Ăn cà tím nướng có tốt không

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, hợp chất solasodine rhamnosyl glycoside (SRGs) được tìm thấy trên cà tím và các loài thực vật họ cà khác có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc nghiên cứu cùng đề tài còn hạn chế nên cần có thêm nhiều thí nghiệm và báo cáo khác để khẳng định chắc chắn hơn.

Một đánh giá khoảng 200 dịch tễ học chỉ ra, ăn nhiều trái cây và rau quả (bao gồm cả cà tím) có khả năng phòng chống ung thư dạ dày, tuyến tụy, trực tràng, bàng quang, vú, buồng trứng, cổ tử cung và niêm mạc tử cung. (4)

3. Kiểm soát lượng đường trong máu

Cà tím có nhiều chất xơ không hòa tan, loại chất xơ này không bị tiêu hóa. Chúng có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu đường của cơ thể. Việc này sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và phòng chống bệnh tiểu đường. (5)

Mặc khác, hợp chất polyphenol có trong cà tím được chứng minh có khả năng làm giảm chỉ số đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin. Chúng có tác dụng lớn trong việc ức chế khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường type 2. (6)

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị nên đưa cà tím vào chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường kết hợp với ngũ cốc và những loại rau củ quả khác.

4. Hỗ trợ quá trình giảm cân

Cà tím tốt cho người béo phì, thừa cân và phù hợp với mọi chế độ giảm cân

Cà tím với lượng calorie thấp, chất xơ dồi dào là loại thực phẩm lý tưởng cho người béo phì, thừa cân và phù hợp với mọi chế độ ăn giảm cân.

Chất xơ không hòa tan không bị tiêu hóa và hấp thụ ở dạ dày nên làm bạn có cảm giác chóng no, no lâu và giảm sự thèm ăn hơn. Đồng thời, chúng cũng kích thích quá trình tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, giúp nhanh chóng đẩy các chất thải ra ngoài cơ thể, ngăn ngừa táo bón.

Cứ 100g cà tím sống sẽ cung cấp khoảng 16% lượng chất xơ được khuyến nghị cho người Việt Nam mỗi ngày (18 – 20g).

5. Tăng cường chức năng trí não

Cũng trên báo cáo của nghiên cứu về công dụng của nasunin trong vỏ cà tím trên động vật, loại anthocyanin này là một chất khử sắt mạnh. Chúng có khả năng chống lại quá trình lipid peroxidation, giúp bảo vệ màng não khỏi sự tấn công của các gốc tự do. (3)

Những loại rau củ quả có chứa anthocynin luôn chiếm phần lớn trong chế độ ăn giúp cải thiện chức năng nhận thức và tăng cường trí nhớ.

Giá trị dinh dưỡng của cà tím

Cà tím mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể

Tuy một khẩu phần 100g cà tím chỉ cung cấp 35 calorie nhưng giá trị dinh dưỡng từ các thành phần khác lại không hề ít. (7)

Giá trị dinh dưỡngKhối lượngNăng lượng25 kcalProtein0,98gChất béo0,18gChất xơ3gĐường3,53gCanxi9 mgSắt0,23 mgMagie14 mgPhốt pho24 mgKali229 mgNatri2 mgKẽm0,15 mgĐồng0,081 mgMangan0,232 mgSelen0,3 µgVitamin C2,2 mgThiamin0,039 mgRiboflavin0,037 mgNiacin0,649 mgPantothenic acid0,281 mgVitamin B60,084 mgFolate22 µgLutein và zeaxanthin36 µgVitamin K (phylloquinone)3,5 µg

Người Việt Nam đã quá quen thuộc với những món ăn đặc sắc từ cà tím như cà tím nướng mỡ hành, cà tím xào thịt, cà tím bung… Thậm chí, chúng còn được dùng như một loại rau sống ăn kèm. Chế độ ăn nhiều cà tím sẽ giúp bạn có vóc dáng cân đối hơn, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường và giúp tăng cường trí nhớ.

