100 trò chơi chế tạo hàng đầu năm 2022

1] Cao - Thấp - Dài - Ngắn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò [hành động tay của mình] hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
2] Tìm tác giả tác phẩm [thơ]

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
3] Đố nghề

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
4] Thi tìm những con vật có từ láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: trong hội trường có bảng [nếu có]. Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
5] Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
6] Đếm sao

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt
7] Ngón tay nhúc nhích

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè [2 lần]. Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
8] Con thỏ ăn cỏ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: 
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh [có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau]
9] Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè [2 lần]
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt
10] Tôi bảo

* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: 
- Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
- Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
11] Thụt - Thò

* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” [đồng thời khuỷ tay thụt ra sau] – “Thò” [đồng thời đẩy tay lên trước]. Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác
12] Mưa rơi

* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt
13] Cùng nhau giải toán

* Mục đích: phán đoán nhanh
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội [tuỳ ý], cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó [VD: 18] cộng thêm 3 [là 21] dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò
Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói
14] Con muỗi

* Mục đích: tạo không khí vui vẻ
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang
- Quản trò [hô to]: “Tay đâu” [2 lần]
- Người chơi [hô to]: “Tay đây” [2 lần]
Quản trò bắt bài hát: “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. 
Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò

Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt
15] Ba - Má - Tôi

* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay [1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má] …
16] Này bạn vui

* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi trong hội trường, quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]. Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]. Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”

17] Trò chơi nơm cá

* Mục đích: tạo vui tươi, sôi động
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng [cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá]. Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt

Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát
18] Trò chơi biểu tượng

* Mục đích: tạo vui nhộn
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị phạt
19] Thi đố về trái cây

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 50 -> 70 người, chia thành 2 đội
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc

Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là “M” như: me, mít, mãng cầu, mơ, … cho đến khi kết thúc cuộc chơi
Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác
20] Có - Không ?

* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có [nếu trúng] và không [nếu sai] mà thôi
Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? …
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được

21] Bà Ba buồn Bà Bảy

* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phòng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một [động từ – trạng từ – tính từ …] có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua

** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói
22] Tai đây - mũi này

* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội
* Thời gian: 20 phút
* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước

Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái [quy định cho tất cả]. Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt
23] Múa hình tượng

* Mục đích: trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng
* Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người
* Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Thời gian: có thể quy định
* Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng … đã trở thành hình tượng [hình ảnh quen thuộc trong lòng dân]

Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu [đứng trước đội mình] diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng

** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước cho trọng tài
24] Bà Ba đi chợ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
* Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người
* Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: trong vòng 10 phút

Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người [của mỗi đội] lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng [Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …]

25] Tin mật

* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy [không quá 5 dòng]
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân

Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò [người điều khiển] cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin [tất cả cùng chung 1 bản]. Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách [nói nhỏ vào tai] – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng

26] Địa danh Việt Nam

* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người [có từ 2 nhóm trở lên]
* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã [thuộc Tỉnh] trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau

Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão [Huyện của Tỉnh Hải Phòng], Long Thành [Đồng Nai], …
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng

27] Đi du lịch bằng taxi

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người [có thể nhiều hơn]
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường

Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng

** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định
28] Du lịch quanh thành phố

* Mục đích: tạo phản ứng nhanh, nhớ giỏi
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người, có từ 2 nhóm trở lên
* Ban tổ chức: 1 trọng tài hướng dẫn
* Vật dụng: mỗi nhóm 1 cây viết và giấy trắng
* Địa điểm: chơi trong phòng [có thể ngoài trời]

Cách chơi: trước mỗi nhóm là giấy và viết, sau khi có hiệu lệnh thứ tự từng người của nhóm lên liệt kê tên các con đường trong thành phố theo quy định: chữ đầu từ cuối của đường trước là chữ đầu của từ đầu con đường sau:
Thí dụ: - Đường Trần Hưng Đạo
- Đường Đặng Văn Ngữ
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai 
………………………………………………………
Thời gian dành cho 1 người là 1 phút. Nghe hiệu lệnh lên xuống, đội nào có số tên đường nhiều, đúng luật là đội đó thắng

** Chú ý: Chỉ áp dụng cho người chơi cùng cư trú tại một vùng [VD: áp dụng cho các bạn cùng đang sống tại TP. Hồ Chí Minh]
29] Xé giấy

* Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội
* Số lượng: chia 2 đội [Nam – Nữ đều nhau]
* Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
* Ban tổ chức: 1 người

Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới [không tham gia] không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi [giấy xé giống nhau] nhiều là đội đó thắng


30] Tìm tên bài hát

* Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp dụng trong 1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân

Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ [mẹ, xuân, hoa, tình, …] và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật [nốc ao] cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch

** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình, … phải viết trước để khách quan hơn.

[​IMG]

31] Dàn nhạc giao hưởng

* Mục đích: vui tươi, tình cảm
* Số lượng: mỗi đội [nhóm] có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội [nhiều nhất 7 đội]
* Địa điểm: trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, …
* Ban tổ chức: 1 -> 2 người

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể [tất cả đều thuộc], sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc [đồ – rê – mi – fa …]. Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt nhạc của đội mình [còn tất cả im lặng]

** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn, …

32] Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc

* Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh
* Số lượng: có nhiều đội [mỗi đội 10 người] – ngồi táchbiệt nhau trong phòng, trên xe, …
* Ban tổ chức: 1 người
* Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát. Đội nào trả lời nhanh, đúng [tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài hát đó] thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng

33] Hát đối đáp
* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các bài hát Việt Nam
* Số lượng: chia 2 nhóm
* Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng
* Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài

Cách chơi: [nhiều nội dung]
- Hai bên thi hát về những convật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
……………………………………
- Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
- Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …

** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao [đếm từ 1 đến 10] không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng
34] Hát giao duyên

* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc
* Số lượng: chia 2 đội [có thể phân biệt Nam – Nữ]
* Địa điểm: trong phòng, trên xe, trong lán trại
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: “Qua cầu gió bay bắc bộ” [Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau … về nhà dối rằng cha dối mẹ … a … ối … a rằng … a … í a … qua cầu … qua cầu … gió bay

Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải biên câu “cởi áo” thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi kiếng, cởi nón, … Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí [không tìm ra từ …] là bên đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc và không được giống nhau
35] Cùng sở thích

* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ

Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình [trung thực] vào miếng giấy, gồm: 
- Họ tên
- Cao, cân nặng
- Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao, …
- Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ, …

Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi [của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam]. Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người [chưa được mở ra xem]. Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC

36] Tình yêu có lời

* Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, …
* Số lượng: 20 hoặc 40 người [đồng đều Nam – Nữ]
* Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trên xe, trong phòng

Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi [tỏ tình] vào 5 miếng giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu [từ chối] vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình [bên Nữ đọc] – có thể bình chọn những câu hay nhất, xuất sắc nhất

** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi người ghi một câu


37] Trăm nghe không bằng một thấy

* Mục đích: sự suy đoán
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: mỗi người 1 tờ giấy [có thể giống nhau]
* Ban tổ chức: 1 người quản trò nhanh nhẹn
* Chuẩn bị: mỗi người 1 tờ giấy cầm trên tay, cả người quản trò

Cách chơi: người quản trò sẽ hò, cầm giấy lên, gấp đôi dọc, gấp tiếp, gấp ngang, …, xé 1 góc đối diện. Sau khi xé, người quản trò quay lại đề nghị mọi người mở tờ giấy ra

** Chú ý: chắc chắn rằng sẽ có rất ít người có miếng giấy có những lỗ khuyết giống người quản trò. Sau đó mời 1 người lên làm hướng dẫn: có thể ra điều kiện ai giống mảnh giấy của người hướng dẫn, thì người đó được quà

38] Hỏi - Trả lời

* Mục đích: tạo sự vui tươi, hóm hỉnh, gần gũi
* Số lượng: 40 người [Nam, Nữ], chia làm 2 nhóm: nhóm Nam và nhóm Nữ
* Vật dụng: mỗi người 1 miếng giấy trắng nhỏ, 2 cái nón cho 2 nhóm
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: trên miếng giấy các bạn bên Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bên Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe [lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời]


39] Cây sen
* Mục đích: rèn luyện phản ứng nhanh
* Số lượng: 20 -> 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 quản trò
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …

Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò [lời nói làm ngược động tác]

** Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở …

40] Suy luận
* Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội

Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội [A và B], đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước
Đội A [được chỉ định trước] cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài [người quản trò]: “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm [giới hạn là 5 đặc điểm]

Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi, …
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời [cử 1 người đại diện] và chỉ được trả lời 3 lần [tuỳ quy định]. Nếu không đúng là thua

** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn
41] Phản xạ nhanh
* Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
* Địa điểm: trong phòng, …
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: cả tập thể

Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi [khó hơn]: quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng


42] Cử đại diện
* Điều kiện: như trò chơi “Suy luận”

Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu [không được nói]

Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin [cho phép nói 2 lần] – nếu không nói được là thua.

** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội
43] Nếu thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ

Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình [như 1 trò chơi hát đối đáp], câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm
44] Tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ [trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình

45] Liên khúc đầu và đuôi
* Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.

Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B
Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui …
- Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay …

Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát [trọng tài đếm từ 1 đến 10] là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa, …
46] Nhà báo tìm dũng sĩ
* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài

Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng [nhà báo không được nhìn vào phòng] – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ [mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan], sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định

Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
- Dũng sĩ có mang kiếng không?
[Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu]

** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua [phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát, …]
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian,


47] Tìm nghề nghiệp
* Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Địa điểm: trong phòng
* Tổ chức: 1 quản trò [trọng tài]
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ

Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy [nhiều nghề nhiều miếng giấy]. Mỗi đội cử 1 người [thứ tự] lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án [vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói]. Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.

Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao [1 -> 10] [có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan]


48] Hướng về miền Tây
* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò

Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi [không phân biệt nam nữ]. Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại [có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất]
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả


******************************​
Một số trò chơi tổ chức ngoài sân bãi​
1. Truyền tin
Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội.
Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.
Nội dung:
Truyền thông tin của chỉ huy [quản trò] rồi báo cáo.
Cách chơi:
- Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.
- Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.
- Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 [nói thầm vào tai] cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra.
Luật chơi:
- Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.
- Đội nào để lộ tin coi như thua.
- Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.
- Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.
Chú ý:
- Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.
- Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin [Quản trò và các đội].
- Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
- Các chữ trong bản tin bằng nhau.
- Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.
- Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.

2. Bắt cá:
Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.
Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
Nội dung:
Quản trò quy định người bắt cá và cá.
- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
- Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
- Khi nghe tiếng còi [hoặc hô chụp] của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
Luật chơi:
- Cá nào bị bắt là thua.
- Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
- Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý:
Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
3. Đổ nước chai
Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập.
Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.
Nội dung:
Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.
Cách chơi:
- Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau.
- Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
- Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
- Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.
- So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.
Dụng cụ chơi:
- Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi.
- Thìa múc nước.
- Chậu đựng nước.
Luật chơi:
- Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.
- Dùng chai và thìa giống nhau.
- Không bóp méo thìa.
- Chỉ dùng một tay đổ vào chai.
Chú ý:
- Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi.
- Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi.

Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe khi tham quan...​

1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
Cách chơi:
- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai [hô một đằng làm một nẻo].
- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
Phạm luật:
- Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:
- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.

2. Chức năng:
Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.
Nội dung:
- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.
- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
Mắt: Nhìn
Tai: Nghe
Mũi: Ngửi
Miệng: Ăn
Cách chơi:
- Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.
Ví dụ:
- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...
Phạm luật:
- Chỉ sai với chức năng.
- Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
- Không nhìn quản trò.
- Chú ý:
- Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.
- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

3. Lời chào:
Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
Cách chơi:
- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
Luật chơi: 
- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
- Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý:
- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

MỘT SỐ TRÒ CHƠI VỪA NHANH, VỪA KHÉO​

1] Đổ Nước Vào Chai
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau [để ở vạch xuất phát] đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.

Ø Luật chơi:
Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng.

2] Cõng Bạn – Ăn Chuối
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.

Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.

Ø Luật chơi:
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.
3] Ngậm Muỗng Trong Thau
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. [Lưu ý: nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4 nữ]. Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:

Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát

MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN SỨC KHỎE, NHANH NHẸN​
1] Đua Ghe Ngo
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại.
2] Ngũ Long Tranh Đuôi
Ø Cách chơi:
Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng [5 đội] sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
- Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.

- Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.
3] Ghế Di Động
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại.
4] Băng Qua Lửa Đạn
Ø Cách chơi:
Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích [bao nylon đựng nước] của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc.

Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất.

Ø Luật chơi:
Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại.
5] Con Tàu Tìm Báu Vật
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.

Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.

Ví dụ: 
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.

Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.

Ø Luật chơi:
Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.

Bất cứ khi nào chúng tôi nghe từ trò chơi video trên mạng, chúng tôi thường nghĩ về các trò chơi tăng cường adrenaline như đua xe hoặc trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất bạo lực. Một số ví dụ bao gồm Asphalt 8, CSR Racing, Call of Duty, Battlefield, Counter-Strike, v.v. May mắn thay, đó không phải là sự thật. Hãy tưởng tượng trải nghiệm chơi game sẽ trở nên nhàm chán như thế nào nếu chỉ có các thể loại trò chơi này tồn tại. & NBSP; nhiều trò chơi là thế giới mở và cung cấp cho người chơi một tùy chọn để tạo ra thứ gì đó. Những trò chơi chế tạo tốt nhất này cho phép trí tưởng tượng của bạn chạy và cho phép sự sáng tạo của bạn tỏa sáng. Trí tưởng tượng tuyệt đối trong các trò chơi như vậy làm cho họ quyến rũ và hấp dẫn.

Trò chơi chế tạo là gì?

Các trò chơi chế tạo luôn bị nhầm lẫn với các trò chơi xây dựng, đặc biệt là bởi những người mới. Thủ công và xây dựng là hai thứ khác nhau. Trong việc xây dựng các trò chơi, mục tiêu là xây dựng một cái gì đó lớn hơn, như một căn cứ hoặc một tòa nhà. Nhưng đó không phải là trường hợp với các trò chơi chế tạo. Thủ công là thu thập các tài nguyên hoặc vật liệu khác nhau để làm cho một cái gì đó hữu ích.

Điều này có thể được nhìn thấy rộng rãi trong các trò chơi sinh tồn. Trong một môi trường mà sự sống còn khó khăn, người chơi phải thu thập những điều nhỏ nhặt. Sau khi đặt những thứ này lại với nhau, một nhạc cụ hoặc vũ khí có thể được chế tạo. Ví dụ, tạo ra một lọ thuốc sau khi thu thập hóa chất. Các potions sau đó có thể được sử dụng trên kẻ thù.

Bây giờ, không lãng phí thời gian, hãy để Lặn lặn xuống đại dương của các trò chơi chế tạo tốt nhất có thể chơi được vào năm 2022.

1. Trove

Trove là một trò chơi phổ biến trong danh mục MMORPG. Bởi vì Trove là một trò chơi hộp cát, nó mang lại cho người chơi một mức độ tự do đáng kể. Ban đầu, bạn sẽ được tặng một mảnh đất. Sau đó, bạn sẽ phải thịnh vượng với thực vật và động vật để làm cho nó có thể sống được.

Giống như Minecraft, người chơi có thể cướp bóc các khu vực khác nhau, hoàn thành các nhiệm vụ và phá hủy kẻ thù. Khi bạn tiến lên phía trước trong trò chơi, bạn có thể cướp phá nhiều khu vực hơn, phải chiến đấu với nhiều kẻ thù hơn và có thể khám phá nhiều vùng đất hơn.

Phần tốt nhất là có các trạm chế tạo được sản xuất trong nhiều khu vực. Người chơi chỉ phải đến đó và tạo ra một cái gì đó từ các nguồn lực thu thập được. Bất cứ điều gì có thể được chế tạo từ trang trí đến cơ học và vũ khí. Có khả năng cải thiện chất lượng của các vật thể đã được trang bị là một quả anh đào trên bánh.

Trong suốt trò chơi, bạn sẽ có được một số cơ hội để thu thập tài nguyên và tạo ra thứ gì đó từ họ. Trên hết, Trove cũng là một trò chơi xây dựng giúp nâng cao trải nghiệm chơi game lên cấp độ tiếp theo.

2. 7 ngày để chết

Chỉ đơn thuần là cái tên là đủ để chỉ ra sự hiện diện của các sinh vật khủng khiếp. Với liên lạc hậu tận thế, 7 ngày để chết là một thế giới mở đáng sợ và là một trong những trò chơi chế tạo tốt nhất. Với thây ma tràn ngập thế giới, bạn phải sống sót từ những cơ thể sống sót của người sống. Cứ sau bảy ngày trong trò chơi, một làn sóng của những sinh vật xấu xí này sẽ bắt đầu tìm kiếm bạn. Trò chơi sẽ đảm bảo rằng bạn phải nhặt rác cho cuộc sống không chắc chắn của bạn.

