Bác sĩ tâm lý học bao nhiêu năm

Muốn làm bác sĩ tâm thần phải học ngành gì là câu hỏi khó bởi đây là ngành kén người học nên việc cập nhật thông tin khá hạn chế. Với bài viết dưới đây, Edu2Review sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Nói tới khối ngành Y Dược, nhiều người sẽ nghĩ tới những bác sĩ, điều dưỡng, y tá với các công việc chính là phòng ngừa và điều trị bệnh... Nhưng ngành Y cũng bao gồm lĩnh vực chữa trị bệnh lý tinh thần, cùng với đó, khái niệm bác sĩ tâm thần cũng xuất hiện. Bạn thực sự đã biết rõ về ngành học này hay chưa?

* Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

Phân biệt rõ Tâm thần học và Tâm lý học

Nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần là 2 vị trí có thể gây nhầm lẫn, bởi cả 2 đều điều trị dựa trên những nguyên tắc hoạt động của tâm lý con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm khác biệt giữa hai khái niệm này, điều đầu tiên là phương thức điều trị khác nhau mà họ sử dụng.

Các bác sĩ tâm thần học là bác sĩ y khoa đã qua đào tạo, họ có thể kê thuốc và chữa trị cho bệnh nhân. Trong khi đó, các nhà tâm lý học tập trung chủ yếu vào các liệu pháp tâm lý, điều trị nỗi đau tinh thần và cảm xúc của bệnh nhân bằng phương pháp can thiệp hành vi.

Theo đó, 2 vị trí công việc này cũng có hướng đào tạo khác nhau. Bác sĩ tâm thần học tại trường y, được đào tạo về kiến thức y học nói chung. Sau khi nhận bằng bác sĩ, họ thực hành thêm 4 năm về chuyên khoa tâm thần học tại trường. Kinh nghiệm của họ thường liên quan đến việc làm trong khoa tâm thần của bệnh viện với nhiều bệnh nhân từ trẻ em và thanh thiếu niên có chứng rối loạn hành vi đến người lớn có bệnh tâm thần trầm trọng.

Các nhà tâm lý học phải có bằng Tiến sĩ Tâm lý, thông thường mất đến 4 – 6 năm học. Trong suốt quá trình học tập, các nhà tâm lý học nghiên cứu sự phát triển nhân cách, lịch sử các vấn đề tâm lý và khoa học nghiên cứu tâm lý.

Bác sĩ tâm thần và bác sĩ tâm lý là hai lĩnh vực hoạt động nhiều khác biệt [Nguồn: tuvantamly]

Đăng ký học chuyên ngành Tâm thần học

Để trở thành bác sĩ tâm thần học ngành gì đây? Trước tiên, bạn bắt buộc phải có được tấm bằng Bác sĩ đa khoa với điểm xét tuyển đầu vào là các bộ môn trong tổ hợp khối B. Đây là hai yếu tố đồng thời và bắt buộc. Nghĩa là trong trường hợp bạn thi và tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa nhưng có điểm xét tuyển đầu vào từ các khối khác không phải B [Toán – Hóa - Sinh] thì sẽ không thể theo học bác sĩ chuyên ngành Tâm thần.

Sau khi có bằng Bác sĩ đa khoa, bạn cần phải làm việc 1 – 2 năm tại các bệnh viện để có chứng chỉ hành nghề. Tiếp đến, bạn có thể đăng ký học chuyên ngành Tâm thần học với thời gian đào tạo khoảng 4 năm. Chính vì thời gian đào tạo dài nên các thí sinh thường không “mặn mà” với chuyên ngành này.

Y Đa khoa là ngành học cơ bản trước khi lựa chọn chuyên tu ngành Tâm thần học [Nguồn: caodangyduocnhatrang]

Hiện tại, các trường đại học Y khoa chủ yếu chỉ giảng dạy bộ môn Tâm thần học chứ không đào tạo chuyên ngành này. Thay vào đó, nếu muốn theo đuổi ngành này, các sinh viên sẽ làm việc và học việc tại chuyên khoa tại các bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Một số bệnh viện hiện đang giảng dạy chuyên ngành này như Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM...

Một lựa chọn khác là bạn có thể học điều dưỡng và công các tại bộ phận/ bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Sau đó, bạn có thể học tiếp lên trình độ đại học chuyên ngành Tâm thần học. Địa chỉ các đơn vị đào tạo điều dưỡng phổ biến hơn nhiều so với chuyên khoa Tâm thần học.

