Bảo hiểm y tế cho học sinh cấp 1

Trong năm học 2021-2022, không có sự thay đổi về mức đóng bảo hiểm y tế [BHYT] của học sinh, sinh viên [HSSV]. Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

  • Xét chọn học sinh, sinh viên trường nghề tiêu biểu

  • Trường cao đẳng, trung cấp kiến nghị được dạy 7 môn văn hóa để học liên thông

  • Ngăn chặn tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến trẻ em

  • Các trường cao đẳng, trung cấp linh động tuyển sinh

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ở tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Chụp trước năm 2020

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên [BHYT HSSV] là chính sách an sinh xã hội nhân văn của Đảng và Nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận và được thực hiện theo nguyên tắc: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia.

Việc thực hiện chính sách BHYT HSSV không chỉ đảm bảo cho các em HSSV được chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu để yên tâm học tập, mà còn giúp giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình khi các em không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao, từ đó các em có cơ hội được khám chữa bệnh [KCB], được khỏe mạnh và quay trở lại cuộc sống bình thường.

Để phụ huynh và các em HSSV hiểu rõ hơn về chính sách BHYT HSSV trong năm học 2021-2022, BHXH Việt Nam thông tin cụ thể về mức đóng như sau: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở [tương đương với 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/học sinh/tháng và 1 năm là 804.600 đồng]. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, HSSV chỉ đóng 70% mức đóng nên số tiền thực tế mà mỗi HSSV sẽ đóng là 46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm.

Về phương thức và nơi đăng ký tham gia

Phụ huynh, HSSV có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi HSSV đang theo học. Cụ thể:

Về quyền lợi khi tham gia, HSSV được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH; Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường hoặc cơ sở y tế theo quy định; Được chi trả chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng; Được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu theo quy định vào tháng đầu mỗi quý…

Năm học 2020-2021, toàn quốc có hơn 18 triệu HSSV tham gia BHYT. Trong đó, có hơn 14,5 triệu HSSV tham gia tại nhà trường; 3,5 triệu em tham gia theo nhóm BHYT khác [như hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang...]. Trong năm 2020, cả nước có trên 6,8 triệu lượt HSSV đi KCB BHYT được quỹ BHYT chi trả 2.296,11 tỷ đồng.

XM/Báo Tin tức

Biểu dương 15 mô hình văn hóa ứng xử trong giáo dục nghề nghiệp

Sau 3 năm triển khai, Đề án “Xây dựng văn hoá ứng xử trong trường cao đẳng, trung cấp giai đoạn 2018-2025” đã lan tỏa hình ảnh nhà trường văn minh, văn hóa, thân thiện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và học sinh, sinh viên…

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Mức đóng,
  • phương thức,
  • tham gia BHYT học sinh,
  • sinh viên năm học 2021-2022,
  • lương cơ sở,
  • khám chữa bệnh,
  • học tập,

Trong năm học 2021-2022, không có sự thay đổi về mức đóng BHYT của HSSV. Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở [tương đương với 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/học sinh tháng và 1 năm là 804.600 đồng]. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, HSSV chỉ đóng 70% mức đóng nên số tiền thực tế mà mỗi HSSV sẽ đóng là 46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm.

Phụ huynh, học sinh, sinh viên có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học.

Cán bộ bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên. Ảnh minh họa/baotintuc.vn

Nhóm HSSV cũng được hưởng nhiều quyền lợi khi tham gia BHYT: Cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH; chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường hoặc cơ sở y tế theo quy định; chi trả chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng; lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo quy định vào tháng đầu mỗi quý; được cơ quan BHXH tư vấn, hỗ trợ, giải đáp về BHYT cũng như: Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Khi HSSV đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, trường hợp đúng tuyến và thực hiện đầy đủ thủ tục, học sinh sinh viên có thẻ BHYT mã quyền lợi là 4 thì được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh. Trường hợp không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT, vẫn sẽ được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỷ lệ quy định [100% khi khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến Trung ương]. Nếu không xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, hoặc đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT, nhóm học sinh sinh viên sẽ được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT theo phạm vi, mức hưởng và tỷ lệ quy định cụ thể theo từng trường hợp được quy định trong Luật BHYT. Riêng trường hợp cấp cứu, học sinh sinh viên được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào, và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

Nhiều lợi ích mới trong thực hiện BHYT học sinh sinh viên năm học 2021-2022

Thời gian qua, với trách nhiệm tổ chức, thực hiện chính sách BHYT, ngành BHXH Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lợi BHYT cho học sinh sinh viên; tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện cho học sinh sinh viên trong các thủ tục tham gia BHYT, sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh… Đặc biệt, từ tháng 6-2021, người tham gia BHYT [trong đó có các em học sinh sinh viên] có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID-BHXH số thay cho thẻ BHYT giấy, để đi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh. Qua đó giúp người tham gia BHYT tiết kiệm thời gian khi đi khám chữa bệnh, không còn lo thủ tục khám chữa bệnh sẽ khó khăn khi mất, hay hỏng thẻ BHYT giấy.

Hiện nay, phụ huynh, HSSV có thể tra cứu về thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo các cách sau: Truy cập vào Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ sau: htts://baohiemxahoi.gov.vn; nhắn tin theo cú pháp BH THE "Mã thẻ BHYT" gửi 8079; gọi điện đến Tổng đài 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. Đặc biệt, khi cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID-BHXH số, mọi nhóm đối tượng đều có thể theo dõi quá trình đóng- hưởng BHYT của bản thân; cập nhật các thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện một số dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam.

Năm học 2020-2021, toàn quốc có hơn 18 triệu HSSV tham gia BHYT. Trong đó, có hơn 14,5 triệu HSSV tham gia tại nhà trường; 3,5 triệu em tham gia theo nhóm BHYT khác [như hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang...]. Trong năm 2020, cả nước có trên 6,8 triệu lượt HSSV đi KCB BHYT được quỹ BHYT chi trả 2.296,11 tỷ đồng.

Bài, ảnh: ANH THƯ

Video liên quan

Chủ Đề