Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là gì

Giải đáp về bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì sẽ giúp người bệnh, người nhà hiểu rõ hơn về bệnh này cũng như biết cách chăm sóc để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Bệnh tiểu đường gồm 2 thể chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Theo đó, trong thống kê, đa số người bệnh tiểu đường ở Việt Nam mắc đái tháo đường tuýp 2, chiếm tỷ lệ đến 95%.

Vậy tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của đái tháo đường tuýp 2? Cách chăm sóc cho người bệnh ra sao? Dưới đây là một số chia sẻ của BookingCare với người bệnh đang phải đối mặt với căn bệnh này.

Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Như Quỳnh.

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mà có sự đề kháng insulin, hay dễ hiểu hơn cơ thể đủ insulin nhưng không thể sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trưởng thành, phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi [trên 40 tuổi trở lên].

Giải thích rõ hơn, hormone insulin giúp di chuyển glucose từ máu [đường máu] đến các tế bào trong cơ thể, nơi nó được sử dụng để tạo năng lượng. Nhưng với người bệnh tiểu đường loại 2, các tế bào của cơ thể không thể phản ứng với insulin tốt như bình thường. Trong các giai đoạn sau của bệnh, cơ thể cũng có thể không sản xuất đủ insulin.

Nếu cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu.

Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tụy bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến không sản xuất được insulin, lượng đường trong máu cao. Người bệnh do vậy phải điều trị bằng insulin suốt đời.

Lượng đường trong máu cao khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 - Ảnh: everydayhealth.com

Triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát từ từ. Giai đoạn đầu bệnh của khó phát hiện, ít triệu chứng điển hình, dễ khiến người bệnh bỏ qua, không phát hiện bệnh sớm.

Khi sang giai đoạn đường máu tăng cao, có thể xuất hiện một số triệu chứng bao gồm:

  • Thường xuyên khát nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Tăng cơn đói, ăn nhiều
  • Sút cân
  • Thị lực kém, mắt mờ
  • Mệt mỏi
  • Đau, ngứa ran hoặc tê ở bàn chân, bàn tay
  • Các triệu chứng khác: nhiễm trùng thường xuyên, vết thương lành rất chậm và xuất hiện các viền da màu tối,...

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Như BookingCare chia sẻ ở trên, cơ thể sử dụng insulin rất kém [kháng insulin], dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Nguyên nhân của tình trạng kháng insulin có thể kể đến:

  • Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: chế độ ăn uống tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng, ít vận động thể chất
  • Tuổi tác cao trên 40 tuổi
  • Huyết áp cao
  • Stress, căng thẳng
  • Người bị chứng béo phì, thừa cân, lối sống thiếu hoạt động có nguy cơ cao mắc đái tháo đường tuýp 2
  • Người từng bị đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ cao
  • Người có rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, hay tăng acid uric, đái tháo đường đều có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm HbA1C. Xét nghiệm máu này cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong hai đến ba tháng qua. Nếu kết quả

  • Dưới 5,7% là bình thường.
  • 5,7% đến 6,4% được chẩn đoán là tiền tiểu đường.
  • 6,5% hoặc cao hơn trong hai xét nghiệm riêng biệt cho thấy bệnh tiểu đường.

Nếu không có hoặc không thể thực hiện xét nghiệm HbA1C, bạn đọc có thể thực hiện các xét nghiệm thay thế sau:

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm này ít được sử dụng và thường chỉ dùng cho phụ nữ mang thai.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát khi người bệnh có thay đổi nhất định trong lối sống hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng với những thông tin BookingCare chia sẻ sẽ hữu ích cho người bệnh, người nhà khi điều trị bệnh này.

Tiểu đường tuýp 2 là một dạng bệnh tiểu đường phổ biến ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Vậy, bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì và có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Mời bạn cùng HelloBacsi tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu chung

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 [hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn].

Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 [tiểu đường type 2 hay đái tháo đường tuýp 2], cơ thể của bạn tạo ra không đủ hoặc sử dụng insulin không hiệu quả.

Insulin là một hormone giúp cho glucose [đường] có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu…

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
  • Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Vết thương lâu lành
  • Đau và tê ở chân hoặc tay
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Các vùng da trên cơ thể bị sạm đen, thường là ở nách và cổ [dấu gai đen].