Tiềm năng và khó khăn song hành

Những bác sĩ tâm thần có điều kiện làm việc nhìn chung thấp hơn với các chuyên khoa khác. Các mối nguy bị hành hung là chuyện rất bình thường. Đối với các điều dưỡng, bác sĩ là nữ giới thì chuyện này sẽ là trở ngại đáng kể. Mức lương của ngành này cũng không cao và gần như không có thu nhập bên ngoài bởi không có hệ thống bệnh viện tư điều trị chuyên ngành này. Thực tế cũng có rất nhiều người đang công tác chuyên ngành này bỏ việc hoặc chuyển ngành. Đây là những thách thức lớn khi bạn quyết định đi theo ngành tâm thần học.

Lĩnh vực tâm thần học đã có từ rất lâu nhưng trên thực tế vẫn còn mới lạ với nhiều người. Một phần căn nguyên là do suy nghĩ bệnh nhân tâm thần chỉ là người điên trong xã hội. Nhưng trên thực tế, khoảng 20% dân số Việt Nam mắc 1 trong 10 loại bệnh tâm thần nhưng chưa phát hiện và được quan tâm đúng mức. Có nghĩa là dù nhu cầu điều trị rất lớn nhưng do hạn chế về thời gian đào tạo và địa điểm giảng dạy cùng những khó khăn đã nói trên, do đó nhân sự cho ngành học này đang thiếu hụt trầm trọng.

Ngành Tâm thần học đi kèm với nhiều khó khăn [Nguồn: neurologyadvisor]

Tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Hải Phòng, 330 bệnh nhân nhưng chỉ có 2 bác sĩ phụ trách hay tại Trung tâm nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương, có 108 y, bác sĩ đang làm việc thì chỉ có 1 bác sĩ chuyên khoa tâm thần, 8 người đang đi học bác sĩ. Trong khi các Trung tâm bảo trợ xã hội, phục hồi chức năng tâm thần mới chỉ có ở 16/63 tỉnh/ thành, đáp ứng được gần 1/4 nhu cầu thực tế.

Do đó, nếu bạn lựa chọn chuyên ngành này thì tỷ lệ nhận việc rất cao, ít phải cạnh tranh như các chuyên khoa khác. Với chính sách khuyến khích của Nhà nước, chuyên ngành Tâm thần học sẽ có được nhiều sự quan tâm phát triển hơn trong tương lai.

Bác sĩ tâm thần học ngành gì? Nếu đây là câu hỏi bạn đang thắc mắc, đó thật sự là một quyết định can đảm và đáng trân quý. Hy vọng bạn sẽ kiên trì và thành công với sự lựa chọn của mình. Đừng quên cập nhật thông tin tuyển sinh mỗi ngày cùng Edu2Review nhé!

Khuê Lâm [Tổng hợp]

Tags

Phương thức xét tuyển

Ngành tâm lý học

Tư vấn tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh 2019


Tâm lý học là một ngành còn nhiều điều mới mẻ với người dân Việt Nam. Vậy ngành tâm lý học là gì? Học tâm lý ra trường làm gì? Mức lương ngành tâm lý học tại Việt Nam 2022?

Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin chi tiết.

Tâm lý học là gì?

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng quan tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, các yếu tố bên ngoài hành vi và tinh thần của con người.

Việc ứng dụng tâm lý học vào trong dạy học có vai trò vô cùng quan trọng từ việc tạo hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy và đó cũng là nền tảng để phát triển  tâm lý cho các học sinh, cụ thể như:

– Tâm lý học sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn các điều gì làm được và không làm được đó chính là mục tiêu giáo dục

– Tâm lý học giúp hiểu rõ hơn những phương tiện dùng vào giáo dục, đặc biệt là trí tuệ và tính nết của các bậc phụ huynh, giáo viên và bạn bè của trẻ.

– Những học thuyết trong tâm lý học nhân cách sẽ cung cấp hiểu biết về con đường hình thành nhân cách của trẻ, những yếu tố bảo vệ và nguy cơ trong môi trường gia đình, trường học, xã hội.

– Ngoài ra tâm lý học sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ thông qua các  hành vi ứng xử. Cũng chính điều này trở thành công  cụ để cải thiện giao tiếp của bạn, nắm bắt được các suy nghĩ và hành động để tăng khả năng tương tác.

– Bản thân hiểu  rõ hơn về tính cách và điểm mạnh, điểm yếu của bản thận nhằm điều chỉnh hành vi phù hợp giúp nâng cao sự tự tin và hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.

