Bài học rút ra từ văn bản Vua chích chòe

Mời các em cùng tham khảo bài soạn Vua chích chòe tóm tắt – Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây. Với bài soạn này các em sẽ nắm được nội dung chính của bài Vua chích chòe, từ đó các em dễ dàng tiếp cận bài học trên lớp hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

– Phần 1: Từ đầu đến “khiến cho từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe”: Công chúa kiêu ngạo, chế giễu mọi người.

– Phần 2: Tiếp theo đến “nhưng nàng sợ hãi giật tay lại”: Công chúa trải qua thử thách.

– Phần 3: Còn lại: Kết thúc có hậu cho công chúa.

– Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc.

Câu 1. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

Gợi ý:

– Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt tất cả mọi người: Thùng tô-nô, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, lùn lại mập thì vụng về lắm, nhợt nhạt như chết đuối,… 

→ Điều này cho thấy nàng công chúa này là một người kênh kiệu, hay trêu ghẹo coi thường người khác, quen được nuông chiều.

Câu 2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.

Gợi ý:

– Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.

– Hình phạt này đã khiến công chúa phải ra khỏi hoàng cung, đi theo người hát rong về nhà. Cô phải tự lao động để kiếm sống.

Câu 3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

Gợi ý:

– Nhân vật Vua chích choè đã đóng giả là người hát rong.

– Mục đích chính là đưa ra các thử thách cho nàng công chúa, dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng.

Câu 4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

Gợi ý:

– Chủ đề: Phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng và coi thường người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, yêu thương với những người biết nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.

Câu 5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

Gợi ý:

– Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới”. Theo em, điều này là hợp lý.

– Tác giả tưởng tượng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Vua chích chòe tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Vua chích chòe.

—–Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—–

3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?


3. Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe đã đóng giả thành người hát rong. Người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc gì:Nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhàĐan sọt, dệt vải [nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu]Buôn bán nồi và bát đĩa [công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn]Làm chị phụ bếpMục đích những yêu cầu này của người hát rong để trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. 4. Chủ đề chính của truyện là thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ nhận được những bài học thích đáng. 

5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói:"Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này hợp lý. Tác giả tưởng tưởng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cường sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng vua chích chòe. 

2 đoạn văn mẫu lớp 6

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về truyện cổ tích Vua chích chòe, vô cùng hữu ích. 

Đoạn văn cảm nhận về truyện Vua chích chòe

Tài liệu bao gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 6, hy vọng có thể giúp cho các bạn học sinh khi làm bài văn của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Đoạn văn cảm nhận về truyện cổ tích Vua chích chòe

“Vua chích chòe” - một trong những truyện cổ tích của nước ngoài đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Truyện gửi gắm bài học về thói kiêu căng, ngạo mạn trong cuộc sống. Nhân vật chính trong truyện là một cô công chúa. Mặc dù cô rất xinh đẹp, nhưng lại có thói kiêu căng, ngạo mạn. Cô đã chê bai, hạ thấp những người đến cầu hôn mình. Nhà vua đã trừng phạt con bằng cách sẽ gả cô cho kẻ ăn mày đi ngang qua cung điện. Công chúa đã phải trải qua những ngày tháng vất vả, cơ cực để từ đó nhận ra được sai lầm của bản thân. Cuối cùng, người ăn mày mà cô cưới lại chính là vua Chích chòe - người đã từng đến cầu hôn và bị cô chê bai. Truyện chính là bài học phê phán thói kiêu căng của con người và khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

Đoạn văn cảm nhận về truyện Vua chích chòe - Mẫu 2

Vua chích chòe là truyện cổ tích gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa. Truyện kể về một cô công chúa xinh đẹp, nhưng lại có thói kiêu căng. Cô không chỉ từ chối, mà còn lên chê bai tất cả những chàng trai đến cầu hôn mình. Điều đó khiến nhà vua vô cùng tức giận. Ông đã ra lệnh rằng sẽ gả cô cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau có một người hát rong đi qua, nhà vua liền gọi vào và gả công chúa cho. Kể từ đó, công chúa phải sống những ngày tháng khổ cực. Cô phải làm đủ những công việc như đan sọt, dệt vải, bán sành sứ, phụ bếp để kiếm sống. Thực chất, người hát rong đó chính là Vua chích chòe - một trong những người đã bị công chúa chê bai, từ chối. Mục đích của Vua chích chòe khi đóng giả làm người hát rong là dạy cho nàng một bài học và uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. Kết thúc câu chuyện, công chúa biết được người hát rong chính là Vua chích chòe, cô cảm thấy vô cùng ân hận và xấu hổ. Hai người làm lễ cưới và sống hạnh phúc bên nhau. Truyện đã phê phán thói kiêu căng, ngông cuồng và coi thường người khác. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự bao dung, yêu thương với những người biết nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.

