7 thói quen hiệu quả là gì

Tác phẩm "7 Thói quen Hiệu quả/ 7 Habits for Highly Effective People" đã ra đời hơn 25 năm, được biết đến là cuốn sách quản trị [quản trị bản thân và quản trị tổ chức] bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 30 triệu bản bán ra trên toàn thế giới và được dịch sang 40 ngôn ngữ. Sách có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 10 năm nay dưới cái tên "7 Thói quen để Thành đạt". Ấn bản mới năm 2016 được đặt lại đúng với cái tên mộc mạc vốn có của bản gốc Tiếng Anh và có nội dung không chỉ được dịch lại toàn bộ cho sát nghĩa, dễ đọc hơn với các độc giả mà còn được cập nhật thêm những công cụ và ví dụ thực tiễn từ phiên bản nước ngoài mới nhất và có hình ảnh bìa [màu xanh đậm] giống với phiên bản gốc mới nhất.

Trích lời giới thiệu của nhà giáo Giản Tư Trung - tác giả sách Đúng Việc [lời giới thiệu chỉ có trong ấn bản tiếng Việt được dịch bởi FranklinCovey Việt Nam]: Tên đầy đủ của cuốn sách này, nếu dịch sát nghĩa sẽ là: "7 Thói quen của người có hiệu quả vượt trội" còn nếu dịch một cách ngắn gọn nhưng vẫn sâu sắc sẽ là "7 Thói quen Hiệu quả". Gần như Stephen Covey đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về tính hiệu quả của con người, để đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi lớn lao, đó là: Vì sao con người ta trở nên ít hiệu quả?; Điều gì làm cho con người ta trở nên hiệu quả cao?; và Điều gì tạo nên hiệu quả bền vững? và 7 Habits chính là sự đúc kết sự nghiệp nghiên cứu cả đời của ông cho ba câu hỏi mang tính "muôn đời" đó.

Mơ ước của hầu hết mọi người trong đời là trở thành một con người thành công và hạnh phúc bằng chính tài năng và đạo đức của mình. Ở bình diện tổ chức hay các quốc gia cũng vậy. Một tổ chức hay quốc gia càng có nhiều người hướng đến thành công bằng tài năng và đạo đức, tổ chức hay quốc gia đó càng có cơ hội phát triển thịnh vượng và văn minh. Tài năng và đạo đức đã trở thành những phẩm chất được tìm kiếm và tôn vinh hàng đầu trong mọi xã hội và mọi thời đại, và chúng có một mối liên quan chặt chẽ với hiệu quả và hiệu quả bền vững. Cần có tài năng thì mới tạo ra được hiệu quả, cần có đạo đức thì mới tạo ra được hiệu quả bền vững. Và ngược lại, không ai có thể được xem là tài năng nếu không tạo ra hiệu quả, cũng như không ai có thể được coi là có đạo đức nếu như việc tạo ra hiệu quả đó chỉ là nhất thời chứ không mang tính bền vững, bởi lẽ, để tạo ra hiệu quả bền vững thì luôn phải dựa trên nền tảng đạo đức.

Vì thế, câu trả lời về "hiệu quả" cũng chính là"lời đáp" cho câu chuyện về tài năng và đạo đức mà nhiều người tìm kiếm, mà lại là một "lời đáp" được đúc kết bằng việc chuyển hóa một hệ thống giá trị ở bên trong để hình thành bản tính thành công bền vững của con người, chứ hoàn toàn không phải là những chiêu trò hay thủ thuật ở bên ngoài.

Stephen Covey từng nói rằng, ông không phát minh hay tạo ra mà được đưa ra dựa trên những giá trị phổ quát và những nguyên tắc trường tồn của nhân loại. Chính trong thái độ khiêm nhường đó, ta nhận ra tầm vóc của ông. Vì ông đã tạo ra một cầu nối giữa chúng ta với những tri thức tinh hoa của nhân loại về làm người, về giá trị sống, và nhất là về tính hiệu quả.

