Bài tập vận dụng các thao tác lập luận

Hướng dẫn

I. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Bài tập 1

Nhắc lại các thao tác lập luận đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.

Các thao tác lập luận đã học là chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.

Đặc trưng cơ bản của từng thao tác:

– Chứng minh là dùng dẫn chứng để làm cho người ta tin.

– Giải thích là dùng lí lẽ để làm cho người ta biết.

– Phăn tích là tách nhỏ thành nhiều bộ phận, chi tiết để làm cho người ta hiểu biết một cách cặn kẽ thấu đáo.

– So sánli làm cho người ta nhận rõ giá trị của sự vật, hiện tượng, tư tưởng bằng cách đốì chiếu với một sự vật, hiện tượng, tư tưởng khác.

– Bác bỏ là nhằm phủ nhận.

– Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người viết, người nói.

Bài tập 2

Trong đoạn trích trên đây, tác giả đã vận dụng thao tác chứng minh là chủ yếu. Bằng thực tế lịch sử hơn 80 năm đô hộ nước ta tác giả chứng minh bọn thực dân Pháp đã phản bội chà đạp lên những thành tựu về tư tưởng và văn minh nhân loại: độc lập, tự do, bình đẳng như thế nào.

Bài tập 3

Học sinh tự viết một bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến về một vâ’n đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa – tinh thần của con người với yêu cầu phải vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau.

>> Xem thêm:  Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Trước khi viết đọc kĩ gợi ý của sách giáo khoa.

II. LUYỆN TẬP Ở NHÀ

Bài tập 1

Học sinh sưu tầm những bài [đoạn] văn hay; trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khả năng [xem các bài Đọc thêm].

Bài tập 2

Học sinh tự viết một văn bản nghị luận ngắn, có vận dụng ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau để trình bày quan điểm ý kiến của mình về các đề tài đã nêu.

Chủ đề: con ngườihọc sinhquan điểmvăn minhvăn nghị luận

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận - Ngữ văn 11. Câu 2. Giả sử anh [chị] phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có

Câu 1

Câu 1 [trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Đọc đoạn văn trích [trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2] trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a] Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b] Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c] Có thể quan niệm một bài [đoạn] văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài [đoạn] văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

Lời giải chi tiết:

a] Đoạn văn trích nói về sự ảnh hưởng Pháp đối với các nhà thơ mới. Quan điểm của tác giả đối với vấn đề đó là: thừa nhận có sự ảnh hưởng ở những mức độ nhất định "tính chất Pháp" đối với các nhà thơ mới Việt Nam, nhất là ở Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Song tác giả cũng đồng thời khẳng định sự ảnh hưởng đó không làm mất đi bản sắc Việt Nam của các nhà thơ.

b] Thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn trích là thao tác phân tích. Ngoài thao tác phân tích, chúng ta cũng có thể nhận ra đoạn trích còn sử dụng cả thao tác so sánh, bác bỏ và cả một chút của thao tác bình luận nữa.

c] Không thể nói rằng một bài [đoạn] văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn. Điều đó có thể làm cho mục đích của bài viết không được thực hiện, làm cho bài viết bị loãng mất trọng tâm mà người viết cần phải nhấn mạnh.

- Trong thực tế giao tiếp, nói năng, rất hiếm những trường hợp người nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy, cần phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như là một cách thức để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, hướng tới đời sống.

- Song cũng cần thấy rằng, sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng nhau, càng không được hiểu rằng trong mọi trường hợp thao tác này phải có vai trò lớn hơn thao tác kia hay ngược lại.

- Có thể thấy trong tuyệt đại đa số các trường hợp, chỉ có một trong số các thao tác được sử dụng giữ vai trò chủ đạo. Bởi một văn bản [hoặc một đoạn văn bản] nghị luận luôn được phát biểu ra chỉ để nhằm một mục đích chủ yếu hoặc để phân tích là chính hoặc để so sánh là chính,..

