Ăn tỏi có tốt không

Tỏi được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và được xem là loại thuốc tốt cho sức khoẻ. Việc ăn tỏi sống thường xuyên sẽ đem lại nhiều điều bất ngờ cho cơ thể.

Giúp điều trị cảm cúm

Ăn tỏi liên tục trong 1 tuần có thể giúp cơ thể chống lại những cơn cảm lạnh thông thường. Tỏi có tính sát khuẩn mạnh, ăn tỏi vào thời điểm bị cúm sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tỏi thuộc tính ấm nên có khả năng khử hàn ẩm, tránh lạnh và loại trừ các nguyên nhân gây ho. Nhờ vậy, thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Giúp lọc độc tố trong máu

Tỏi chính là một trong những giải pháp tự nhiên giúp bạn thanh lọc, giải độc cơ thể một cách hiệu quả. Các chuyên gia cho biết, trong tỏi có chứa chất hóa học có tên là allicin, thành phần này giúp cơ thể chúng ta loại bỏ những chất độc hại, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu thêm khỏe mạnh.

Ăn tỏi sống trong 1 tuần không những có tác dụng giúp thanh lọc máu và làm sạch các mạch máu mà còn rất tốt cho gan.

Giảm huyết áp

Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Cách ăn tỏi sống là một trong số các phương thuốc chữa bệnh huyết áp cao đơn giản và hiệu quả. Khi bạn nghiền và nhai tỏi sống sẽ tiết ra một enzyme gọi là alliinase, dẫn đến sự hình thành allicin.

Ngừa bệnh tim

Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol LDL, tức cholesterol không tốt cho sức khỏe từ 10–15%. Khi cholesterol xấu tăng lên trong cơ thể, yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và nguy cơ phát triển các chất béo lắng đọng trong mạch máu tăng lên. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu và gây đột quỵ cho người bệnh.

Ngăn ngừa Alzheimer

Chất dinh dưỡng có trong tỏi giúp bảo vệ tế bào não chống lão hóa, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vì thế, bạn ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ có thể ngăn ngừa được các bệnh thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Tỏi là một trong những thực phẩm lành mạnh, làm tăng thêm hương vị đậm đà cho bất kỳ món ăn nào. Có nhiều cách để sử dụng tỏi, như phi thơm, ngâm dấm nhưng cách tốt nhất để thu được lợi ích đối với sức khỏe của tỏi là ăn tỏi sống.

1. Lợi ích của tỏi đối với sức khỏe

Một lợi ích của tỏi sống là giúp cải thiện trí não, do thành phần vitamin B6 và magiê có trong tỏi đều có liên quan đến việc thúc đẩy tâm trạng và cải thiện sức khỏe não bộ. Tỏi có chứa chất chống ôxy hóa mạnh sallyl cysteine giúp chống lại các gốc tự do. Chất chống ôxy hóa này còn có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương não và giữ cho não hoạt động tốt hơn khi về già. Tỏi giúp tăng lưu lượng máu não, từ đó giảm nguy cơ rối loạn não như mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Ăn tỏi sống rất tốt với sức khỏe.

1.2 Tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi sống có chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng nặng và kéo dài khi mắc cảm cúm. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi hằng ngày làm giảm 63% những người tham gia bị cảm lạnh, các triệu chứng cảm lạnh đã giảm trung bình từ 5 ngày xuống còn 1,5 ngày. Vì vậy, hãy kết hợp một ít tỏi sống vào bữa ăn hàng ngày của bạn.

1.3 Chống viêm

Tỏi có chứa allyl sulfide, một hợp chất chống viêm mà các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể làm chậm tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Do chứa hợp chất chống viêm này nên tỏi cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn tỏi sống có thể bảo vệ gan khỏi một số độc tố và giúp giảm lượng đường trong máu. Điều này giúp cơ thể thải độc hiệu quả hơn, có lợi cho toàn bộ cơ thể.

1.5 Tỏi tốt cho tim của bạn

BS. Vũ Đại Dương (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết, tiêu thụ tỏi thường xuyên có liên quan trực tiếp đến việc có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tỏi từ lâu đã được biết đến với tác dụng làm giảm cholesterol và hạ huyết áp.

1.6 Bảo vệ chống lại bệnh loãng xương

Nguy cơ loãng xương tăng lên, đặc biệt là đối với phụ nữ khi cao tuổi. Tỏi có thể làm tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, thời điểm xương có nguy cơ bị loãng xương cao nhất.

1.7 Tỏi rất tốt cho làn da

Ăn tỏi có thể hỗ trợ làm đẹp làn da từ trong ra ngoài. Đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm của tỏi có thể giúp giảm mụn trứng cá, và lợi ích chống viêm nói chung của nó giúp cải thiện lưu thông tổng thể, bao gồm cả việc cung cấp chất dinh dưỡng cho làn da một cách hiệu quả hơn.

Tỏi là chất kháng sinh tuyệt vời từ thiên nhiên, có chứa các đặc tính tăng cường miễn dịch do vi khuẩn, virus, kháng nấm và khử trùng, tất cả đều nhờ vào hợp chất allicin. Alllicin cũng có khả năng chống viêm và giàu chất chống ôxy hóa, rất tốt cho da.

2. Ăn tỏi có gây ra rắc rối gì không?

  • Ăn tỏi có thể gây ra các triệu chứng thể chất nhẹ đến trung bình. Một số người có thể bị ợ chua, nóng rát trong miệng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Mùi cơ thể là một tác dụng phụ khác của việc ăn nhiều tỏi. Nhưng điều này thường chỉ là một vấn đề khi ăn quá nhiều tỏi sống mỗi ngày.
  • Ăn tỏi sống có thể gây bỏng hoặc kích ứng. Đối với những người mới bắt đầu, nó có thể rất dữ dội và thậm chí gây ra cảm giác nóng rát khi bạn bắt đầu nhai.
  • Một số người có thể nhạy cảm với tỏi bôi tại chỗ, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da của họ, gây phát ban. Nếu bạn là người nhạy cảm, khi dùng tỏi để chế biến thực phẩm nên đeo găng tay.
  • Tỏi có thể tương tác với một số loại thuốc

Những người đang dùng một số loại thuốc nên thận trọng vì tỏi sống có thể có khả năng phản ứng với một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu, hạ đường huyết và insulin. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi kết hợp bất kỳ loại thực phẩm bổ sung hoặc thảo mộc nào (như tỏi sống) vào chế độ ăn uống của bạn.

3. Ăn bao nhiêu tỏi sống mỗi ngày?

Không chỉ tăng cường sức đề kháng, giúp đẩy lùi vi khuẩn, virut… ăn tỏi sống còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm huyết áp và giảm cholesterol. Theo BS. Dương Ngọc Vân (Bệnh viện 198), lượng tỏi sống tối ưu mỗi người nên tiêu thụ hàng ngày là 1-2 tép để nhận được nhiều lợi ích nhất mà không có bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào (như mùi cơ thể hoặc chứng ợ nóng).

Mẹo để ăn tỏi sống giúp phát huy được hết dược tính là rửa sạch, sau đó băm nhỏ trộn vào cùng các món ăn hàng ngày.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/7-ly-do-nen-them-toi-vao-bua-an-moi-ngay-169220929000802882.htm

Không nên ăn tỏi khi nào?

Không nên ăn tỏi khi đang đói bụng - Khi đói bụng, dạ dày tiết ra nhiều axit hơn nên lúc bạn ăn tỏikhông ăn kèm các loại thực phẩm khác rất dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do hợp chất allicin trong tỏi khiến tính kháng sinh trong tỏi phát tác dẫn đến dạ dày bị nóng.

Tỏi rằng có tác dụng gì?

Tác dụng khi ăn tỏi sống đều đặn cũng sẽ làm giảm quá trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài công dụng giảm mỡ máu thì tỏi sống cũng thể ức chế được sự tích tụ của các tiểu cầu để phòng ngừa sự hình thành của các huyết khối. Từ đó, tỏi có tác dụng rất tốt trong vấn đề phòng ngừa những bệnh liên quan đến tim mạch.

Ăn tỏi sống hàng ngày có tác dụng gì?

1.1. Trị cảm cúm. ... .
1.2. Hạ huyết áp. ... .
1.3. Lọc độc tố trong máu. ... .
1.4. Phòng ngừa bệnh tim. ... .
1.5. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer. ... .
1.6. Xương thêm chắc khỏe. ... .
1.7. Phòng ngừa ung thư.

Nên ăn bao nhiêu tép tỏi mỗi ngày?

Mặc dù không có khuyến nghị chính thức nào về việc bạn nên ăn bao nhiêu tỏi, nhưng các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ăn 1–2 tép tỏi (3–6 gam) mỗi ngày có thể có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi ăn nhiều hơn số lượng này, hãy xem xét giảm lượng tỏi ăn vào.