Bánh sắn nhân thịt bao nhiêu calo

Sắn là món ăn lâu đời của người Việt. Vị ngọt, béo, thơm của sắn gắn liền với đời sống hàng ngày của biết bao thế hệ. Sắn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, mang những hương vị đặc trưng riêng. Nổi tiếng trong số đó phải kể đến bánh sắn Phú Thọ. Chỉ với nguyên liệu quen thuộc kết hợp cùng cách chế biến khéo léo đã tạo nên một món đặc sản Phú Thọ ngon nức tiếng.

Bánh sắn là món đặc sản đặc trưng của đất “Tổ”

Mục lục nội dung

Nguồn gốc của bánh sắn Phú Thọ

Cách đây mấy chục năm, món bánh sắn nhân đũa khá phổ biến. Ngày đó, vì điều kiện khó khăn, bánh sắn không có nhân, nguyên liệu làm bánh chỉ là bằng bột sắn. Để giúp cho bánh chín nhanh, người dân thường dùng một chiếc đũa chọc một lỗ ở giữa bánh. Cái tên bánh sắn nhân đũa ra đời từ đó.

Ngày nay, để phù hợp với khẩu vị của người ăn, bánh sắn không nhân đã được thêm nhân đậu xanh, nhân thịt. Vị sắn hòa quyện với nhân bánh tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt.

Bánh sắn Phú Thọ có hai vị đặc trưng là bánh sắn mặn hoặc bánh sắn ngọt. Bánh sắn ngọt có nhân đỗ xanh dừa, nhân đậu đen, đậu đỏ, nhân chuối, nhân lạc vừng,… Nhân bánh mặn phong phú hơn khi được kết hợp giữa thịt, đậu xanh, mộc nhĩ,…

Bánh sắn Phú Thọ – Loại bánh gắn với bao kí ức tuổi thơ của bao người

Cách làm bánh sắn Phú Thọ

Để làm ra những chiếc bánh sắn Phú Thọ thơm ngon, khâu chuẩn bị nguyên liệu tới quy trình chế biến đều phải được thực hiện tỉ mỉ.

Nguyên liệu làm bánh

  • Bột sắn nếp: 1kg
  • Thịt ba chỉ: 200gm
  • Đỗ xanh : 100gm
  • Mộc nhĩ : 5 cái
  • Hành khô :2 củ
  • Lá chuối: 1 tàu

Những củ sắn được tuyển chọn phải là sắn nếp, củ trắng, to, khi luộc sắn sẽ bở tung, trắng xốp.

Cách làm giảm độc tố của sắn

Trước khi tiến hành làm bánh sắn, công đoạn chuẩn bị sắn giữ vai trò quyết định. Một chiếc bánh thơm ngon phải được làm từ những củ sắn chất lượng. Sắn thường có 2 lớp vỏ, lớp bên ngoài có vỏ nâu, mỏng rất dễ bong khi cạo. Dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ nâu, khi nhìn thấy lớp màu hồng nhẹ tức là sắn tươi.

Muốn giảm được độc tố từ sắn, hãy thực hiện các bước sau:

  • Hòa tan 1 nhúm muối trong 1 thau nước sạch.
  • Sắn sau khi cạo vỏ đem ngâm trong thau nước muối từ 3 – 4 tiếng.

Như vậy bạn hoàn toàn yên tâm làm món bánh sắn Phú Thọ vừa bổ dưỡng lại an toàn cho sức khỏe.

Cách làm bánh sắn Phú Thọ

Nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh sắn thơm ngon, hấp dẫn!

Bước 1: Cho bột sắn vào một chiếc thau sạch. Đổ nước ấm 70 độ C vào thau rồi nhào bột cho thật đều, thật mịn, rắc thêm một chút muối nhào cùng bột.

Chú ý phải nhào bột bột bằng nước ấm, nhào bằng nước lạnh sẽ hỏng bột. Khi đổ nước ấm nhào bột phải đổ từ từ, kết hợp tay đảo bột thật nhanh để bột hòa tan trong nước. Càng nhào bột kỹ, bánh càng dẻo và ngon.

Bước 2: Băm nhỏ thịt lớn cùng hành khô, mộc mĩ. Đem thịt vừa băm xào qua với dầu ăn, nêm nếm thêm gia vị.

Bước 3: Đỗ xanh sau khi ngâm nước nóng đem đãi sạch vỏ. Cho đỗ xanh vào nồi nấu, khi đỗ mềm dùng thìa miết cho thật nhỏ, thật mịn. Rắc thêm 1 thìa đường và nắm đỗ vụn thành từng nắm nhỏ.