- Như thế, người viết [người nói] chừng nào còn chưa nắm được mục đích nghị luận, chưa thực sự xuất phát từ mục đích nghị luận, thì chừng đó, việc kết hợp các thao tác lập luận còn chưa tránh khỏi trở nên giả tạo, khiên cưỡng; và do đó, chưa thể đem lại kết quả như mong muốn. Với người đọc [người nghe] cũng vậy. Chỉ khi đã hiểu được mục đích nghị luận, xuất phát từ mục đích nghị luận, họ mới có thể nhận ra chính xác thao tác lập luận nào là chủ yếu, thao tác lập luận nào là bổ trợ, và việc kết hợp những thao tác đó có xác đáng, có nhuần nhuyễn hay không.

Câu 2

Câu 2 [trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Giả sử anh [chị] phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có, anh [chị] có thể tiến hành luyện tập theo các bước sau:

Lời giải chi tiết:

Tiến hành các bước sau đây để viết một bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có:

a] Bước 1 :

- Xác định chủ đề của bài văn: Chọn vấn đề sẽ bàn [phẩm chất đó theo bạn là gì? sự nhạy bén, sự vững vàng về tri thức, chuyên môn,...].

- Xây dựng cho bài làm một dàn ý phù hợp để làm rõ chủ đề:

+ Những yêu cầu của thời đại hôm nay đối với người thanh niên.

+ Để đáp ứng yêu cầu đó của thời đại, người thanh niên cần có phẩm chất gì?

+ Người thanh niên cần làm gì để có được phẩm chất ấy, cũng như duy trì và phát triển nó?

b] Bước 2: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng [tham khảo những gợi ý dưới đây của SGK]

- Chọn luận điểm nào để trình bày?

- Luận điểm đó nằm ở vị trí nào trong bài văn?

- Viết câu chủ đề.

- Tổ chức các luận cứ theo hình thức lập luận nào để có thể làm nổi bật nhất luận điểm vừa được nêu ra? [phân tích, bác bỏ, so sánh hay bình luận].

- Nên sử dụng kèm theo thao tác lập luận nào ngoài thao tác chính? Vì sao?

- Suy nghĩ về cách kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác bổ trợ sao cho hiệu quả lập luận đạt được tối ưu.

c] Bước 3 [tham khảo những gợi ý dưới đây của SGK]

- Diễn đạt các ý đã tìm được thành một [hoặc một số] đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Đọc phần văn bản đã viết trước nhóm [hay trước lớp], sửa chữa lại theo góp ý của mọi người nhằm nâng cao chất lượng của đoạn văn.

Câu 3

Câu 3 [trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 2]

Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:

a] Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh [chị] đã xây dựng trên lớp.

b] Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh [chị] về một hiện tượng [vấn đề] đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội.

c] Sưu tầm những đoạn [bài] văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Tiến hành các bước như trên để viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất là hai kiểu lập luận khác nhau, nhằm thuyết phục độc giả nghe theo quan điểm của mình về một trong những hiện tượng [vấn đề] đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong đời sống hiện nay [SGK tr. 114].

- Một bài thơ [bài hát, bộ phim,...] đang gây nhiều tranh cãi;

- Vấn đề tiếp thụ những tinh hoa của văn hoá nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;

- Nên hay không nên bàn về những hạn chế, điểm yếu của dân tộc mình [Tham khảo bài viết: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của Vũ Khoan trong SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục].

Loigiaihay.com

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

* Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh.

- Phân tích:               

+ Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại.

+ Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”.

- Thao tác so sánh:

+ “mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình”

+ “sông to, bể rộng”>< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn”

+ “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ”

=> So so sánh tương phản.

+ “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn”

=> So sánh tương đồng.

Thao tác lập luận chính được sử dụng là phân tích, thao tác so sánh giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

* Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác:

+ Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn.

+ Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn.

=> Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 [trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

Những nội dung cần có:

- Chủ đề bài văn cần viết.

- Lập dàn ý: với hệ thống những ý chính để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng

- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và cách sắp xếp chúng trong bài văn

- Cần sử dụng các thao tác lập luận trong việc diễn giải các luận cứ. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo.

- Xác định những câu chuyển ý, từ nối cho phù hợp giữa các ý trong bài văn.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 [trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

- Giải thích khái niệm “hiếu học” 

- Phân tích, chứng minh, bình luận:

+ Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh [phân tích]

+ Biểu hiện của học sinh hiếu học [phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập].

+ Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? [so sánh kết hợp phân tích].

+ Lấy ví dụ những tấm gương hiếu học tiêu biểu

+ Liên hệ bản thân

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề