Bài tập mạch điện nối tiếp lớp 7

Chuyên đề Vật lý lớp 7: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

  • A. Lý thuyết
  • B. Trắc nghiệm

A. Lý thuyết

Gọi X1, X2 ... Xn là các thiết bị điện

I1, I2 ... In và IAB là cường độ dòng điện qua các thiết bị điện và trong mạch chính.

Gọi UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

U1, U2 ... Un lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị điện.

Đoạn mạch mắc nối tiếp là đoạn mạch gồm các thiết bị điện được nối với nhau thành một dãy liên tiếp.

Hình 1.1 là các thiết bị điện X1, X2...Xn mắc nối tiếp với nhau.

1. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp

- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các thiết bị điện trong mạch là như nhau.

Ta có: IAB = I1 = I2 = ... = In

- Đo cường độ dòng điện qua mạch chính hay các thiết bị điện ta chỉ cần dùng một ampe kế mắc nối tiếp vào đoạn mạch đó.

2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp

- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các thiết bị điện mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị thành phần.

Ta có: UAB = U1 + U2 + ...+ Un

- Đo hiệu điện thế giữa hai đầu thiết bị điện nào thì ta dùng vôn kế mắc song song với thiết bị điện đó ở trong mạch điện.

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị đứt dây tóc thì:

A. độ sáng của bóng đèn B vẫn không đổi vì hiệu điện thế ở hai đầu đèn B không đổi.

B. độ sáng của bóng đèn B tăng lên vì cường độ dòng điện tập trung vào một bóng.

C. độ sáng của bóng đèn B giảm vì mạch chỉ còn một bóng.

D. bóng đèn B cũng bị đứt dây tóc theo.

Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị đứt dây tóc thì độ sáng của bóng đèn B vẫn không đổi vì hiệu điện thế ở hai đầu đèn B không đổi ⇒ Đáp án A

Bài 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?

A. bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

B. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

C. bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

D. lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn U = U1 + U2 ⇒ Đáp án A

Bài 3: Có 3 nguồn điện 4,5V; 6V; 9V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 6V, cần mắc song song hai bóng đèn này vào một trong ba nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất?

A. 9V B. 6V C. 4,5V D. nguồn điện nào cũng được

Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất vì nó sử dụng cho hai bóng đèn giống nhau đều ghi 6V mắc song song ⇒ Đáp án B

Bài 4: Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?

A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.

B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.

C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.

D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.

Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc hai bóng đèn nối tiếp và mắc vào hai cực của nguồn ⇒ Đáp án C

Bài 5: Cho các mạch điện như hình 28.1 dưới đây, hãy cho biết những sơ đồ nào hai bóng đèn được mắc song song.

A. a – b – d

B. a – b – c - e

C. a – b – c

D. a – b – e

Hai bóng đèn mắc song song ở sơ đồ a, b và d ⇒ Đáp án A

Bài 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn Đ1, Đ2 mắc song song?

A. Hai đèn có hai điểm nối chung.

B. Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau.

C. Nếu hai đèn giống hệt nhau thì sẽ sáng như nhau.

D. Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau.

Nếu hai đèn khác nhau, cường độ dòng điện qua hai đèn khác nhau ⇒ Đáp án D

Bài 7: Chỉ ra nhận xét sai

Cho mạch điện như hình 28.1. Có các nhận xét như sau:

A. Số chỉ ampe kế A cho biết cường độ dòng điện qua mạch chính.

B. Khi khóa K, K1 đóng, K2 mở thì không có bóng đèn nào sáng.

C. Khi K, K2 đóng, K1 mở thì bóng đèn 2 và 3 sáng.

D. Số chỉ vôn kế V cho biết hiệu điện thế đặt trên bóng đèn 1 hoặc bóng đèn 2 hoặc bóng đèn 3.

Khi khóa K, K1 đóng, K2 mở thì vẫn có bóng đèn sáng ⇒ Đáp án B

Bài 8: Cho ba đèn Đ1, Đ2, Đ3 mắc song song. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 1A, cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là 0,5A. Biết rằng hai đèn Đ2, Đ3 giống hệt nhau. Tìm cường độ dòng điện qua đèn Đ2 và Đ3.