Những người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu về lĩnh vực này sẽ được gọi là nhà tâm lý học. Công việc của những nhà tâm lý học là nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý, các mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý với con người, chức năng hoạt động của hiện tượng tâm lý xảy ra với con người, giúp đỡ những người gặp vấn đề về tâm lý.

Ngành Tâm lý học nên học trường nào?

– Tại khu vực miền Bắc:

Học ngành Tâm lý học tại Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội

Học ngành Tâm lý học tại Đại học Sư phạm Hà Nội [HNUE]

Học ngành Tâm lý học tại Đại học Sư phạm Hà Nội

Học ngành Tâm lý học tại Trường Đại Học Lao động – Xã hội HN

– Tại khu vực miền Trung

Học ngành Tâm lý học tại Đại học Sư Phạm – Đại học Huế

Học ngành Tâm lý học tại Đại học Đà Nẵng

– Tại khu vực miền Nam:

Học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM

Học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Sài Gòn

Học ngành Tâm lý học tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM

Học ngành Tâm lý học tại Trường Đại Học Lao động – Xã hội TP HCM

Học ngành Tâm lý học tại Trường Đại Học Hoa Sen

Học tâm lý ra trường làm gì?

Ngành tâm lý học không phải là một lĩnh vực mới mẻ trên thế giới, nhưng chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, nước ta mới bắt đầu quan tâm nhiều đến lĩnh vực tâm lý học. Vì vậy, rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến chuyên ngành này cảm thấy lo lắng về việc “học tâm lý ra trường làm gì?”.

Thực tế, có rất nhiều công việc dành cho những người học chuyên ngành tâm lý. Một số những công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý như:

– Trở thành bác sĩ tâm lý tại bệnh viện hoặc phòng khám

Công việc của bác sĩ tâm lý là khám và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề, triệu chứng mà bản thân họ đang gặp phải. Có những trường hợp gặp phải sẽ bị tổn thương về tâm lý hoặc tổn thương về sức khỏe nên cần đến kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và trình độ thì mới giải quyết được vấn đề.

Khi trở thành bác sĩ tâm lý bạn có thể làm việc ở nhiều nơi như phòng khám, bệnh viện, các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý.. Công việc này có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực này để đưa ra phương pháp tư vấn.

– Thực hiện công tác giảng dạy bộ môn tâm lý học

Bạn sẽ làm các công việc liên quan đến chuyên ngành tâm lý tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Khi đó cần thực hiện công tác giảng dạy bộ môn tâm lý học, nghiên cứu và đưa ra hướng phát triển bộ môn chuyên khoa để phù hợp hơn với chương trình đào tạo.

Tuy nhiên để thực hiện tốt công tác này bạn cần có các tố chất về giao tiếp, trình độ chuyên môn ngành tâm lý học cao, khả năng thuyết trình, làm việc nhóm, khả năng phân tích, quan sát….

– Làm cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội.

– Cùng lên kế hoạch và tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm mục đích phát triển cộng đồng.

– Đảm nhiệm công việc đánh giá tâm lý hoặc can thiệp đến các rối loạn tâm lý ở những trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần…

Vậy với những công việc trên thì Mức lương ngành tâm lý học tại Việt Nam 2022 là bao nhiêu? Để có câu trả lời, chúng tôi mời bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Mức lương ngành tâm lý học là bao nhiêu?

– Tâm lý học giáo dục

Tâm lý học giáo dục thường làm việc trong các tổ chức, hệ thống giáo dục. Nhiệm vụ chính là chuẩn đoán, khám chữa những vấn đề về hành vi và nhận thức học tập ở trẻ em. Những chuyên gia tâm lý giáo dục sẽ phối hợp cùng các bác sĩ, giáo viên trong nhà trường giúp đỡ các bạn học sinh, sinh viên giải quyết những vướng mắc về tâm lý trong môi trường giáo dục.

Với chuyên ngành này thường yêu cầu các chuyên gia có bằng thạc sĩ trở lên. Hiện mức lương trung bình của chuyên gia tâm lý giáo dục sẽ dao động từ 58.000 USD – 60.000 USD/năm.

– Tâm lý học pháp y

Công việc chính của các nhà tâm lý học pháp y là bổ sung, xây dựng hồ sơ tâm lý tội phạm, đưa ra những bằng chứng thuyết phục trước tòa về hành vi phạm tội của một cá nhân, tổ chức. Để làm được công việc này yêu cầu bạn phải hiểu cả về kiến thức chuyên môn tâm lý học và pháp luật hiện hành.

