Báo tiếng anh về văn hóa trầu cau năm 2024

Dự án 3D do nhóm nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam gồm Tiến sĩ Emma Duester, Thạc sĩ Ondris Pui và Thạc sĩ Michal Teague thực hiện trong khuôn khổ sự kiện 'Built with Bits' – được tổ chức bởi Europeana, sáng kiến hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), nhằm hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực di sản văn hóa.

Dự án của RMIT mang đến không gian trực tuyến miễn phí nơi khách tham quan có thể tìm hiểu về văn hóa trầu cau của Việt Nam qua các hiện vật 3D, văn bản, hình ảnh và video giàu tính tương tác.

Tục ăn trầu phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Ở nhiều dân tộc của Việt Nam, trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong hôn nhân, tang ma và các dịp nghi lễ. Nhai trầu vẫn là thói quen hàng ngày của một số người ở nông thôn. Đồ dùng cho ăn trầu thường gồm các loại như: tráp, khay hoặc mủng đựng trầu, bình vôi, chìa vôi, dao và ống nhổ.

Mười hiện vật như vậy từ bộ sưu tập trầu cau của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã được tái hiện dưới dạng 3D nhờ dự án do RMIT dẫn dắt từ năm 2021. Dự án này đã được Europeana trao giải ‘Beyond Borders Project’ (tạm dịch: Dự án vượt biên giới).

Thạc sĩ Ondris Pui, giảng viên Đại học RMIT phụ trách kỹ thuật cho dự án triển lãm ảo, cho biết các hiện vật 3D được tạo dựng bằng kỹ thuật photogrammetry (dựng mô hình 3D từ ảnh chụp).

“Chúng tôi dùng điện thoại di động để chụp khoảng 100 đến 200 bức ảnh của mỗi hiện vật từ nhiều góc khác nhau. Sau đó, những bức hình này được đưa vào phần mềm để xử lý thành mô hình 3D. Các hiện vật phức tạp như đồ bằng vải và vật dụng tinh xảo được quét bằng máy scan 3D công nghiệp”, ông Pui cho biết.

Các hiện vật ở định dạng 3D có thể được sử dụng cho nhiều mục đích sáng tạo khác nhau. Chẳng hạn, đưa vào không gian thực tế ảo và thực tế tăng cường nhằm mục đích giáo dục. Đây chính là điều RMIT đã và đang làm với dự án do Europeana tài trợ.

Thạc sĩ Michal Teague, giảng viên RMIT phụ trách nội dung cho dự án triển lãm ảo, chia sẻ câu chuyện hậu trường: "Chúng tôi muốn mọi người hình dung được kích thước thực tế của các hiện vật trong môi trường kỹ thuật số 3D. Giải pháp hữu hiệu mà chúng tôi tìm ra là đặt các ma nơ canh 3D vào không gian triển lãm để so sánh kích thước với hiện vật”.

Bà cũng cho biết: “Chúng tôi còn đưa vào một số hiện vật từ các quốc gia khác như Sri Lanka, New Guinea và Ấn Độ – được lấy từ kho lưu trữ của Europeana – để so sánh giữa các nền văn hóa trầu cau khác nhau”.

Nếu như khách đến bảo tàng thường chỉ được nhìn hiện vật qua lớp kính chắn bảo vệ, khách tham quan không gian ảo 3D có thể xoay và phóng to từng hiện vật mà không phải lo sẽ làm hỏng chúng.

Khách tham quan không gian 3D còn có thể soạn tin nhắn, viết ghi chú, thêm biểu tượng cảm xúc emoji hoặc trò chuyện bằng giọng nói với nhau. Họ có thể truy cập không gian 3D từ thiết bị cá nhân như điện thoại di động, máy tính và kính thực tế ảo.

“Nói một cách đơn giản, đây là không gian ảo hay vũ trụ ảo Metaverse nơi mọi người có thể học nhóm trực tuyến một cách trực quan”, ông Ondris Pui nói.

Trên thực tế, RMIT Việt Nam đang tiến hành đưa không gian trầu cau ảo 3D vào giáo trình để khuyến khích học tập sáng tạo. Ông Nick McIntosh, chuyên gia về Tương lai giáo dục tại RMIT và nhóm Thiết kế trải nghiệm học RMIT do bà Sasha Stubbs dẫn dắt đang chuẩn bị hệ thống học tập Canvas của trường để sinh viên và công chúng có thể truy cập và sử dụng nội dung này làm học liệu trong tương lai gần.

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, công nghệ 3D và môi trường kỹ thuật số đã trở nên phổ biến hơn và được chấp nhận như một nền tảng trưng bày trực tuyến các hiện vật bảo tàng.

Trong hai năm qua, các nghiên cứu viên Đại học RMIT đã hợp tác chặt chẽ với một số bảo tàng Việt Nam để số hóa các hiện vật thành mô hình 3D và cung cấp giải pháp sáng tạo nhằm giới thiệu chúng với công chúng.

Nhóm đã chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam về cách quét 3D và trưng bày hiện vật trực tuyến. Nhóm cũng đang làm việc với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam về số hóa.

Trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Emma Duester rất vui mừng khi dự án trầu cau của nhóm được Europeana lựa chọn.

“Dự án vượt biên giới được trao cho những ứng viên đến từ ngoài khu vực Liên minh châu Âu với các dự án sử dụng nội dung mở của Europeana và có tính phù hợp và độc đáo. Theo thông tin tôi được biết, chúng tôi là nhóm đầu tiên từ Việt Nam giành được giải thưởng này”, bà nói.