Đáp án

Cường độ dòng điện qua đèn 2 và đèn 3 là I23 = I – I1 = 1 – 0,5 = 0,5 A

Vì hai đèn này giống nhau nên

Bài 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28.8, trong đó vôn kế chỉ U = 3V, ampe kế A chỉ I = 0,6A, ampe kế A1 chỉ l1 = 0,32A

a] Tìm số chỉ I2 của ampe kế A2

b] Tìm hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi bóng đèn

c] Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,38A. Hỏi khi đó số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?

Đáp án

a] Số chỉ của ampe kế A2: I2 = I - l1 = 0,6 - 0,32 = 0,28 [A]

b] U1 = U2 = U = 3V [Vì Đ1 // Đ2]

c] I2 = I = 0,38A.

Bài 10: Trong mạch điện có sơ đồ như hình 28.5, ampe kế có số chỉ I = 0,54A. Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện đi qua đèn Đ2.

a] Hãy tính cường độ dòng điện l1 và I2 tương ứng đi qua các đèn Đ1 và Đ2.

b] Hãy so sánh hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn Đ1 và Đ2.

Đáp án

a] l1 = 2I2.

Vì đèn 1 song song đèn 2 nên: I = l1 + I2 = I2 + 2I2 = 3I2 = 0,54

=> I2 = 0,18A; l1 = 2I2 = 0,36A.

b] Hiệu điện thế giữa 2 đầu các đèn Đ1 và Đ2 là bằng nhau vì Đ1 // Đ2.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Giải SBT Vật lý 7 bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp tổng hợp các lời giải hay và chính xác, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong sách bài tập Lý 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích môn Vật lý lớp 7 dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 27

  • Bài 27.1 trang 68 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.2 trang 68 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.3 trang 68 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.4 trang 68 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.5 trang 69 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.6 trang 69 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.7 trang 69 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.8 trang 69 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.9 trang 70 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.10 trang 70 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.11 trang 70 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.12 trang 71 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.13 trang 71 SBT Vật lí 7
  • Bài 27.14 trang 71 SBT Vật lí 7

Bài 27.1 trang 68 SBT Vật lí 7

Các nguồn điện, các công tắc, các bóng đèn, các ampe kế và các dây dẫn là như nhau trong các mạch điện có sơ đồ dưới đây [hình 27.1]. Hãy so sánh số chỉ của ampe kế trong các sơ đồ này.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Số chỉ của ampe kế là như nhau vì trong mỗi hình ampe kế đều được mắc nối tiếp với nguồn điện và với hai bóng đèn.

Bài 27.2 trang 68 SBT Vật lí 7

Hai bóng đèn ở sơ đồ nào trong hình 27.2, không mắc nối tiếp với nhau?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vì trong hình A, C, D các bóng đèn đều được mắc nối tiếp với nhau, chỉ có hình B các bóng đèn mắc song song với nhau.

Chọn B

Bài 27.3 trang 68 SBT Vật lí 7

Trong mạch điện có sơ đồ như hình 27.3, amppe kế A1 có số chỉ 0, 35A. Hãy cho biết:

a] Số chỉ của ampe kế A2.

b] Cường độ dòng điện qua các đèn Đ1 và Đ2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a. Vì đèn Đ1 mắc nối tiếp với đèn Đ2 nên cường độ dòng điện qua Đ1 bằng cường độ dòng điện qua Đ2.

Do đó số chỉ của ampe kế A2 bằng số chỉ của ampe kế A1 là 0,35A.

b. Vì số chỉ của ampe kế là giá trị cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 nên cường độ dòng điện qua Đ1 và Đ2 là 0,35A.

Bài 27.4 trang 68 SBT Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 27.4

a] Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13.

b] Biết U13 = 11,2V; U12 = 5,8V. Hãy tính U23.

c] Biết U23 = 11,5V; U13 = 23,2V. Hãy tính U12.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a. Vì đây là đoạn mạch nối tiếp nên ta có: U13 = U12 + U23 = 2,4 + 2,5 = 4,9V

b. Đoạn mạch trên là đoạn mạch nối tiếp nên ta có:

Hiệu điện thế U13 = U12 + U23 ⇔ U23 = U13 - U12 = 11,2 - 5,8 = 5,4V

c. Đoạn mạch trên là đoạn mạch nối tiếp nên ta có:

Hiệu điện thế U13 = U12 + U23 ⇔ U12 = U13 - U23 = 23,2 - 11,5 = 11,7V

Bài 27.5 trang 69 SBT Vật lí 7

Hai bóng đèn trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây [hình 27.5] không mắc nối tiếp với nhau?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vì trong hình A, C, D các bóng đèn và nguồn được mắc nối tiếp với nhau, còn trong hình B các bóng đèn được mắc song song với nhau.

Đáp án B

Bài 27.6 trang 69 SBT Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình 27.6. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng đối với hai bóng đèn được mắc trong mạch điện này?

A. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 lớn hơn so với dòng điện chạy qua đèn Đ2 vì đèn Đ1 được mắc ở gần cực dương của nguồn điện hơn và do đó dòng điện chạy tới đèn này trước.

B. Cường độ dòng điện chạy qua hai đèn có thể khác nhau tùy theo loại dây nối tới mỗi cực của nguồn điện là như nhau hay khác nhau

C. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2 lớn hơn so với dòng điện chạy qua đèn Đ1 vì đèn Đ2 được mắc ở gần cực âm và do đó có nhiều êlectron chạy tới hơn.

D. Cường độ dòng điện chạy qua hai hai đèn là như nhau.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: D

Vì hai bóng đèn trong mạch được mắc nối tiếp với nhau nên cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm trong mạch.

Bài 27.7 trang 69 SBT Vật lí 7

Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có mối quan hệ nào dưới đây?

A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

Bài 27.8 trang 69 SBT Vật lí 7

Trong mạch điện có sơ đồ như trên hình 27.7, các ampe kế có số chỉ được ghi tương ứng trên hình vẽ là l1, I2, I3. Giữa các số chỉ này có mối quan hệ nào dưới đây?

A. I1 > I2 > I3

B. I1 < I2 < I3

C. l1 = I2 = I3

D. l1 = I2 # I3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vì trong hình các ampe kế và bóng đèn được mắc nối tiếp với nhau nên cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm I1 = I2 = I3.

Bài 27.9 trang 70 SBT Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ như trên hình 27.8. Cường độ dòng điện chạy qua ba bóng đèn có mối quan hệ nào dưới đây?

A. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1, lớn hơn so với dòng điện chạy qua đèn Đ3

B. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 bằng tổng cường độ dòng điện qua đèn Đ2 và Đ3.

C. Cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2 bằng trung bình cộng của cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và Đ3.

D. Cường độ dòng điện qua ba đèn bằng nhau.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án: D

Vì các đèn ở trong hình được mắc nối tiếp với nhau nên cường độ dòng điện chạy qua ba đèn bằng nhau.