Thông thường công việc này yêu cầu trình độ thạc sĩ trở lên với mức thu nhập trung bình từ 59.000 USD – 69.000 USD/năm.

– Tâm lý học thể thao

Tâm lý học thể thao là chuyên ngành về tâm lý của các vận động viên, tập trung thúc đẩy tinh thần, động lực, giúp vận động viên vượt qua trở ngại tâm lý để thi đấu tốt. Những nhà tâm lý thể thao đóng một vai trò rất quan trọng, hỗ trợ, giúp đỡ các vận động viên có thể phát huy được hết những khả năng của bản thân mình.

Hiện nay, mức lương dành cho các nhà tâm lý học thể thao trung bình khoảng 55.000 USD/năm. Tuy nhiên, phụ thuộc vào kinh nghiệm và mức độ nổi tiếng của các vận động viên, mức lương có thể lên đến 80.000 USD/năm.

– Tâm lý học cố vấn

Đây là một công việc có phạm vi làm việc rộng, thu hút được nhiều người trẻ theo đuổi. Môi trường làm việc của ngành tâm lý học cố vấn khá đa dạng. Người làm công việc này có thể trở thành chuyên viên tư vấn về thị trường, xu hướng, đối thủ cạnh tranh trong các doanh nghiệp, tổ chức khác nhau.

Lương của chuyên ngành này từng rất cao, dao động từ 72.000 USD – 73.000 USD/năm tùy thuộc vào hiệu quả công việc mà người lao động đạt được.

– Tâm lý học lâm sàng

Lĩnh vực tâm lý học lâm sàng là một trong những ngành được nhiều người theo học nhất hiện nay. Công việc của họ là đánh giá, chuẩn đoán về tâm lý, tiến hành điều trị, có những biện pháp phòng ngừa cho bệnh nhân mắc các bệnh tâm lý.

Đây được xem là ngành có phạm vi làm việc rộng nhất trong lĩnh vực tâm lý học. Những người học chuyên ngành này có thể tìm việc làm tại các bệnh viện, phòng khám hoặc tự mở những văn phòng tư vấn riêng. Mức thu nhập của công việc này dao động trong khoảng 73.000 USD/năm.

– Tâm lý học kỹ thuật

Chuyên ngành này chịu trách nhiệm nâng cao năng suất, đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru, giảm thiểu chấn thương cho người lao động. Hiện nay, các nhà tâm lý học kỹ thuật sẽ có mức lương trung bình mỗi năm vào khoảng 80.000 USD/năm.

Tại nước ta đây là một ngành còn ít phổ biến và tương đối lạ lẫm với đại đa số người dân. Tuy nhiên, trên thế giới công việc này rất được quan tâm, đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn cho nhiều người lao động.

– Bác sĩ tâm thần

Trong số tất cả các ngành thuộc lĩnh vực tâm lý học có lẽ bác sĩ tâm thần là công việc đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn nhất. Hiện nay, với việc ngày càng nhiều người gặp phải các vấn đề về tâm lý thì công việc này lại càng trở nên cần thiết. Các bác sĩ tâm thần có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu hay phòng khám tâm lý.

Mức thu nhập trung bình của bác sĩ tâm thần sẽ dao động khoảng 167.000 USD – 168.000 USD/năm. Tại Việt Nam, mức lương của các bác sĩ tâm thần sẽ rơi vào khoảng 12 triệu – 15 triệu đồng/tháng.

Như vậy Mức lương ngành tâm lý học tại Việt Nam 2022 thì Mức  lương cao hay thấp sẽ còn phụ thuộc vào vị trí, chức vụ việc làm, ví dụ như bạn đảm nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo thì mức lương sẽ ở mức cao. Riêng đối với ngành tâm lý học thì trung bình có thể nhận được mức lương từ 5 – 7 triệu đồng khi vừa mới ra trường. Khi đã có kinh nghiệm thì mức lương sẽ cao hơn và ở mức 8 – 15 triệu đồng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các thông tin hữu ích liên quan đến ngành tâm lý học tại Việt Nam. Hy vọng rằng qua đó bạn có thể hiểu hơn và đưa ra lựa chọn đúng về nghề nghiệp. Ngoài ra khi tham khảo nội dung bài viết có vướng mắc gì chưa rõ, bạn đọc có thể phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Video liên quan

Chủ Đề