Bà Lê Cẩm Nhung từ phòng Hợp tác quốc tế, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cũng hào hứng không kém về dự án: “Giờ đây chúng tôi có thể chia sẻ bộ sưu tập của bảo tàng với thế giới”. Bà cho biết thêm, bảo tàng dự định đưa không gian trầu cau ảo này lên trang web như một phần mở rộng cho các triển lãm vật lý.

Trong đời sống tinh thần của người Việt, ăn trầu không đơn thuần là một thói quen, tập tục, mà còn là yếu tố cấu thành những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau như đồ sính lễ nhất thiết không thể thiếu trong cưới hỏi, lấy vợ lấy chồng, giao tiếp, ứng xử.

Nếp cũ ngàn xưa Ở Việt Nam, tương truyền, tục ăn trầu cau (tục ăn trầu) có từ thời Hùng Vương, gắn liền với truyền thuyết về “Sự tích trầu cau”, kể về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó vượt non, vượt suối tìm nhau và cùng hóa thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt bên nhau. Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự khởi đầu, khơi mở tình cảm, giúp người với người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục... Trầu cau là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình, hạnh phúc.

Tục ăn trầu phổ biến ở mọi tầng lớp, từ dân gian tới cung đình, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Không chỉ với người Kinh, nhiều dân tộc ít người khác như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Sán Dìu... từ vùng núi phía Bắc đến các dân tộc sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn, Tây Nguyên như Khơ Me, Bru, Ê đê và người Chăm ở Nam Trung Bộ đều có tục ăn trầu. Ở mỗi dân tộc, tục ăn trầu có những nét tương đồng nhưng do môi trường sống và không gian văn hóa khác nhau mà có nét độc đáo riêng biệt. Người Mường, người Thái, người Ê đê dùng trầu đãi khách, người Tày, Nùng dùng trầu trong lễ “Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu chú rể”.

Miếng trầu gồm bốn loại nguyên liệu: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng), vôi (vị nóng). Cây cau vươn cao biểu tượng của trời (dương). Vôi chất đá biểu tượng của đất (âm). Dây trầu mọc từ đất, quấn quýt thân cây cau, biểu tượng cho sự trung gian. Miếng trầu gồm miếng cau, lá trầu quết vôi, phụ thêm miếng vỏ cây chát (miếng rễ). Ăn trầu cau thì miếng trầu có vị ngọt của hạt cau, vị cay ở lá trầu, chát nóng từ vôi, cái bùi của rễ... tất cả như tạo nên sự kích thích, làm cho thơm miệng, đỏ môi... Cả vùng Đông Nam Á có tục ăn trầu nhưng nét tài hoa trong cách têm trầu, cung cách mời trầu được cách điệu hóa đã trở thành một dạng thức sinh hoạt nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc.

Hương sắc muôn đời Tục ăn trầu ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng những dấu tích vật chất còn lại chủ yếu gặp trên bộ dụng cụ ăn trầu từ thời Lý (1010 - 1225), Trần (1225 - 1400) tới ngày nay. Bộ dụng cụ ăn trầu phong phú, đa dạng, từ dao bổ cau, têm trầu, bình vôi, ống vôi đến xà tích, chìa vôi dùng đựng, lấy vôi têm trầu. Khay, cơi, hộp, âu, giỏ, tráp, túi, khăn... dùng đựng trầu, thuốc và xếp các vật dụng nhỏ. Cột chìa ngoáy dành cho người cao tuổi, răng yếu để giã nát trầu, kèm theo chìa cối là hộp đựng. Trong bộ dụng cụ ăn trầu, bình vôi là vật dụng không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng trong tục ăn trầu. Đặc biệt, với người Việt xưa, những chiếc bình vôi còn được coi trọng và tôn kính như một vị thần nên được gọi là “Ông vôi”.

Trầu cau không chỉ đóng vai trò lễ vật trong các nghi lễ truyền thống mà còn trở thành hình ảnh đặc trưng cho văn hóa Việt, xuất hiện thường xuyên trong văn học dân gian, ca dao, dân ca, lễ hội... Tại đất Bắc, ở Hải Phòng có thôn cau Cao Nhân (xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên), mỗi khi vào mùa, cau xếp thành từng buồng lớp trên, lớp dưới, rộn ràng theo từng đoàn xe nối đuôi nhau tỏa đi khắp nơi. Về xứ Đoài, làng Phú Lễ (xã Lâm Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội), từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ đi làm đồng đến ngồi quán sân đình cũng đều có đĩa trầu, bình vôi. Trong hội Lim, Bắc Ninh vào mỗi dịp xuân sang, người con gái Kinh Bắc đầu chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân trong dải yếm đào, mở khăn đựng trầu, đặt lên lòng bàn tay chàng trai một miếng trầu têm cánh phượng thật đằm thắm...

Vào đất phương Nam, 18 thôn vườn trầu đã hình thành từ đầu thế kỷ XVII, gắn liền với thời khẩn hoang lập ấp cách đây trên 300 năm, trở thành nơi chuyên canh, cung cấp trầu cho khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Chợ trầu cau đường Lê Quang Sung (quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) với sản vật cau, trầu xứ Bà Điểm - vườn trầu cau tồn tại giữa đô thị phồn hoa như một nét văn hóa độc đáo làm đẹp cho đời sống tinh thần người Việt./.