Bài 27.10 trang 70 SBT Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 27.9, trong đó ampe kế có số chỉ 0, 35A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U12 = 3,2V và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là U23 = 2,8V. Hãy:

a] Tính cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 và và đi qua đèn Đ2

b] Tính hiệu điện thế U13 giữa hai đầu ngoài cùng của hai đèn Đ1 và Đ2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a] Cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 và đi qua đèn Đ2 là bằng nhau và bằng: I1 = I2 = I = 0,35A

b] Hiệu điện thế U13 giữa 2 đầu ngoài cùng của 2 đèn Đ1 và Đ2:

U13 = U12 + U23 = 3,2 + 2,8 = 6,0V

Bài 27.11 trang 70 SBT Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình 27.10. Khi công tắc K đóng, ampe kế có số chỉ là I = 0,25A; vôn kế V có số chỉ là U = 5,8V; vôn kế V1 có số chỉ U1 = 2,8V.

a] Tính cường độ dòng điện l1, I2 tương ứng chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2.

b] Tính hiệu điện thế U2 giữa hai bóng đèn Đ1 và Đ2

c] Độ sáng nào của các đèn sẽ thay đổi như thế nào nếu thay nguồn điện đã cho bằng một nguồn điện khác sao cho số chỉ của vôn kế V là 6V? Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a. Vì đèn Đ1 mắc nối tiếp với đèn Đ2 nên cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2.

I1 = I2 = I = 0,25A.

b. Vì đèn Đ1 mắc nối tiếp với đèn Đ2 nên hiệu điện thế toàn mạch là:

U = U1 + U2.

Suy ra hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2:

U2 = U - U1 = 5,8 - 2,8 = 3V.

c. Độ sáng của các bóng đèn sẽ tăng lên nếu thay nguồn điện đã cho bằng một nguồn điện khác sao cho số chỉ của vôn kế V là 6V.

Bài 27.12 trang 71 SBT Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình 27.11 trong đó vôn kế V có số chỉ 6,2V; vôn kế V1 có số chỉ 3,2V. Hãy tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn Đ1 và Đ2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Hiệu điện thế giữa đầu mỗi bóng đèn U1 = UV1 = 3,2V

Bài 27.13 trang 71 SBT Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ đồ như trên hình 27.11, trong đó vôn kế V có số chỉ 5,8V; vôn kế V1 có số chỉ 3,0V. Hãy tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn Đ1 và Đ2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn:

U1 = Uv1 = 3V

Vì đoạn mạch có đèn Đ1 mắc nối tiếp với đèn Đ2 nên có hiệu điện thế: U = U1 + U2

U2 = U - U1 = 5,8 - 3 = 2,8V

Bài 27.14 trang 71 SBT Vật lí 7

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 27.13, trong đó nguồn điện có hiệu điện thế là 3V.

a] Khi công tắc K mở, các vôn kế V và Vi có số chỉ Um và U1m tương ứng là bao nhiêu?

b] Khi công tắc K đóng, vôn kế V chỉ Uđ = 2,5V, vôn kế U1 chỉ U1d = 1,5V. Tính số chỉ U2đ của vôn kế V2 khi đó.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a] Khi K mở vôn kế V chỉ Um = 3V;

Vôn kế V1 chỉ: U1m = 0

b] Khi K đóng: số chỉ vôn kế V2: U2d = Uđ - U1d = 2,5 - 1,5 = 1V.

.............................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SBT Vật lý 7 bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh nắm vững hơn kiến thức được học trong mỗi bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Ngoài Giải SBT Vật lý 7 bài 27, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 28: Thực hành: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song

Đề thi học kỳ 2 và giữa kì 2 lớp 7 môn Vật lý

  • Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Vật lý có đáp án năm 2021
  • Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm học 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 2 Vật lý 7 có đáp án năm học 2020 - 2021
  • Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Vật lý trường THCS Hồng Đà, Phú Thọ năm 2020 - 2021
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Vật lý có đáp án năm học 2020 - 2021
  • Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lý 7 năm 2021 có đáp án
  • Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm học 2020 - 2021
  • Đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lý 7 trường THCS Sơn Định, Phú Yên năm 2020 - 2021
  • Đề thi giữa học kì 2 Vật lý 7 năm 2021 có đáp án trường THCS Sơn Định, Phú Yên
  • Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lý 7 trường THCS Văn Yên, Yên Bái năm 2020 - 2021
  • Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Vật lý 7 năm học 2020 - 2021

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề