Ban ngày hay buồn ngủ là bệnh gì

Ăn kiêng, lười vận động, mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, tuyến giáp… khiến bạn luôn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.

Một số người buồn ngủ liên tục, dù ngon giấc mỗi đêm, có thể do lối sống, mắc bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Do lối sống

Ăn kiêng: Cơ thể cần năng lượng từ thức ăn. Người ăn kiêng quá mức, không cân bằng hoặc bỏ bữa khiến thiếu hụt dinh dưỡng, mệt mỏi, buồn ngủ trong ngày.

Chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất, như sắt, vitamin D và B12, có thể gây buồn ngủ quá mức. Thay đổi đường huyết hạn chế khả năng vận chuyển năng lượng đến các tế bào, giảm mức năng lượng. Các yếu tố khác như uống rượu quá mức, tiêu thụ nhiều caffeine. Thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung dinh dưỡng giúp giảm buồn ngủ.

Mất nước: Khoảng 50-60% trọng lượng cơ thể là nước. Đổ mồ hôi, đi tiểu, nóng bức, ốm yếu khiến mất nước. Người không uống đủ nước thường thiếu năng lượng. Người trưởng thành nên uống hai lít nước mỗi ngày, liều lượng của trẻ nhỏ tùy theo độ tuổi.

Thói quen ngủ kém: Mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày vì trằn trọc vào ban đêm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ như môi trường nóng, ồn ào; ngủ trưa muộn; tập thể dục gần giờ lên giường. Tập thói quen ngủ đều đặn, căn phòng thoải mái giúp hạn chế ngủ ngày.

Lười vận động: Sử dụng thiết bị điện tử trước giờ lên giường khiến bạn trằn trọc vào ban đêm. Lười vận động làm tăng tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa. Mọi người nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục quá mức: Tập thể dục quá nhiều, gắng sức khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng để phục hồi, không có động lực vào ban ngày. Tập thể dục điều độ, cho bản thân nghỉ ngơi để hồi phục.

Căng thẳng: Căng thẳng tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mức năng lượng. Giảm mức độ căng thẳng hoặc kiểm soát stress tốt hơn có thể cải thiện tình trạng này.

Do bệnh lý

Ngoài lối sống, một số bệnh lý cũng khiến người bệnh mệt mỏi, muốn ngủ nhiều hơn. Song, sau khi thức dậy, tình trạng này vẫn có thể tái diễn.

Thiếu máu: Cơ thể có ít tế bào hồng cầu hơn cản trở tế bào máu cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể, gây buồn ngủ, nhức đầu, giảm khả năng tập trung, tê chân tay...

Bệnh tự miễn: Bệnh do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các cơ quan, dẫn đến tổn thương mô, viêm mạn tính, rối loạn giấc ngủ. Một số bệnh tự miễn thường gặp như viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm ruột...

Buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể do bệnh lý. Ảnh: Freepik

Ung thư: Người bệnh ung thư thường bị rối loạn giấc ngủ cả ngày lẫn đêm. Điều này do khối u phát triển làm rối loạn điện giải, thay đổi nồng độ hormone, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào. Tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư cũng khiến bệnh nhân mất ngủ.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh gây thở khò khè, khó thở và dư thừa chất nhầy trong đường thở. Khó thở khiến người bệnh trằn trọc ban đêm, muốn ngủ ngày.

Bệnh tiểu đường: Cảm giác thiếu năng lượng rất phổ biến ở người tiểu đường. Nguyên nhân do mức đường huyết thấp, mất cân bằng hormone, tác dụng phụ của điều trị, ăn kiêng và lối sống kém lành mạnh.

Bệnh tuyến giáp: Mất cân bằng hormone tuyến giáp làm tăng cảm giác thèm ngủ ngày. Bệnh tuyến giáp thường điều trị bằng phẫu thuật, phương pháp hormone, iốt. Khi điều trị khỏi, người bệnh cũng ăn, ngủ ngon hơn.

Bệnh tim: Suy tim hoặc bệnh động mạch vành hạn chế lượng máu giàu oxy đến cơ bắp, tim và não. Do đó, các cơ quan có ít oxy hơn, làm hao mòn năng lượng, buồn ngủ, hụt hơi, nhịp tim không đều...

Đau cơ xơ hóa: Đây là tình trạng đau mạn tính do rối loạn chức năng trong hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh làm tăng độ nhạy cảm, viêm nhiễm, rối loạn giấc ngủ.

Bệnh truyền nhiễm: Các bệnh như cúm, Covid-19... khiến cơ thể suy nhược. Một số trường hợp mệt mỏi kéo dài, ngủ không yên khi khỏi bệnh, ví dụ hội chứng hậu Covid-19.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Hội chứng này gây mệt mỏi cực độ, không cải thiện dù nghỉ ngơi nhiều hơn. Bệnh thường có triệu chứng giống cúm, rối loạn chức năng nhận thức kiểu "sương mù não". Nguyên nhân do nhiễm trùng, căng thẳng mạn tính, viêm nhiễm.

Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh thường thiếu ngủ, bốc hỏa... do thay đổi nội tiết tố, lão hóa và căng thẳng. Liệu pháp thay thế hormone, thuốc, tập thể dục có thể kiểm soát các triệu chứng.

Trầm cảm: Cảm giác buồn bã và mất hứng thú với các hoạt động, gây ra các triệu chứng thể chất như mất hứng thú, buồn ngủ. Điều trị bằng thuốc, tâm lý giảm trầm cảm.

Rối loạn giấc ngủ: Chứng ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ, rối loạn nhịp sinh học, hội chứng chân không yên... khiến người bệnh muốn chợp mắt vào ban ngày.

Buồn ngủ ngày quá mức hay chứng ngủ nhiều [ nghiện ngủ] khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng hay phải tỉnh táo vào ban ngày. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ ngay khi đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Người bệnh có thể rơi vào giấc ngủ vào bất kỳ thời điểm nào: đang ngồi học, đang họp, đang lái xe và có khi ngay tại bàn ăn. Điều phiền phức hơn là người bệnh cảm thấy thiếu tỉnh táo, kém minh mẫn, khó tập trung, giảm trí nhớ và đôi khi gây trầm cảm..

Phân loại

  1. Ngủ nhiều nguyên phát vô căn: thường gặp ở độ tuổi 15-25. Trẻ có thể ngủ nhiều, khó đánh thức dậy vào buổi sáng, rất dễ ngủ vào ban ngày. Trẻ có thể nghịch ngợm hiếu động, không tập trung khi đi học, học hành kém hơn trẻ khác.
  2. Ngủ nhiều thứ phát :
    1. Chấn thương não, tai biến mạch máu não, u não…:
    2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Bệnh nhân có nhiều cơn ngưng thở ngắn , lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ do đường thở giảm trương lực và bị xẹp khi ngủ. Bệnh nhân thường ngáy to khi ngủ, tiểu đêm nhiều lần, buồn ngủ ngày, giảm trí nhớ, giảm tập trung và có thể thay đổi tínhkhí.
    3. Chứng ngủ lịm: Thường gặp ở trẻ em. Trẻ có thể có cơn ngủ lịm, té ngã do ngủ khi hưng phấn, cười giỡn, buồn ngủ ban ngày, ngủ nhiều.
    4. Hội chứng chân không yên: Bệnh nhân có những cử động chân theo chu kỳ vào ban đêm, thường là những rung giật cơ hay co cơ theo chu kỳ vào ban đêm gây ra những vi thức giấc khiến giấc ngủ bị gián đoạn khó đi vào giấc ngủ sâu. Bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu khi ngồi yên, đặt biệt là buổi tối trước khi đi ngủ, khiến phải cử động chân , hay đi lại đôi khi gây ra mất ngủ.

Phân biệt:

  • Thiếu ngủ
  • Dùng thuốc : chống trầm cảm, kháng dị ứng…
  • Mất ngủ
  • Chứng mệt mỏi mạn tính

Làm thế nào để chẩn đoán chứng “nghiện ngủ”?

Khi nghi ngờ mình có chứng nghiện ngủ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm. Một nhật ký giấc ngủ sẽ được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện 7-14 ngày.

Đa ký giấc ngủ thực hiện trong đêm để đánh giá cấu trúc giấc ngủ, chất lượng và thời gian ngủ. Đa ký giấc ngủ bao gồm các điện cực não, điện cực hô hấp và điện cơ được gắn lên người bệnh nhân bằng keo dính, có thể gỡ bỏ dễ dàng bằng nước. Các tín hiệu được ghi nhận và lưu lại bằng máy vi tính để có thể phân tích toàn bộ đêm ngủ của bệnh nhân.

Nghiệm pháp đánh giá thời gian tiềm thời giấc ngủ sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu thực hiện. Tương tự như đa ký giấc ngủ, các điện cực não sẽ được gắn vào bệnh nhân bằng keo dính, tuy nhiên nghiệm pháp này được thực hiện vào ban ngày, bao gồm 5 lần đo, mỗi lần 20 phút và cách nhau mỗi 2 giờ. Mỗi lần đo, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thư giãn, cố gắng ngủ, thời gian thực hiện 20 phút. Sau 5 lần đo, bác sĩ sẽ tính thời gian tiềm thới giấc ngủ [ tức thời gian từ lúc bắt đầu đo đến khi bệnh nhân ngủ] trung bình. Nếu thời gian này thấp hơn 6 phút, bệnh nhân có buồn ngủ ngày quá mức nặng; từ 6-10 phút là buồn ngủ ngày trung bình và nếu thời gian này trên 10 phút là bình thường.

Chủ Đề