Như đã đề cập trước đó, chế tạo là một tính năng thiết yếu và phải có trong hầu hết các trò chơi sinh tồn. Trong 7 ngày để chết, khi đám chết của người chết, bạn cần phải củng cố pháo đài của mình. Đối với điều này, bạn phải có súng, áo giáp, bẫy, v.v., để gây trở ngại cho đám đông tìm kiếm bạn. Tất cả những vũ khí này có thể được chế tạo một khi bạn đã thu thập các nguồn lực cần thiết để chế tạo chúng.

Bạn chắc chắn sẽ phải tạo ra một nẹp khi bạn lao xuống tầng hầm từ một tấm ván sàn thối, làm phiền một đám đông zombie đang ngủ. Mỗi ngày trong trò chơi trở nên khó khăn hơn khi sống sót trong một thế giới bị nhiễm zombie.

3. Minecraft

Không có danh sách trò chơi chế tạo tốt nhất được hoàn thành mà không có Minecraft. Điều làm cho trò chơi này trở nên độc đáo là sự linh hoạt của nó. Người chơi có một bàn tay miễn phí để chế tạo hầu hết mọi thứ. Từ các thiết bị cần thiết để bắt đầu cuộc phiêu lưu đến việc thiết lập bẫy TNT để ngăn chặn những kẻ xâm nhập, mọi thứ có thể được chế tạo. Đợi đã, nó chưa kết thúc. Với một đống đá đỏ, bạn thậm chí có thể tạo ra một tàu lượn siêu tốc.

Minecraft là sự pha trộn phức tạp của sự sáng tạo và khả năng sống sót khi được chơi ở chế độ sinh tồn. Khi được chơi ở chế độ sáng tạo, bạn có thể tự do tạo ra bất cứ điều gì bạn mong muốn. Trên hết, bạn cũng có thể hiển thị các bản dựng Minecraft của mình trực tuyến. Có một cộng đồng các game thủ yêu thích Minecraft, những người sẽ rất vui khi cho bạn thấy những gì họ đã tạo ra.

Để gia vị mọi thứ, các mod và gói kết cấu Minecraft có thể được cài đặt để nâng cao trải nghiệm chế tạo. Không có gì ngạc nhiên khi Minecraft là người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất. Hạn chế duy nhất trong chế tạo là trí tưởng tượng của bạn. Nếu bạn chỉ tưởng tượng một chiếc giường bay, hãy đoán xem? Bạn cũng có thể chế tạo điều này.

4. Không có người đàn ông bầu trời

Không có người đàn ông nào bầu trời là một trò chơi nhiều người chơi mà bạn có thể chơi với bạn bè. Tại thời điểm ra mắt, trò chơi không có nhiều tính năng. Các nhà phát triển sau đó đã cung cấp một số cập nhật để nâng cao trải nghiệm chơi game. Trò chơi được đặt trong một môi trường sinh tồn tương lai, nơi bạn sẽ có nhiều lựa chọn để tạo ra một cái gì đó.

Trò chơi trở nên thành công vì nó cũng cung cấp cho bạn một liên lạc của tòa nhà. Bạn có thể xây dựng một ngôi nhà để sống hoặc tìm nơi trú ẩn. Thủ công cũng được yêu cầu bởi trò chơi đáng kể khi phát triển căn cứ của ngôi nhà. Chẳng hạn, bạn có thể tạo một bảng mạch cho ngôi nhà của bạn bằng cách sử dụng tụ điện và sợi poly. Nhưng điều ngạc nhiên là bạn sẽ phải rèn giũa một số thứ để làm cho các mặt hàng này.

Trong trò chơi, bạn sẽ thấy mình trong một thiên hà vô tận. Bạn sẽ có quyền truy cập vào một tàu vũ trụ để đi đến các hành tinh khác. Đi du lịch là cần thiết bởi vì bạn có thể nghiên cứu và thu thập các nguồn lực ở đó. Điều hấp dẫn là thực tế là các hành tinh này được tạo ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là sẽ có các tài nguyên và điều kiện khác nhau mà bạn sẽ phải đối phó với.