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân tiểu đường type 2 là do các tế bào mỡ, gan và cơ không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là đề kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Ngoài ra, việc tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin hiệu quả
  • Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 [đái tháo đường tuýp 1], tiền sử gia đình và gene cũng đóng vai trò gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Những ai thường mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

  • Cân nặng: Cơ thể bạn càng có nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin
  • Lười vận động: Bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng, sử dụng glucose như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin.
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Chủng tộc: Mặc dù vẫn không rõ ràng lý do tại sao, nhưng một số dân tộc – trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á – có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi, đặc biệt là sau 45 tuổi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi
  • Tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi đang thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, rậm lông và béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 [mm/Hg] có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Cholesterol và triglyceride bất thường: Nếu bạn có ít HDL-cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Triglyceride là một loại chất béo có trong máu. Người có nhiều triglyceride có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu của bạn là bao nhiêu.

Biến chứng

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận.

  • Bệnh tim và mạch máu. Bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và hẹp mạch máu, một tình trạng gọi là xơ vữa động mạch.
  • Tổn thương thần kinh ở các chi. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm hỏng hoặc phá hủy các dây thần kinh. Điều đó có thể dẫn đến ngứa ran, tê, nóng rát, đau hoặc cuối cùng là mất cảm giác thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên.
  • Tổn thương thần kinh khác. Tổn thương các dây thần kinh của tim có thể góp phần gây ra nhịp tim không đều. Tổn thương thần kinh trong hệ thống tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Tổn thương thần kinh cũng có thể gây rối loạn cương dương.
  • Bệnh thận. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục. Điều đó có thể yêu cầu lọc máu hoặc ghép thận.
  • Tổn thương mắt. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, đồng thời có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc, có khả năng dẫn đến mù lòa.
  • Nhiễm trùng da. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Hoại tử. Nếu không được điều trị, vết cắt và vết phồng rộp có thể trở thành nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể khó lành. Tổn thương nghiêm trọng có thể gây hoại tử và phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc chân.
  • Khiếm thính. Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Béo phì có thể là yếu tố góp phần chính cho cả hai điều kiện.
  • Mất trí nhớ. Bệnh tiểu đường loại 2 dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các rối loạn khác gây ra chứng mất trí nhớ. Kiểm soát kém lượng đường trong máu có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ và các kỹ năng tư duy khác nhanh hơn.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2?

Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thông qua các xét nghiệm máu sau:

  • Đo đường huyết lúc đói
  • Xét nghiệm dung nạp glucose
  • Xét nghiệm hemoglobin A1C
  • Xét nghiệm đường huyết bất kì.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ mỗi 1-3 tháng một lần, để bác sĩ có thể:

  • Kiểm tra huyết áp
  • Kiểm tra bàn chân
  • Kiểm tra mắt
  • Xét nghiệm hemoglobin A1C [3-6 tháng 1 lần để biết bệnh tiểu đường của bạn đã được kiểm soát hay chưa].

Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm:

  • Xét nghiệm nồng độ cholesterol và triglyceride mỗi 6 tháng – 1 năm
  • Đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để đề phòng biến chứng răng miệng
  • Thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo rằng thận của bạn vẫn đang hoạt động tốt [như xét nghiệm microalbumin niệu và tỷ số albumin/creatinin niệu].

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2?

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Nhiều bệnh nhân có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép bạn có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Song, nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo xấu. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức ổn định, đồng thời giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.

Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn uống và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Tiêm insulin dưới da
  • Biguanides như metformin
  • Sulfonylureas như glimepiride, gliclazide
  • Thiazolidinediones như rosiglitazone, pioglitazone
  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase như acarbose hoặc miglitol
  • Thuốc ức chế ức chế DPP-4 như linagliptin, vildagliptin
  • Meglitinides như nateglinide, repaglinide Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển glucose sodium [SGLT] 2 như dapagliflozin, canagliflozin, empaglifozin…

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Biểu hiện như: tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, sụp mi, lác trong, liệt mặt… Tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa...

Bệnh đái tháo đường type 2 sống được bao lâu?

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? So với tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường. Con số tuổi thọ sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với tiểu đường.

Tiểu đường type 2 không nên ăn gì?

- Không nên ăn: Thức ăn nhanh, các loại thịt [bò, bê, cừu, heo], sản phẩm từ sữa nguyên béo, dầu dừa, dầu cọ, bánh snack, món ngọt [donut, bánh kem, bánh quy và muffin],... Những gợi ý trên hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai đã và đang bị tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng.

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là gì?

Phân loại đái tháo đường gồm: Đái tháo đường type 1 [do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối]. Đái tháo đường type 2 [do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin].

Chủ Đề