Cập nhật: 28/01/2022

- Thể loại: Truyện cổ tích.

- PTBĐ chính: Tự sự.

- Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 [Từ đầu đến Vua chích chòe]: Sự kiêu căng của nàng công chúa.

+ Phần 2 [Tiếp đến giật tay lại]: Nàng công chúa được uốn nắn, trải qua khó khăn.

+ Phần 3 [Còn lại]: Nàng công chúa được hạnh phúc. 


II. Đọc hiểu văn bản

1. Công chúa kiêu ngạo, chế giễu mọi người

- Thân phận: Công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua. → Cao quý, được cưng chiều.

- Hình dáng: Xinh đẹp tuyệt trần.

- Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng. Không những từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ.

- Cuộc tuyển chọn phò mã:

+ Hoàn cảnh: Vua mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới thết tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ.

+ Ai cũng bị công chúa giễu cợt:

  •  Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên là Thùng tô-nô.
  •  Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê mảnh khảnh thế thì gió sẽ thổi bay.
  •  Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.
  •  Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối.
  •  Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.
  •  Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn.
  •  Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ nên đặt tên là Vua chích chòe.

→ Nhà vua quá tức giận trước cách hành xử của công chúa nên tuyên bố: sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. 

2. Công chúa trải qua thử thách

- Hoàn cảnh:

+ Lời ban truyền của nhà vua. → Hành động dứt khoát, muốn trừng trị con gái.

+ Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe nhưng yêu nàng đã đóng giả thành người hát rong.

- Những thử thách mà công chúa phải trải qua:

+ Ban đầu:

  • Công chúa luôn thể hiện sự tiếc nuối khi biết được khu rừng, thảo nguyên, thành phố mĩ lệ,... khi biết nó là của vua chích chòe. → Nghệ thuật: Điệp cấu trúc.
  • Công chúa không thể chấp nhận sự thật: "Người hầu của anh đâu?".
  • Công chúa không biết làm gì cả: không biết nhóm bếp, không biết đan sọt, không biết dệt sợi, bán sành sứ lại bán đầu chợ. 

→ Thiếu kĩ năng sinh sống, được cưng chiều từ nhỏ đã quen.

+ Sau đó, người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:

Làm việc nhà.

  •  Dậy sớm nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.
  •  Đan sọt, dệt vải [nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu].
  •  Buôn bán nồi và bát đĩa [công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn].
  •  Làm chị phụ bếp.

→ Mục đích những yêu cầu này: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa.

→ Công chúa đã có những thay đổi tích cực về thái độ. 

3. Kết thúc có hậu cho công chúa

- Khi nhận ra nhà vua chích chòe:

+ Từ chối, cố sức gạt ra.

+ Cảm thấy từ chối khi bị mọi người chế nhạo.

→ Hiểu được cảm xúc của người từng bị mình chế giễu. Chung thủy, cảm thấy không xứng đáng.

- Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở "Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.". 

→ Nhận lỗi, cảm thấy mình không xứng đáng.

→ Sau khi đã nhận ra được sự kiêu ngạo của mình, công chúa đã được hưởng hạnh phúc: Kết hôn cùng Vua chích chòe. 

III. Tổng kết

1. Nội dung

Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.

2. Nghệ thuật

Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện pháp điệp cấu trúc. 

* Sau khi đọc

1. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã chẳng tha ai, ai cũng có lý do để công chúa giễu cợt:

- Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô.

- Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay.

- Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.

- Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối.

- Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.

- Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn.

- Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có mỏ.

Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí khi chế giễu mọi người. Có thể thấy, công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống hách, ngông cuồng. 

2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa?

Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Công chúa đã phải lấy người hát rong đúng như lời vua đã truyền. Điều đó đã khiến công chúa phải trải qua một cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ. 

3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó? 

Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe đã đóng giả thành người hát rong. Người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:

- Nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.

- Đan sọt, dệt vải [nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu].

- Buôn bán nồi và bát đĩa [công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn].

- Làm chị phụ bếp.

Mục đích những yêu cầu này của người hát rong để trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tính kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai.  

4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

Chủ đề chính của truyện là thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ nhận được những bài học thích đáng. 

5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.". Theo em, điều này hợp lý. Tác giả tưởng tưởng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng Vua chích.

Page 2

Em đang ở một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, cách xa đất liền. Ngay trước mắt là những bãi cát vắng vẻ, tĩnh lặng chỉ có những bụi cây nhỏ mọc thưa thớt. Cảm giác vô cùng  hoang sơ. Nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả cát dưới đáy. Phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và 2 bên là vách núi như bức tường thành. Muốn đến được hòn đảo phải vượt núi hoặc chui qua đường hầm. Ở đây con người sẽ xây dựng những "thủy cung", có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên những cụm san hô đầy màu. 

1. Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong chuyện?

Cây khế là một trong những câu truyện cổ tích Việt Nam được nhiều người yêu thích, đây là một trong những bài học giáo dục cho con người. Với những yếu tố thần kỳ đưa vào câu truyện, tác giả dân gian muốn đem đến một bài học nhẹ nhàng cho con người về tình yêu thương cho gia đình, sự lương thiện, thật thà.

Trong truyện, em thích nhất chi tiết: Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình.

2. Hãy tóm tắt chuyện Cây khế.

Tóm tắt chuyện Cây khế: Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

3. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Em hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện cây khế.

Các từ ngữ đó trong truyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa.

4. Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao?

Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kỳ ảo. Chim thần nói “ ăn một quả trả một cục vang, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Lời nói của chim tưởng đâu là bâng quơ nhưng người em tin là thật và đã thức đêm chuẩn bị chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Sáng hôm sau, con chim đến chở người em ra đảo, một hòn đảo có rất nhiều vàng. Tác giả dân gian xây dựng tình huống truyện cùng với yếu tố kỳ ảo chim thần vi để cho người nhân vật người em được nhận một món quà vô cùng giá trị, nhưng đó cũng là những gì vợ chồng người em xứng đáng nhận được. Đây cũng là lời khẳng định cho một giá trị nhân văn rằng: người tốt nhất định sẽ được báo đáp và ở hiền chắc chăn sẽ gặp lành.

5. Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?

Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, cũng có câu như thế "Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng". Đây là câu nói của chim thần. 

6. Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó?

Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu. Đó là hòn đảo xa có rất nhiều vàng. Hai vợ chồng từ đó sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa. Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về chú chim phượng hoàng ăn khế trả vàng là một chi tiết đặc sắc trong câu chuyện. Đó là chi tiết li kỳ giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Không những thế, thông qua chi tiết này, tác giả dân gian thể hiện một triết lý sâu sắc. Chỉ cần chăm chỉ, ở hiền ắt sẽ gặp lành. Vợ chồng người em là biểu tượng của người dân lao động xưa luôn chăm chỉ, chịu thương chịu khó và hiền lành nên đã đạt được thành quả tốt đẹp.

7. Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.

- Người anh: Nhân vật người anh trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ.

Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. Bộ dáng tham lam của anh ta khi tranh ruộng đất với em mình thật khác hẳn với bộ dáng anh ta xun xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. Nhìn thấy nhiều vàng trên đảo, đôi mắt híp của anh ta sáng rực lên, bộ dạng hấp tấp, tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. Nhưng rồi cuối cùng con người tham lam, ích kỉ ấy đã chới với trên lưng chim rồi lăn xuống biển.

Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.

- Người em: Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện.

Người em hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. Điều may đến, người em được chim lạ đưa đi lấy vàng và có một cuộc sống sung túc. Vì tốt bùng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. 

Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".

8. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này.

Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn [khoảng 5-7 câu] kể về kết thúc đó.

     Một hôm người anh nghe mọi người trong vùng bàn tán xôn xao về sự giàu có bất ngờ của người em.. Sau khi nghe ngóng được toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, anh vội vàng  đề nghị người em đổi cả gia tài của mình để lấy cây khế của. Người anh làm đúng như người em đã làm, chăm sóc cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Người anh ngồi dưới gốc cây giả vờ than khóc. Quả nhiên con chim đầu đàn bảo người anh hãy mang túi ba gang để đựng vàng. Người anh chợt nghĩ, dại gì không may túi lớn hơn để đựng được nhiều vàng. Do đó, người anh đã may túi 12 gang. Đến đảo, hắn thấy vàng bày la liệt, hắn tha hồ hốt đầy túi và nhét thêm vào người. Trên đường về giữa biển,  chim mỏi cánh van nài người anh bỏ bớt. Hắn tiếc  quá không bỏ được, chim không thể gượng nổi chao nghiêng cánh. Thế là người anh cùng túi vàng rơi xuống và không còn biết gì nữa cả.

Tỉnh lại người anh thấy mình nằm trên một hòn đảo. Có lẽ hắn đã bị sóng đánh dạt vào bờ. Trải qua sự việc này, người anh thấy mình thật dại dột đã để lòng tham làm mờ lí trí, hắn đã rút ra được bài học đích đáng cho mình. Từ đó, hắn phải sống cô đơn, lẻ loi trên hoang đảo đến suốt đời.

Video liên quan

Chủ Đề