5. Rust

Rust là một trò chơi MMO trực tuyến. Trong trò chơi này, bạn được rửa trên bờ biển hoàn toàn trần trụi mà không có gì theo ý của bạn. Trong một vùng đất nơi mọi người ra ngoài để giết bạn, Rust là một trò chơi sinh tồn phổ biến.

Bạn sẽ phải bắt đầu thu thập tài nguyên cho thiết bị thủ công cho sự sống còn của bạn. Để tiến bộ, bạn phải giết các sinh vật, tham gia một gia tộc, tạo ra căn cứ của bạn và tham gia vào các cuộc đột kích. Khi bạn bắt đầu, bạn sẽ phải thu thập mọi thứ để chế tạo vũ khí chính và lửa trại để giữ cho nhân vật của bạn tồn tại.

Trò chơi cũng cung cấp cho bạn khả năng xây dựng. Bạn có thể xây dựng một pháo đài như một nơi trú ẩn an toàn. Trong một môi trường mà mọi người chơi dự định sẽ giết bạn, đặt cược tốt nhất là tạo ra một gia tộc của những người chơi đồng cấp. Điều này cho phép bạn tuần tra ở các khu vực khác nhau với một đám đông lớn.

Trong trò chơi thế giới mở toàn diện, bạn thậm chí phải tự mình tìm thức ăn, mang đến cho trò chơi một liên lạc thực tế. Ngoài kẻ thù, động vật hoang dã cũng được tính là một mối nguy hiểm tiềm tàng.

6. Terraria

Terraria là một trò chơi phiêu lưu hành động dựa trên hộp cát với mức độ tự do đáng kể. Terraria rất giống Minecraft. Cả hai trò chơi đều có các bộ phận chiến đấu, thăm dò, xây dựng và chế tạo. Trò chơi là 2D với một trò chơi hành động được tạo theo thủ tục.

Sau khi có cơ sở đầu tiên được chế tác, bạn có thể bắt đầu khám phá các khu vực để săn quái vật và tìm tài nguyên chế tạo. Trò chơi cho phép bạn tạo ra một loạt các vũ khí. Ví dụ, bạn có thể chế tạo cung và súng. Vũ khí cận chiến như yo-yos hoặc kiếm cũng có thể chế tạo được. Vũ khí rất quan trọng trong trò chơi này vì bạn cần giết động vật để lấy thức ăn.

Ngoài ra còn có một hệ thống chấm điểm gây hại vũ khí. Sau khi loại bỏ kẻ thù khỏi khuôn mặt của Terraria, thiệt hại do vũ khí của bạn gây ra sẽ bật ra khỏi chúng. Điều này làm cho nó siêu dễ dàng để nhận ra vũ khí nào phá hoại hơn và nên được sử dụng để giết những con quái vật tàn bạo hơn. Hạn chế duy nhất là phiên bản Terraria chính thức không được chơi miễn phí.

7. Ark: Survival phát triển

Nếu thuần hóa khủng long và cưỡi trên chúng trong các trận chiến là điều thú vị của bạn, thì Ark chắc chắn được tạo ra cho bạn. Trò chơi có hơn 176 sinh vật, bao gồm các sinh vật thần thoại như Phoenix và các sinh vật ngoài đời thực như khủng long T-Rex. Với danh sách rộng lớn của các sinh vật, trò chơi là hoàn hảo để giữ bạn trong cuộc phiêu lưu.

Mấu chốt của Ark là bộ sưu tập khủng long. Bạn sẽ phải tạo ra nhiều thứ cho khủng long của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể tạo ra một yên xe để đi trên Dino. Bạn cũng có thể chế tạo các vật dụng hàng ngày như một xiêu vẹo, giáo, dụng cụ đá, v.v.

Ark hơi khác so với các trò chơi khác khi chúng ta nói về căn cứ. Khi bạn đăng xuất, nhân vật của trò chơi vẫn còn trong trò chơi. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải tạo ra một cơ sở chắc chắn. Nếu không, tất cả thực phẩm, nguồn cung cấp nông nghiệp của bạn và đồ dùng chế tạo của bạn có thể biến mất. Tính năng này làm tăng thêm sự quyến rũ của trò chơi. Việc chấp nhận ARK cho phép các nhà phát triển làm việc trên ARK 2, dự kiến ​​sẽ được phát hành vào năm 2022.

