiên, nó đang đứng trước nguy cơ bị “soán ngôi vua” với sự xuất hiện của Jeddah Tower [nằm ở Ả Rập Xê Út].

2. Shanghai Tower

Với độ cao 632m, Shanghai Tower đang giữ vị trí thứ 2 trong danh sách những tòa nhà chọc trời trên thế giới.

Tòa nhà này đang nắm giữ một kỷ lục vô tiền khoáng hậu: Nơi có chiếc thang máy di chuyển với vận tốc nhanh nhất với tốc độ lên tới 18 mét trên giây.

3. Makkah Clock Royal Tower

Makkah Clock Royal Tower là một tòa nhà khác nằm ở Trung Đông. Lần này, công trình kiến trúc lớn này nằm ở Ả Rập Xê Út. Điểm nhấn của Makkah Tower chính là chiếc đồng hồ nằm ở trên đỉnh tòa tháp.

Chiếc đồng hồ này lớn tới nỗi người ta có thể nhìn thấy nó rõ ràng từ khoảng cách 25 km.

4. Ping An International Finance Center

Với độ cao 599 m, Ping An Finance Center ở Thâm Quyến chiếm vị trí thứ 4 trong danh sách này.

Được thiết kế bởi Kohn Pedersen Fox, đây chính là tòa nhà văn phòng cao nhất thế giới, soán lấy ngôi vị từ One World Trade Center ở New York.

5. Goldin Finance 117

Goldin Finance 117 là toà nhà cao tới 597 m, được thiết kế bởi P&T Group. Tọa lạc ở Thiên Tân, Trung Quốc, công trình này có kiến trúc vô cùng đặc biệt khi mô phỏng hình kim cương với diện tích khổng lồ.

Goldin Finance 117 đi vào hoạt động năm 2020 với mục đích cho thuê văn phòng và khách sạn.

6. Lotte World Tower

Cũng được nhào nặn dưới bàn tay của Kohn Pedersen Fox là toà nhà Lotte World Tower ở Hàn Quốc.

Lotte World Tower chiếm giữ vị trí thứ 6 với độ cao tòa nhà đạt 554 m.

7. One World Trade Center

Đứng ở vị trí thứ 7 là tòa One World Trade Center tại New York với độ cao 541 m.

Đây được coi là công trình biểu tượng của New York không chỉ bởi độ cao, mà còn để nhắc nhở chúng ta nhớ đến sự kiện 11/9/2001.

8. CTF Finance Centre

Một công trình chọc trời khác tới từ Trung Quốc, lần này là ở Quảng Châu với tòa CTF Finance Centre.

Công trình kiến trúc này được sử dụng đa mục đích, vừa là khu văn phòng, vừa là khách sạn, chung cư và trung tâm mua sắm nằm ở tầng trệt.

9. Tianjin CTF Finance Centre

Tianjin CTF Finance Centre là công trình kiến trúc thứ 2 của thành phố Thiên Tân lọt vào danh sách top tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới.

Đây là nơi làm việc của hàng chục văn phòng hành chính, là nơi tọa lạc của hơn 300 cư dân chung cư và cung cấp dịch vụ khách sạn tiêu chuẩn 5 sao.

10. CITIC Tower

Đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc là CITIC Tower, tòa nhà cao thứ 10 thế giới. Thiết kế của tòa nhà được mô phỏng theo hình chiếc chén đồng rót rượu cổ của người Trung Quốc với tên gọi là “zun”.

Càng lên cao, lớp kính bao quanh tòa nhà càng trở nên trong suốt. Điều này khiến mọi người trong thành phố có thể nhìn thấy hoạt động ở bên trong tòa nhà vào ban đêm.

11. Taipei 101

Taipei 101 là tòa chọc trời nổi tiếng của thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Đây là sở hữu một trong những chiếc thang máy di chuyển với vận tốc nhanh nhất trên thế giới [với tốc độ có thể lên tới 1010m/phút, tương đương với khoảng 16m/giây].

Tòa nhà được khánh thành năm 2003 và là một trong những công trình hiếm hoi sở hữu hệ thống thang máy đôi có khả năng hoạt động độc lập.

12. Shanghai World Financial Center

Nắm giữ vị trí 12 trong bảng danh sách là Shanghai World Financial Center. Đây là nơi làm việc của hơn 36 doanh nghiệp đa quốc gia [chủ yếu là các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tập đoàn công nghệ].

Tòa nhà có độ cao hơn 494m, được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2001. Đến nay, nó vẫn nắm giữ vị trí là tòa nhà thứ hai tại Thượng Hải.

13. The Exchange 106

The Exchange 106 là tòa nhà đứng thứ 13 trong bảng danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới. Công trình kiến trúc này nằm ở Kuala Lumpur, Malaysia, khai trương và đi vào hoạt động từ năm 2019.

Với độ cao 492 m, tòa nhà đã soán ngôi vương của Petronas Tower trở thành công trình cao nhất tại đất nước Đông Nam Á này.

14. International Commerce Centre

Một tòa nhà chọc trời khác tới từ Hồng Kông đó chính là International Commerce Centre. Được thiết kế bởi công ty kiến trúc KPF, tòa nhà này nằm ở vị trí vô cùng đắc địa khi hướng ra khu vịnh Victoria nổi tiếng của đặc khu hành chính.

