Bao nhiêu gam ma túy thì bị tử hình

Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Điều 194 quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Khoản 4 Điều này quy định&

58; “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình&

58;

  1. Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
  2. Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
  3. Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
  4. Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên; đ] Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
  5. Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng ba trăm gam trở lên;
  6. Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
  7. Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này”.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy cho thấy, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Tính đến nay, vẫn còn hơn 200 triệu người nghiện các chất ma túy. Các loại tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy đã và đang thực sự là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Tội phạm và tệ nạn ma túy thực sự trở thành hiểm họa lớn, nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ là nguy cơ đe dọa sự phát triển của giống nòi, gây mất an ninh, trật tự.

Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp và chỉ đạo quyết liệt nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong cuộc chiến chống ma túy. Nhờ triển khai thực hiện liên tục, đồng bộ các giải pháp, công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy đã có chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra, xử lý 10.915 vụ phạm tội về ma túy với 13.800 bị can, với số lượng hêroin thu giữ tăng 91,75% và số lượng ma túy tổng hợp thu giữ tăng 122% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong dự thảo Bộ luật Hình sự [sửa đổi] được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 10, tội vận chuyển trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 250 với hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 4 là tử hình. Chúng tôi đồng tình với dự thảo và không đồng tình với một số ý kiến đề nghị bỏ hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này, bởi lẽ:

Thứ nhất, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy thời gian qua bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, được dư luận đồng tình, ủng hộ, có tác dụng răn đe, giáo dục chung. Việc áp dụng Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 1999 không có khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật.

Thứ hai, mặc dù công tác phòng, chống ma túy ở nước ta đã có chuyển biến tích cực và thu được nhiều kết quả quan trọng, nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy còn diễn biến phức tạp. Tình trạng tái nghiện còn cao, cai nghiện chưa hiệu quả; tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện hút ma túy và từ họ lây lan ra cộng đồng đang ở mức đáng lo ngại; tình trạng sử dụng các loại ma túy tổng hợp, ma túy đá trong thanh thiếu niên, học sinh có xu hướng gia tăng, đáng báo động; các loại ma túy ngày càng đa dạng và dễ sử dụng; hoạt động của tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động. Nếu bỏ hình phạt tử hình đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy sẽ dẫn đến hệ quả tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta phức tạp hơn vì hình phạt cao nhất là chung thân chưa đủ sức răn đe tội phạm.

Thứ ba, do đặc điểm về địa lý, nước ta gần khu vực “tam giác vàng” là nơi sản xuất trái phép ma túy lớn trên thế giới. Để ngăn chặn tội phạm ma túy quốc tế vận chuyển trái phép ma túy qua Việt Nam đi nước thứ ba tiêu thụ, cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, trong đó có biện pháp pháp luật. Vì vậy, việc không bỏ hình phạt tử hình đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong tình hình hiện nay./.

Cụ thể, ngày 23/4, công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội vừa khởi tố bị can đối với Bùi Thị Lệ Hằng [diễn viên Lệ Hằng] về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Trước đó, tối 10/3, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Đống Đa làm nhiệm vụ tuần tra đã phát hiện một đối tượng nghi vấn trước số nhà 104 Khâm Thiên. Qua kiểm tra, xác định Bùi Thị Lệ Hằng đang mua bán trái phép ma túy, thu giữ tang vật gần 0,7 gram ma túy tổng hợp. Tại trụ sở điều tra, Hằng khai nhận đã mua số hàng trên với giá 500.000 đồng để bán lại kiếm lời.

Nhiều ý kiến cho rằng với trọng lượng ma túy rất ít, trị giá chỉ 500.000 đồng thì liệu có bị khởi tố không?

Xét về góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Kỹ, đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh, cho biết xã hội ngày càng phát triển kéo theo tình hình hoạt động phức tạp của tội phạm, trong đó có tội phạm và tệ nạn ma túy. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karaoke, vũ trường... khiến số lượng người sử dụng các chất gây nghiện, kích thích ngày càng tăng.

Tình trạng sử dụng buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đa số ở lứa tuổi thanh, thiếu niên và có cả học sinh, sinh viên. Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi ngày càng đa dạng, tinh vi, gây không ít khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra xử lý.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 251 Chương XX Bộ luật hình sự năm 2015 [Số: 100/2015/QH13, ngày 27 tháng 11 năm 2015], sửa đổi bổ sung năm 2017, với hành vi mua bán trái phép chất ma túy và khối lượng ma túy là 0,696 gram, bị can Hằng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung phạt tù từ 02 - 07 năm. Ngoài ra, có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Theo luật sư Kỹ, trong các vụ án liên quan đến tội phạm về ma túy, cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào hồ sơ vụ án, vào lời khai của bị can, các đối tượng có liên quan cũng như các chứng cứ, thông tin thu thập được để củng cố chứng cứ, phục vụ hoạt động truy tố, xét xử được khách quan, xử lý đúng người đúng tội.

Theo đó, nếu xét thấy hành vi phạm tội của bị can phạm vào khoản khác của tội danh đã khởi tố, cơ quan điều tra có thể thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can đã ban hành trước đó.

Vụ việc của diễn viên Lệ Hằng lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tác hại khôn lường của ma túy đối với giới nghệ sĩ. Trước kia, cũng rất nhiều nghệ sĩ là những gương mặt nổi tiếng trong làng giải trí cũng lún sâu vào ma túy. Cuối cùng, họ mất cả sự nghiệp vì sử dụng chất kích thích trái phép này. Có thể kể ra Diễn viên hài Trần Hữu Tín, Dương Đức Hiệp [thường gọi là Hiệp gà] hay ca sĩ Châu Việt Cường…

“Ma túy trước sau vẫn là thứ độc hại, nguy hiểm với không chỉ các nghệ sĩ mà cả xã hội. Ai khôn ngoan, bản lĩnh thì tránh được nó, bằng không thì hoàn toàn có thể tiền mất, tật mang, lụi tàn thất bại, danh vọng, tan vỡ hạnh phúc gia đình”, luật sư Kỹ nhấn mạnh./.

Chủ Đề