Mặc dù thường được coi là một loại rau, nhưng về mặt bản chất, cà tím vẫn là một loại trái cây, vì cà tím phát triển từ cây có hoa và chứa hạt. Thông thường, người ta chỉ biết đến loại cà tím vỏ ngoài bóng, màu tím, hình giọt nước bởi trên thực tế chúng là loại cà tím phổ biến nhất, tuy nhiên, loại rau đa dụng này có rất nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Tìm hiểu sâu hơn một chút tại chợ nông sản ở nhiều địa phương trên toàn thế giới bạn có thể tìm thấy những quả cà tím hình bầu dục, dài và thon hoặc những quả cà tím hình quả dưa có vỏ màu trắng, xanh lá cây, hồng, cam và thậm chí là sọc.

Khi cắt một miếng ra, bạn sẽ thấy bên trong quả cà tím có màu trắng như thịt, có thể có một chút màu xanh lá cây hoặc màu vàng, điểm xuyết những cụm hạt nhỏ màu be. Nếu bên trong có màu nâu, cà tím có thể đã bị hỏng. Cà tím là một loại rau (mặc dù bản chất vẫn là trái cây) được sử dụng tương đối phổ biến trong những bữa ăn của người châu Âu, giống như khoai tây, cà chua và ớt. Ban đầu, cà tím đến từ Ấn Độ và Châu Á, nơi chúng mọc nhiều trong tự nhiên. Cà tím đã đến châu Âu với đế chế Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7 và 8. Các nhà sử học tin rằng người Anh đã đặt ra thuật ngữ cà tím đối với loại rau này trong thời gian họ chiếm đóng Ấn Độ. Aubergine và Brinjal là những tên gọi khác của nó. Cà tím có nhiều thịt bên trong, có độ sệt như kem khi được nấu chín.

Cà tím có một số loại khá phổ biến sau:

  • Loại cổ điển mà chúng ta thường hay thấy với vỏ máu tím, sáng bóng.
  • Loại bầu dục với hình giọt nước và vỏ màu tím đen.
  • Loại chuông đen với hình quả lê và vỏ đen bóng.
  • Loại dài, trắng và có hình bầu dục.
  • Loại cà tím mỏng, màu tím sáng.
  • Loại cà tím nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng, cam, vàng hoặc xanh lá cây.

Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gram cà tím có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 25 Kcal.
  • Chất đạm: 1 gram.
  • Chất béo: 0,2 gam.
  • Carbohydrate: 6 gam.
  • Chất xơ: 3 gam.

Ngoài ra, trong 100 gram cà tím cũng có chứa các loại vitamin và khoáng chất như:

  • Folate: 22 microgam
  • Vitamin A: 23 IU
  • Vitamin C: 2,2 milligram.
  • Vitamin K: 3,5 microgram.
  • Canxi: 9 miligam.
  • Sắt: 0,23 miligam.
  • Magie: 14 miligam.
  • Phốt pho: 24 miligam.
  • Kali: 229 miligam.

Tại Áo, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Graz đã chứng minh được tác dụng chống lại sự tiết mồ hôi của cà tím, điều này được thể hiện rất rõ qua việc người dân ở đây sử dụng cà tím làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm sự ứ đọng Cholesterol cũng như Ure máu nên rất có lợi trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường, gout. Bên cạnh đó, do chứa rất ít năng lượng (chỉ 25 Kcal trong mỗi 100 gram cà tím) nên cà tím cũng là một trong những loại thực phẩm hợp lý trong các chế độ ăn kiêng nhằm mục đích giảm béo.

Chất xơ trong cà tím và các loại thực vật khác có thể giúp mọi người kiểm soát cân nặng, phòng tránh tình trạng thừa cân béo phì. Một người theo chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ ăn ít những thực phẩm khác hơn vì chất xơ tạo cho người ta cảm giác no lâu hơn. Cà tím chứa chất xơ và ít calo - chúng có thể góp phần tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh, ít calo. Tuy nhiên, cà tím có thể hấp thụ nhiều dầu trong quá trình xào, nấu. Bất kỳ ai muốn giảm cân nên chế biến món ăn theo cách khác, chẳng hạn như luộc hoặc thậm chí ăn sống.