Thường những tri thức này không phải là thứ dễ tiếp cận, dễ tiếp thu với đại chúng, nhưng bằng việc sắp xếp và tổng hợp chúng trong một hình hài có tính hệ thống và tính ứng dụng cao, ông đã góp phần đưa những tinh hoa tri thức đó đến với công chúng dễ dàng hơn. Và cũng bởi được xây dựng dựa trên những gì phổ quát và trường tồn nên "7 Habits" mới trở thành một nền văn hóa vượt không gian, vượt thời gian, dành cho tất cả mọi người, mọi tổ chức và mọi xứ sở. Bất kỳ ai cài đặt nền văn hóa "7 habits" này vào và sống hàng ngày với nền văn hóa đó, thì dù là một tổng thống, một doanh nhân, một quản lý hay một đầu bếp, một nhân viên cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn hẳn.

7 thói quen hiệu quả [hay 7 thói quen của những người thành đạt] của tiến sĩ Stephen R. Covey là một cuốn sách nhằm cải thiện bản thân. Cuốn sách được viết dựa trên niềm tin của Covey cho rằng cách thức chúng ta nhìn thế giới hoàn toàn dựa trên nhận thức của chính chúng ta. Do đó, để thay đổi một tình huống nhất định theo chiều hướng tích cực, chúng ta phải thay đổi chính mình, và để thay đổi chính mình, chúng ta phải có thể thay đổi nhận thức của bản thân, theo Hubspot.

7 thói quen thành đạt [ảnh: Bill Gates School].

Người thành đạt thường có những thói quen nào?

Cuốn sách mở đầu bằng một thực tế rằng có rất nhiều người đã đạt được một mức độ thành công rất cao ngoài kia vẫn cảm thấy mình phải vật lộn với nhu cầu tăng cường mức độ làm việc hiệu quả của cá nhân và phát triển các mối quan hệ lành mạnh với người khác.

Covey tin rằng cách thức chúng ta nhìn thế giới hoàn toàn dựa trên nhận thức của chính chúng ta. Do đó để thay đổi một tình huống nhất định, chúng ta phải thay đổi bản thân, và để thay đổi bản thân, chúng ta phải có thể thay đổi nhận thức chính mình.

Thông qua việc nghiên cứu những tài liệu về khái niệm “thành công” trải dài hơn 200 năm, Covey đã xác định được một sự thay đổi rất quan trọng trong cách thức con người định nghĩa thành công qua thời gian.

Những thống kê về cuốn sách “7 thói quen hiệu quả”

  1. “The 7 Habits of Highly Effective People / 7 Thói quen hiệu quả” đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ, với 30 triệu bản in và 1 triệu bản audio, trở thành cuốn sách về quản trị bán chạy nhất và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.
  2. Sau khi đọc cuốn sách “7 Habits” hai lần, Tổng thống Bill Clinton đã mời tác giả Stephen R. Covey đến Trại David để giảng về “7 Habits” cho ông và đội ngũ nhân viên Nhà Trắng. Stephen R. Covey cũng đã giảng “7 Habits” cho 50 nguyên thủ quốc gia cùng nhiều thành viên nội các của họ.
  3. Giải pháp đào tạo “7 Habits” đã giúp phát triển lãnh đạo và kiến tạo văn hóa cho hàng trăm triệu người ở 167 quốc gia trên thế giới. Hiện có hơn 90 tập đoàn trong “Top Fortune 100” và 75% tập đoàn trong “Top Fortune 500” đã chọn giải pháp “7 Habits” để phát triển lãnh đạo và đội ngũ của mình.
  4. Không chỉ được phổ biến mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu, giải pháp đào tạo “7 Habits” cũng đã được chào đón nồng nhiệt ở châu Á. Chỉ riêng ở Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 20.000 người tham dự chương trình này và tác phẩm kinh điển “7 Thói quen hiệu quả” đến nay đã được phát hành hơn 1 triệu bản.
  5. Mang trong mình những giá trị phổ quát và những nguyên lý trường tồn về tính hiệu quả, “7 Habits” đã trở thành một kiệt tác trong lĩnh vực đào tạo của thế giới và là chương trình đào tạo doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, và “cha đẻ” của “7 Habits” đã được Tạp chí Time vinh danh là một trong 25 người Mỹ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Vào những thời điểm trước đó, nền tảng của thành công dựa trên “ đạo đức tính cách [character ethic]” [những đức tính như sự chính trực, đức khiêm tốn, lòng trung thành, sự ôn hòa, lòng can đảm, sự công bằng, sự kiên nhẫn, tính giản dị và sự biết ơn,…]. Nhưng bắt đầu từ khoảng những năm 1920, cách thức mọi người định nghĩa thành công đã chuyển sang cái mà Covey gọi là “đạo đức nhân cách [personality ethic]” [trong đó thành công chủ yếu là do nhân cách, hình ảnh xã hội, thái độ và hành vi, các kỹ năng và bí quyết giúp quá trình giao tiếp giữa con người với nhau được thông suốt hơn].

