Bài học kinh nghiệm rút ra từ Hiệp định Giơnevơ

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là

A. Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định

B. Không để thời gian thực thi hiệp định quá dài

C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ

D. Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định

Hướng dẫn

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định thông qua các cuộc đàm phán song phương trực tiếp. Vì hội nghị Giơnevơ năm 1954 là hội nghị do các nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tổ chức để giải quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam chỉ là nước được mời tham dự hội nghị nên những quyết định của hội nghị không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam mà xuất phát từ quyền lợi của các nước lớn.
Đáp án cần chọn là: A

Bài học kinh nghiệm lớn nhất Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là gì?


A.

Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định

B.

Không để thời gian thực thi hiệp đinh quá dài

C.

Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ

D.

Phải có sự ràng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định

PTO- Ngay sau chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ khai mạc. Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bước vào bàn hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Trong phiên họp toàn thể lần thứ 2 ngày 10-5-1954, đồng chí Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam trình bày bản đề nghị tám điểm thể hiện lập trường của Việt Nam, làm cơ sở thảo luận tại hội nghị. Nội dung chính của bản đề nghị có ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân các nước thuộc địa và các nước thực dân, đặc biệt là đối với nhân dân và chính phủ Pháp. Lập trường cơ bản của Việt Nam là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Nước Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam và của Lào, Campuchia. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài... Những đề nghị hợp tình, hợp lý của Đoàn đại biểu Việt Nam đã được dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ.

Quang cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ. Ảnh: Tư liệu

Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về vấn đề Đông Dương trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng và phức tạp. Với tinh thần chủ động và tiến công của phái đoàn Việt Nam, đến hơn 2 tháng sau, ngày 20-7-1954, các bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết. Các nước tham gia hội nghị thông qua bản tuyên bố chung thừa nhận: tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào, quy định quân đội Pháp phải rút khỏi các nước Đông Dương và ở mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Bản Tuyên bố chung ghi rằng: “Đường ranh giới về quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi như là một biên giới về chính trị hoặc lãnh thổ” và quy định thời hạn dứt khoát về tổ chức tổng tuyển cử, thống nhất đất nước Việt Nam vào tháng 7-1956… Khi thực hiện, các nước lớn, các bên tham dự hội nghị đã vi phạm nghiêm trọng nội dung Hiệp định và tiếp tục thực hiện mưu đồ đen tối của họ. Vì thế, Mỹ từng bước dấn sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, để 20 năm sau, nước ta mới giành được độc lập, thu giang sơn về một mối. Hơn 60 năm nhìn nhận lại, nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới phân tích, bình luận thấy rằng, tuy kết quả của Hiệp định Giơnevơ chưa ngang tầm với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trên chiến trường, nhất là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng đó là một nấc thang đi lên trong tiến trình giải phóng dân tộc, là dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam; là thắng lợi trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thực hiện đường lối đối thoại độc lập, tự chủ, bằng nội lực của dân tộc và sự khôn khéo tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới để có bước phá vây quốc tế có kết quả thuận lợi, tạo cục diện quốc tế có lợi cho nước ta trong một bối cảnh phức tạp khi diễn ra hội nghị Giơnevơ. Việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ 6 thập kỷ trước đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử sâu sắc. Trong công tác ngoại giao, nổi lên bài học về đánh giá chính xác tình hình quốc tế, chiến lược, thái độ của các nước lớn để tìm ra đối sách phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Bài học trong quan hệ hợp tác quốc tế cần  thực hiện biện pháp đàm phán hòa bình, tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề xung đột, giữ vững ổn định và phát triển. Bài học về thực lực toàn diện của đất nước, phát huy nội lực, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó, còn có những bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp, tập hợp toàn dân cùng sự ủng hộ của nhân dân thế giới dưới ngọn cờ đấu tranh chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại… Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau chiến tranh và nhất là trong tiến trình đổi mới, chúng ta đã vận dụng sáng tạo những bài học quý báu nêu trên; đã tích cực, chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế và thu được nhiều kết quả quan trọng, giữ vững sự ổn định, phát triển đất nước, tham gia tích cực gìn giữ, góp phần ổn định, phát triển của khu vực và thế giới. Bối cảnh quốc tế và khu vực luôn diễn biến mau lẹ, phức tạp và khó lường. Ở trong nước, chúng ta cũng còn muôn vàn khó khăn như chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; nền kinh tế phát triển chưa bền vững; công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt trong bối cảnh quốc tế khác nhiều về tính chất so với hơn 60 năm trước… Đặc biệt, tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa nước ta; ngang nhiên gia tăng các hoạt động khiêu khích Việt Nam. Những hành động leo thang căng thẳng ở Biển Đông của phía Trung Quốc đã đặt nước ta cũng như khu vực vào tình thế hết sức nguy hiểm. Chủ trương, đối sách của ta, những biện pháp, phương pháp đấu tranh của ta suốt những tháng qua đã được cộng đồng thế giới ủng hộ và hoàn toàn đúng đắn, hợp lý hợp tình so với các bài học rút ra từ việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ hơn 60 năm về trước; trong đó có cả bài học về đánh giá tình hình quốc tế, chiến lược, thái độ của các nước lớn; bài học về đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề xung đột; về thực lực toàn diện của đất nước; phát huy sức mạnh tổng hợp, tập hợp toàn dân cùng sự ủng hộ của nhân dân thế giới dưới ngọn cờ đấu tranh chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại… Kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao Việt Nam ghi dấu ấn ở Giơ-ne-vơ [Thụy Sỹ]. Những thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, địch vận… trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước lại tiếp tục tạo thành quả trên con đường đấu tranh ngoại giao trong cuộc đàm phán ở Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam [Hiệp định Pari tháng 1-1973]. Còn sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trên biển Đông hiện nay cần tiếp tục phát huy giá trị bài học của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Rõ ràng, cuộc đấu tranh đó vô cũng khó khăn, phức tạp nhưng chúng ta có cơ sở lịch sử để củng cố, tạo sức mạnh và niềm tin để khẳng định thắng lợi trên các mặt trận, trong đó có mặt trận ngoại giao, pháp lý quốc tế…

Đào Đức Hanh

Bài học kinh nghiệm nào đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và vận dụng thành công ở hiệp định Pari năm 1973?


Câu 56498 Vận dụng

Bài học kinh nghiệm nào đã được Đảng và chính phủ Việt Nam rút ra từ hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và vận dụng thành công ở hiệp định Pari năm 1973?


Đáp án đúng: b


Phương pháp giải

Dựa vào so sánh thành phần của hội nghị Giơ-ne-vơ và hiệp định Pari để phân tích, đánh giá

...

Video liên quan

Chủ Đề