Cà tím đã là một thành phần quan trọng trong y học cổ truyền hàng ngàn năm. Trong hệ thống y học ayurveda của Ấn Độ cổ đại, các nhà khoa học đã sử dụng cà tím trắng để điều trị bệnh đái tháo đường và dùng rễ của chúng để làm giảm các cơn ho gây ra bởi bệnh hen suyễn. Mặc dù cà tím không phải là loại rau bổ dưỡng nhất nhưng nó cung cấp cho cơ thể một lượng kali và chất xơ dồi dào.

Và chỉ với 25 Calo và ít hơn 1 gam chất béo trong mỗi 100 gram, cà tím là một thực phẩm không thể thiếu trong những chế độ ăn giảm béo, miễn là chúng không được xào với nhiều dầu. Cà tím cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A và C, giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị hư hại cũng như làm chậm quá trình lão hóa.

Cà tím cũng chứa một loại hóa chất có nguồn gốc thực vật tự nhiên được gọi là polyphenol. Polyphenol có thể hỗ trợ các tế bào trong việc xử lý các phân tử đường tốt hơn nếu bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm trên tế bào cho thấy rằng cà tím có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương liên quan đến DNA dẫn đến ung thư. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn cần thêm thời gian để nghiên cứu trên người trước khi đưa ra kết luận cuối cùng cho nhận định này.

Chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6 và chất chống oxy hóa trong cà tím đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch, phòng tránh các bệnh tim mạch chuyển hóa. Một đánh giá được các nhà khoa học đưa ra vào năm 2019 cho thấy rằng, ăn thực phẩm có chứa một số flavonoid, bao gồm cả anthocyanins, giúp giảm các dấu hiệu viêm – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy phụ nữ trung niên ăn nhiều quả việt quất và dâu tây mỗi tuần - những nguồn cung cấp anthocyanins dồi dào - có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 32% so với những người tiêu thụ ít loại trái cây này. Trong một cuộc điều tra khác, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những phụ nữ ăn nhiều anthocyanins dường như có huyết áp thấp hơn đáng kể và ít xơ cứng động mạch hơn những người ăn ít các hợp chất này.

Trước khi nấu cà tím, hãy rửa sạch và cắt bỏ hai đầu. Phần vỏ có thể ăn được, nhưng thường sẽ được loại bỏ bởi chúng có thể quá dai. Cà tím tự nhiên hơi đắng. Do đó nên rắc một lớp muối lên và để trong 30 phút. Muối sẽ làm giảm bớt vị đắng. Nó cũng sẽ ngăn cà tím hấp thụ quá nhiều dầu và bị nhờn trong khi nấu. Rửa sạch muối trước khi tiến hành chế biến.

Bạn có thể rang, nướng, hấp hoặc xào cà tím. Khi cắt nhỏ, nó là một sự bổ sung tốt cho món cà ri và súp. Người châu Âu có một công thức chế biến yêu thích là parmesan cà tím, nhưng hãy nhớ rằng lăn cà tím trong vụn bánh mì và chiên trong dầu sẽ làm tăng thêm lượng calo và chất béo. Do đó, để phục vụ cho một chế độ ăn giảm béo, hãy nướng cà tím thay vì chiên. Để nướng cả quả cà tím, đầu tiên, cần dùng nĩa chọc thủng vỏ như cách nướng khoai tây. Sau khoảng 30 phút trong lò nướng, bạn có thể lấy phần bên trong và nhồi cà tím, hoặc nghiền cùi thành súp, món hầm hoặc nhúng. Đừng cắt cà tím cho đến khi sẵn sàng nấu nó. Những loại rau này rất nhanh hỏng. Thay vào đó, hãy đặt nó trong tủ lạnh để có thể bảo quản một cách an toàn trong tối đa một tuần.

Cà tím có thể là một sự bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn lành mạnh với nhiều trái cây cũng như rau quả, ít năng lượng và chất béo để phục vụ cho quá trình giảm cân. Hợp chất polyphenol trong cà tím có thể khiến nó có vị đắng mà nhiều người không thích. Cà tím mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tim mạch. Có nhiều cách chế biến khác nhau để tối đa hóa tác dụng giảm cân của cà tím.