Ngày này, người ta thường tìm kiếm những giải pháp nhanh chóng, tạm thời. Khi họ nhìn thấy một người, một nhóm hoặc một công ty thành công, họ sẽ hỏi:

“Làm thế nào để bạn làm được điều này? Dạy cho tôi các kỹ thuật của bạn đi!”

Nhưng những “phím tắt [chiêu thuật, kỹ thuật]” mà chúng ta tìm kiếm, với hy vọng tiết kiệm thời gian và công sức mà vẫn đạt được kết quả mong đợi, chỉ đơn giản là các công cụ hỗ trợ mang đến các giải pháp ngắn hạn. Chúng không giải quyết được các vấn đề căn bản đằng sau.

“Cách chúng ta nhìn nhận vấn đề chỉ là vấn đề ở bề mặt”, Covey viết. Chúng ta phải cho phép bản thân trải qua những sự thay đổi mô thức – thay đổi bản thân một cách căn bản chứ không chỉ là thay đổi thái độ và hành vi của chúng ta trên bề mặt – từ đó mới có thể đạt được sự thay đổi thực sự.

Đó là lúc 7 thói quen hiệu quả khởi tác dụng:

  • Thói quen 1, 2 và 3 tập trung vào việc tự làm chủ bản thân, hướng tới việc chuyển từ sự phụ thuộc/lệ thuộc [Dependence] sang độc lập [Independence].
  • Thói quen 4, 5 và 6 tập trung vào phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác và giao tiếp để chuyển tiếp từ sự độc lập [Independence] sang sự tương thuộc [interdependence].
  • Thói quen 7 tập trung vào sự phát triển và cải tiến liên tục và tự nó bao hàm tất cả các thói quen khác.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu với thói quen thứ 1.

Thói quen 1: Luôn chủ động

Chúng ta là người chịu trách nhiệm. Chúng ta lựa chọn kịch bản cho cuộc sống của chính chúng ta. Sử dụng khả năng tự nhận thức này để chủ động và chịu trách nhiệm cho các lựa chọn trong cuộc sống của mình.

Thói quen đầu tiên được Covey thảo luận là tính chủ động. Điều khác biệt giữa chúng ta [con người] so với tất cả các loài động vật khác là khả năng vốn có trong việc tự nhìn nhận lại tính cách bản thân, trong việc ra quyết định nên nhìn nhận bản thân và các tình huống của chúng ta như thế nào, cũng như trong việc kiểm soát chính sự hiệu quả của chúng ta.

Nói một cách đơn giản, để trở thành người hiệu quả, một người phải luôn chủ động.

Những người bị động thường có một tâm thế rất thụ động – họ tin rằng những sự việc ở thế giới ngoài kia đang xảy đến với họ. Họ nói những điều như:

“Tôi không thể làm được gì “.

“Đó là con người của tôi “.

Họ nghĩ rằng vấn đề nằm ở “ngoài kia” – nhưng chính suy nghĩ đó mới là vấn đề. Sự thụ động giờ đây đã trở thành một lời tiên tri tự hoàn thành [Self-fulfilling prophecy] [1] , và những người thụ động cảm thấy ngày càng trở thành nạn nhân và mất kiểm soát.

Tuy nhiên, những người ở thế chủ động nhận ra được một điều rằng họ nắm trong tay trách nhiệm [“responsibility”], hay “khả năng đáp ứng [response-ability,]”, được Covey định nghĩa là khả năng chọn lựa cách thức bạn sẽ phản ứng trước một kích thích hoặc tình huống nhất định.