8. Don lồng chết đói

Không chỉ tiêu đề trò chơi nghe có vẻ hấp dẫn, mà bản thân trò chơi rất thú vị. Trong hầu hết các trò chơi sinh tồn, bạn chỉ bị ném vào vùng hoang dã, nơi bạn phải tìm cách bảo vệ chính mình. Don Tiết sống sót đã làm rất tốt trong phong cách chơi game này bởi vì bạn sẽ thấy mình trên một hòn đảo bị mắc kẹt bởi một con quỷ.

Sống sót không dễ dàng trong trò chơi này. Trò chơi đảm bảo bạn luôn gặp nguy hiểm, tìm cách cứu sống cuộc sống không chắc chắn của bạn. Bạn sẽ phải tạo ra gần một chục con vật lấy cảm hứng từ steampunk và Victoria để tồn tại trong vùng hoang dã. Bạn có thể tạo ra các loại đối tượng, cấu trúc và công cụ khác nhau.

Trong một môi trường khắc nghiệt, bạn buộc phải sống sót. Điều này có nghĩa là bạn phải khám phá tài nguyên và xem xét cẩn thận những gì bạn nên tạo ra. Thủ công là một phần quan trọng trong việc đảm bảo bạn có thể sống sót trong ngày từ những kẻ thù xuất hiện trong bóng tối.

9. Địa ngục xanh

Xanh địa ngục thành công khiến nó xảy ra để khiến bạn sợ bị lạc trong những khu rừng đen. Trong trò chơi sinh tồn đầy thách thức này, bạn phải điều hướng rừng nhiệt đới Amazon. Trong khi điều hướng, sẽ có nhiều thực phẩm ngộ độc và các bệnh nhiệt đới mà bạn phải tránh.

Khó khăn tàn bạo và chủ nghĩa hiện thực mang đến lời khen ngợi cho trò chơi. Trong địa ngục xanh, bạn phải liên tục tìm kiếm tài nguyên để chế tạo vũ khí, áo giáp, dụng cụ và thuốc để tồn tại. Có rất nhiều phần thú vị trong trò chơi. Ví dụ, băng thời trang sử dụng lá chuối hoặc thu thập đủ lá chuối để làm người hút thuốc hoặc người thu gom nước.

Để thêm vào cách tiếp cận thực tế, trò chơi thậm chí còn xem xét dinh dưỡng thực phẩm của bạn. Khả năng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bạn tiêu thụ dựa trên hồ sơ đa lượng của thực phẩm, giá trị tỉnh táo và mức độ hydrat hóa.

10. Cơ học phế liệu

Bạn có thể đã đoán được bản chất của trò chơi từ tiêu đề. Trong thợ máy phế liệu, bạn chơi như một thợ máy vừa bị rơi xuống một hành tinh đầy robot vô trật tự. Bạn có thể đoán những gì bạn phải làm bây giờ. Để tồn tại trong chế độ Alien, bạn phải sử dụng các bộ phận phế liệu của các robot và tạo ra thứ gì đó từ chúng.

Trong trò chơi, bạn có thể tạo ra những thứ tuyệt vời như xe tải quái vật, xe đẩy hoặc thậm chí là các nhà máy chính thức. Đây là một trò chơi hoàn hảo để áp dụng tất cả các trí tưởng tượng kỹ thuật của bạn ở đây. Bạn có thể sử dụng các bộ phận từ tất cả những robot bị trục trặc và vô dụng để đưa trí tưởng tượng của bạn vào cuộc sống. Sự rung cảm của cơ chế phế liệu tương tự như Minecraft. Bạn sẽ đặt mọi thứ lại với nhau và xem chúng trở nên sống động. Với hơn 100 mặt hàng có sẵn, bạn có thể chế tạo các phương tiện chuyển đổi và thậm chí cả những ngôi nhà di chuyển. Với cả chế độ sáng tạo và sinh tồn, trò chơi không bao giờ làm bạn thất vọng khi khiến bạn tham gia vào một môi trường khắc nghiệt.