Ở đây còn cung cấp dịch vụ khách sạn 7 sao với hơn 300 phòng, tọa lạc ở tầng thứ 13 của tòa nhà.

15. Central Park Tower

Central Park Tower là tòa nhà chọc trời cao 95 tầng – 472m được hoàn thành năm 2020 nằm ở thành phố New York, Hoa Kỳ.

Hiện tòa nhà đang là một trong những nơi có giá trị bất động sản thuộc vào hàng đắt đỏ nhất tại thành phố.

16. Lakhta Center

Tòa nhà đầu tiên đến từ nước Nga đó chính là Lakhta Center. Tòa nhà được tọa lạc trong khu vực đất có diện tích 14 héc-ta, nằm cách trung tâm thành phố St. Petersburg khoảng 9km.

Đây là nơi công ty nổi tiếng của nước Nga Gazporm Neft đặt đại bản doanh hoạt động.

17. Vincom Landmark 81

Việt Nam chúng ta vinh dự có một trong các tòa nhà cao nhất trên thế giới: Vincom Landmark 81. Nằm ở TP. HCM, Landmark 81 sở hữu chiều cao 461,15m, là khu tòa nhà phức hợp 81 tầng gồm văn phòng, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, căn hộ, khách sạn 5 sao và đài quan sát với khả năng nhìn toàn cảnh thành phố.

Đây đang là tòa nhà có chiều cao lớn nhất tại Việt Nam và lớn thứ 2 tại Đông Nam Á hiện nay.

18. The Wharf IFS Tower 1

Tọa lạc tại thành phố Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, The Wharf IFS Tower 1 là cái tên tiếp theo trong danh sách các công trình kiến trúc cao nhất trên thế giới.

Tòa nhà đi vào hoạt động năm 2018, có độ cao 452,1m và gồm 94 tầng tất cả.

19. Suzhou IFS

Một tòa nhà khác thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là Suzhou IFS.

Chỉ thua tòa Wharf IFS tại Hồ Nam đúng 0,1m, hiện Suzhou IFS đang là tòa nhà chọc trời cao thứ 19 trên toàn thế giới và là tòa thứ 9 của Trung Quốc xuất hiện trong danh sách này.

20. Petronas Tower 1

Đứng thứ 20 trong danh sách là tòa Petronas Tower 1 tại Malaysia.

Từ năm 1996 đến tận năm 2003, Petronas 1 cùng người anh em song sinh là Petronas Tower 2 cùng nhau nắm giữ vị trí là tòa nhà cao nhất thế giới.

21. Petronas Tower 2

Kết nối với tòa Petronas 1 ở tầng thứ 41 và 42 là toà nhà Petronas Tower 2.

Đây cũng là tòa nhà cao thứ 21 trên thế giới [với độ cao 451,9m]. Tổng chi phí xây dựng cho cả hai tòa nhà lên tới $1,6 tỷ.

22. Zifeng Tower

Một tòa nhà khác thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là Zifeng Tower.

Đây là tòa nhà đa công năng, vừa được sử dụng làm văn phòng làm việc, vừa được tận dụng để làm khách sạn hạng sang và trung tâm thương mại. Tòa có tổng cộng 89 tầng, có đài quan sát công cộng ở tầng thứ 72.

23. Willis Tower

Willis Tower từng là tòa nhà cao nhất trên thế giới từ năm 1974 đến năm 1996 [trước khi bị soán ngôi bởi tòa Petronas Tower 1 ở Kuala Lumpur, Malaysia].

Tuy vậy, nó vẫn đang nắm giữ vị trí là tòa nhà cao nhất Chicago. Ý tưởng thiết kế của tòa nhà dựa trên hình thù của một bao thuốc lá với những điếu thuốc vươn lên bầu trời.

24. KK100

Quảng Đông tiếp tục góp mặt trong danh sách tòa nhà cao nhất thế giới với công trình kiến trúc KK100. Đúng như tên gọi của nó, tòa nhà này có tất thảy 100 tầng, được đi vào sử dụng và khai thác từ năm 2011.

KK100 cũng được sử dụng đa công năng giống nhiều đại diện khác trong danh sách khi vừa là tòa văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn hạng sang.

25. Wuhan Center

Trung tâm của thành phố Vũ Hán, Trung Quốc chính là tòa nhà Wuhan Center. Đây là tòa nhà có độ cao 438m với tất cả 88 tầng. Hiện công trình kiến trúc này đang nắm giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất toàn khu vực miền Trung của Trung Quốc, là công trình đầu tiên vượt qua độ cao 400m tại Vũ Hán.

Trên đây là danh sách top 25 tòa nhà chọc trời có độ cao lớn nhất trên thế giới. Bạn có thể thấy các tòa nhà tại Trung Quốc vẫn chiếm đại đa số đại diện trong danh sách. Điều này chứng tỏ tiềm lực phát triển của đất nước này lớn đến như thế nào.

Tuy vậy, vị trí số 1 vẫn thuộc về một đại diện của khu vực Trung Đông và có lẽ còn lâu hơn nữa mới có tòa nhà khác xô đổ kỷ lục này. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích dành cho bạn.

Chủ Đề