Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính

Chương trình máy tính là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Theo đó, quyền nhân thân “công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết [Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ].

Page 2

Chương trình máy tính là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo điểm m khoản 1 điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Theo đó, quyền nhân thân “công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết [Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ]. 

Tham vấn bởi luật sư Phạm Thanh Hữu

19:08 27/06/22

Ngành công nghệ phần mềm Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, mang lại giá trị lợi nhuận cao cho các chủ sở hữu. Do đó, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính là một vấn đề cần được chủ sở hữu chú trọng và thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Vậy, thủ tục để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính năm 2022 được quy định thế nào? Mời Quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:

1. Hình thức bảo hộ đối với chương trình máy tính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chương trình máy tính [CTMT] là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, CTMT không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế [khoản 2 Điều 59] mà được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả [điểm m khoản 1 Điều 14].

Bên cạnh đó, theo mục 5.8.2.5 Điều 5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế [Ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-SHTT] có quy định:

Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

Như vậy, theo các quy định nói trên thì CTMT có thể được bảo hộ dưới hai hình thức sau:

- Quyền tác giả; hoặc

- Sáng chế.

2. Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả với CTMT

2.1. Điều kiện bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Như vậy, CTMT được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền tác giả khi thỏa mãn các điều kiện chương trình máy tính đó được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Đồng thời, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan [khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005].

Như vậy, khi bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả thì không bắt buộc tác giả phải thực hiện thủ tục đăng ký.

2.2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì đơn đăng ký quyền tác giả đối với CTMT bao gồm:

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 01 [ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL];

- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Nơi nộp hồ sơ:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng].

Hình thức nộp hồ sơ:

- Nộp trực tiếp; hoặc

- Nộp thông qua đường bưu điện. [khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP]

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn [Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005].

Lệ phí đăng ký quyền tác giả: 600.000 đồng/Giấy chứng nhận [khoản 1 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC]

3. Thủ tục đăng ký bản quyền chương trình máy tính dưới hình thức sáng chế

3.1. Điều kiện bảo hộ CTMT dưới danh nghĩa sáng chế

Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, gồm có:

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Lưu ý: Đối với sáng chế chỉ thỏa mãn điều kiện về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 5.8.2.5 Điều 5 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế [Ban hành kèm theo Quyết định 487/QĐ-SHTTT ngày 31/3/2010 của Cục Trưởng Cục Sở hữu trí tuệ] thì CTMT được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật;

- Là một giải pháp kỹ thuật;

- Nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật.

3.2. Đơn đăng ký sáng chế đối với CTMT

Theo quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với CTMT gồm các tài liệu sau đây:

- Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu 01-SC [ban hành kèm Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN];

- Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế, bao gồm:

+ Bản mô tả sáng chế;

+ Bản tóm tắt sáng chế: gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế [Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, bao gồm:

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Nơi nộp: Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ [khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2006/NĐ-CP]

3.3. Quy trình đăng ký CTMT dưới danh nghĩa sáng chế

Bước 1: Nộp đơn đăng ký sáng chế

Đơn đăng ký sáng chế sẽ được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn [khoản 1 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005];

- Thời hạn thẩm định hình thức: 1 tháng, kể từ ngày nộp đơn [khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009].

Bước 2: Công bố đơn đăng ký sáng chế trên Công báo sở hữu công nghiệp [Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ 2005]

Bước 3: Yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn

Trong thời hạn 42 ngày kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn [khoản 1 Điều 113 Luật Sở hữu trí tuệ 2005].

- Thời hạn thẩm định nội dung: 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn [điểm a khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005]

Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp [Điều 118 Luật Sở hữu trí tuệ 2005] nếu:

- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

- Người nộp đơn nộp đầy đủ lệ phí.

Lệ phí [Theo quy định tại Biểu Mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC thì lệ phí khi đăng ký bảo hộ sáng chế] gồm:

STT Tên lệ phí Số tiền
1 Lệ phí nộp đơn 150.000đ
2 Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ 100.000đ
3 Phí thẩm định đơn đăng ký sáng chế 900.000đ
4 Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định 600.000đ
5 Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp 120.000đ
6 Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế 300.000đ

Trên đây là quy định về Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chương trình máy tính. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP;

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP;

- Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL;

- Thông tư 211/2016/TT-BTC;

- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;

- Thông tư 263/2016/TT-BTC;

- Quyết định 487/QĐ-SHTTT.

Video liên quan

Chủ Đề