11. Thung lũng Stardew

Stardew Valley là một trò chơi chế tạo có trụ sở tại nông dân, nơi tất cả những nỗ lực của bạn dành cho trang trại của bạn. Bạn sẽ được chào đón trong các trang trại của ông của bạn bằng cách để lại một thế giới đầy những tưởng tượng và những công việc không có mục đích bận rộn. Một khi bạn ở trong trang trại, bạn chỉ có một công cụ đơn giản không có tiền trong túi để đầu tư vào một cái gì đó. Bạn phải chế tạo các công thức nấu ăn để chuyển đổi một trang trại phát triển quá mức thành một trang trại được thiết lập tốt với thức ăn và động vật. Trên hết, hàng rào phải được tạo ra và lắp đặt để ngăn những con vật đi lạc.

Và đó không phải là nó. Bạn có thể chế tạo thùng và tổ ong cho trang trại của bạn. Bây giờ, không phải là bạn chỉ có thể chế tạo cho trang trại. Bạn có thể chế tạo bom để dọn sạch các hang động gần đó khi khám phá hang động. Không giống như các trò chơi sinh tồn hoặc chế tạo khác, không có gì vội vàng để thực hiện tất cả các chế tạo càng nhanh càng tốt. Đó là tùy thuộc vào bạn với tốc độ bạn sẽ tiến bộ với trang trại của bạn.

Cherry trên bánh là sự thay đổi của khí hậu trong trò chơi, điều này sẽ ảnh hưởng đến trang trại của bạn. Bạn sẽ phải chế tạo các thiết bị cần thiết cho phù hợp.

Gói lên

Không phải mọi game thủ đều thích các trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất làm tăng mức độ adrenaline của bạn. Các thể loại trò chơi như vậy thiếu việc sử dụng hoặc thực hiện trí tưởng tượng của game thủ. Không có khía cạnh của cuộc phiêu lưu. May mắn thay, rất nhiều trò chơi chế tạo tốt nhất dựa trên hành động và sinh tồn có sẵn.

Bạn có thể sử dụng tất cả trí tưởng tượng của mình trong các trò chơi chế tạo này. Từ việc chế tạo các công cụ hoặc vũ khí thiết yếu, bạn có thể chế tạo xe tải quái vật, giường bay, nhà máy, buggies, và nhiều hơn nữa. Với một số trò chơi, giới hạn duy nhất để chế tạo là trí tưởng tượng của bạn.

Các đánh giá kỹ thuật khác:- & nbsp; đánh giáReviews

Trò chơi nào có hệ thống chế tạo tốt nhất?

Hệ thống chế tạo tốt nhất trong trò chơi..
8/8 Skyrim ..
7/8 Đừng chết đói ..
6/8 không có bầu trời của người đàn ông ..
5/8 Stranding Death ..
4/8 Minecraft ..
3/8 Rồng của giáo điều ..
2/8 con mồi ..
1/8 thợ săn quái vật ..

Trò chơi nào có những mặt hàng có thể chế tạo nhất?

Terraria có một trong những danh sách lớn nhất các mặt hàng có thể chế tạo trong chơi game.Nó cảm thấy vô tận.Đó là một phần của sự thích thú của trò chơi này.Có rất nhiều mục để người chơi có thể sử dụng. has one of the largest lists of craftable items in gaming. It feels endless. That's part of the enjoyment of this game. There are so many items for the players to be able to use.

Trò chơi sinh tồn chế tạo tốt nhất là gì?

Các trò chơi chế tạo tốt nhất trên PC là:..
Terraria..
ARK: Sống sót phát triển ..
Đừng chết đói ..
Cơ khí phế liệu ..
Subnautica..
7 ngày để chết..
Địa ngục xanh ..
Valheim..

Trò chơi sinh tồn tốt nhất là gì?

10 trò chơi sinh tồn tốt nhất..
Minecraft.Thật dễ dàng để viết ra Minecraft, nhưng thật dễ dàng để quên đi một trò chơi sinh tồn xuất sắc như thế nào ..
Rừng.....
Bóng tối dài.....
Đừng chết đói cùng nhau.....
Subnautica.....
Không có bầu trời của người đàn ông.....
Cuộc chiến này của tôi.....
Valheim.....

Chủ Đề