Để có thể luôn chủ động, chúng ta phải tập trung vào Vòng tròn Ảnh hưởng [Circle of Influence] vốn nằm trong Vòng tròn Quan tâm [Circle of Concern] của mỗi người – nói cách khác, chúng ta phải tác động đến những điều chúng ta có thể thay đổi [trong Vòng tròn Ảnh hưởng].

[Ảnh: Sách “7 thói quen để thành đạt”]

Và dần dà, năng lượng tích cực mà chúng ta tạo ra sẽ khiến Vòng tròn Ảnh hưởng mở rộng ra bên ngoài.

[Ảnh: Sách “7 thói quen để thành đạt”]

Mặt khác, những người ở tâm thế bị động hoặc thụ động chỉ tập trung vào những thứ nằm trong Vòng tròn Quan tâm của họ nhưng không nằm trong Vòng tròn Ảnh hưởng, dẫn đến việc đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài, phát phóng ra năng lượng tiêu cực, từ đó khiến Vòng tròn Ảnh hưởng của họ bị thu hẹp lại về sau.

Bài học đúc kết:

Hãy áp dụng nguyên tắc luôn chủ động bằng 2 bước sau:

  1. Bắt đầu thay thế ngôn ngữ thụ động bằng ngôn ngữ chủ động.

Thụ động = “Anh ta làm tôi phát điên lên”.

Chủ động = “Tôi có thể kiểm soát cảm xúc của chính mình”.

  1. Biến các nhiệm vụ “bị động phải làm” thành các “nhiệm vụ chủ động muốn làm”.

Chú thích:

[1] Lời tiên tri tự ứng nghiệm , Lời tiên tri tự hiện thực, Hiện thực hóa lời tiên đoán [tiếng Anh: Self-fulfilling prophecy] là một sự dự đoán, bằng một cách trực tiếp hay gián tiếp, tự biến nó thành hiện thực, đúng như lời tiên tri ban đầu, gây nên bởi sự tác động tích cực giữa niềm tin và hành động.

Nói cách khác, một lời tiên đoán tích cực hay tiêu cực, một niềm tin mạnh mẽ hay một ảo tưởng – được tuyên bố là sự thực trong khi nó sai – có thể tạo nên một ảnh hưởng vừa đủ lên con người, thúc đẩy con người hành động hay là tạo động lực làm cho phản ứng/hành động của họ cuối cùng hoàn thành lời tiên đoán sai lúc đầu.

Lời tiên tri tự hoàn thành là một dạng hiệu ứng hành vi xác nhận, tức là niềm tin và kỳ vọng của con người ảnh hưởng đến hành vi của họ, rút cuộc khiến kỳ vọng đó trở thành sự thật. Ngược lại với lời tiên tri tự hoàn thành là lời tiên tri tự thất bại [Self-defeating prophecy], tự hủy hoại tiêu tán khi hành vi của người đó trở nên tiêu cực theo chiều hướng ngược lại, khiến lời tiên tri không thể hoàn thành.

7 thói quen hiệu quả của ai?

Cuốn sách “7 Thói quen hiệu quả” của tác giả Stephen R. Covey đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ, với 40 triệu bản và 1 triệu bản audio, trở thành cuốn sách quản trị bản thân, quản trị tổ chức bán chạy nhất và luôn nằm trong top đầu những cuốn sách quản trị có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

7 thói quen hiệu quả bao nhiêu trang?

7 Thói Quen Hiệu Quả
Số trang 380
ISBN 0-7432-6951-9
Số OCLC 56413718
Cuốn sau The 8th Habit: From Effectiveness to Greatness

7 thói quen hiệu quả – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › 7_thói_quen_hiệu_quảnull

Bắt đầu bằng đích đến là gì?

Bắt đầu bằng đích đến có nghĩa là khởi đầu với sự hiểu biết rõ ràng về đích đến, để hiểu rõ hơn về hiện trạng của bản thân, đảm bảo những bước đi của bạn đều hướng về đích đến đó. Thói quen này dựa trên nguyên lý rằng tất cả mọi thứ đều được tạo lập hai lần.

Kiến tạo cuộc sống là gì?

Chủ động tập trung và thực hiện những gì có thể kiểm soát thay vì tập trung vào những điều không thể.

Chủ Đề