Bước 4: Lá chuối sau khi được rửa sạch dùng khăn sạch lau khô. Xé lá chuối thành từng lá nhỏ để gói bánh.

Bước 5: Bột bánh vừa nhào đem chia thành từng cục vừa phải.

Bước 6: Cán mỏng bột sắn sau đó tiến hành nặn bánh. Với bánh ngọt cho nhân đỗ vào, còn bánh mặt thì cho nhân thịt đã xào qua vào. Dùng tay nặn thành những chiếc bánh nhỏ xinh, sau đó bọc lá chuối bên ngoài.

Bước 7: Đặt những chiếc bánh đã nặn xếp vào nồi. Xếp lần lượt từng chiếc bánh để tránh tình trạng bục trong quá trình hấp.

Bước 8: Hấp bánh trong khoảng 40 phút bánh sắn sẽ chín kèm theo mùi thơm ngậy. Bắt đầu vớt bánh ra khỏi nồi và thưởng thức.

Ngoài cách hấp, nhiều nơi còn nướng bánh sắn trên bếp than. Lớp vỏ ngoài của bánh có màu vàng giòn, mùi thơm hấp dẫn.

Trải qua tất cả các khâu, thành quả mà bạn nhận được là những chiếc bánh tròn vị như thế này đây!

Bánh sắn Phú Thọ ngon phải đảm bảo những yêu cầu

  • Bánh có độ dai và dẻo nhất định.
  • Ruột bánh ráo nước, không quá ẩm, khi ăn sẽ thấy vị ngọt kết hợp béo của sắn.

Khi bánh chín sẽ có màu xanh nhạt từ lá chuối, vỏ bánh màu trắng trong, nhân bùi, béo bên trong. Bánh sắn Phú Thọ ăn kèm với lạc vừng là ngon nhất, giúp tăng độ ngon và thanh của bánh. Nếu bạn không có thời gian làm bánh có thể đặt mua từ các cửa hàng làm bánh. Bánh sắn Phú Thọ có giá dao động từ 8.000 – 13.000đồng/cái. Bạn nên đặt bánh trước từ 1 – 2 ngày để được thưởng thức những chiếc bánh thơm ngon nhé!

  • Đặc sản đền Hùng Phú Thọ được du khách yêu thích
  • Thịt chua Phú Thọ – Đặc sản của người Mường Đất Tổ

Tuy không phải là món cao lương mỹ vị, nhưng bánh sắn Phú Thọ mang hương vị quê nhà khiến ai xa quê cũng thấy nhớ nhung. Hiện  nay, bánh sắn Phú Thọ đã được nhiều vùng miền khác chế biến theo cách khác nhau với màu sắc, mùi vị đặc biệt, hấp dẫn thực khách. Bạn nhất định phải thưởng thức bánh khi đến du lịch Phú Thọ một lần trong đời nhé!

Sắn nướng có bao nhiêu calo?

100g sắn có 112 calo - khá cao so với các loại rau củ khác. Ví dụ, 100g khoai lang chỉ cung cấp 76 calo, 100g củ cải chỉ cung cấp 44 calo. Nếu tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng calo cao thường xuyên thì có thể dẫn tới tăng cân và béo phì.

Bánh ít sắn bao nhiêu calo?

Tuy bánh ít có kích thước không lớn, không béo nhưng bánh lại có mức năng lượng khá cao [mỗi bánh cung cấp khoảng 150 - 250 calo] do bánh được chế biến từ bột nếp và có thêm năng lượng từ nhân bánh.

1 cái bánh ú nhân thịt bao nhiêu calo?

Một cái bánh ú tro đậu xanh sẽ chứa khoảng 500 – 1.400 calo tùy theo nhân bánh ú mà lượng calo trung bình có thể khác nhau. Bánh ú tro không nhân là ít calo nhất. Bánh ú có thịt heo, trứng muối, đậu xanh thì sẽ chứa hàm lượng calo rất cao. Trong đó, chén nước tro tàu chứa 200 calo, 100gr bột nếp chứa khoảng 370 calo.

Bánh đã sắn bao nhiêu calo?

Nguyên liệu làm bánh đa cũng đơn giản, chỉ gồm: bột gạo, nước, có thể thêm mè trắng hoặc mè đen và thậm chí cho thêm ít muối, đường và gừng tùy theo mỗi loại bánh đa. Nhìn chung, mỗi cái bánh đa nướng [không mè] khoảng 110 calo, trong khi mỗi cái bánh đa nướng [có mè] dao động từ 130 - 140 calo.

Chủ Đề