Bảo toàn liên kết pi là gì

  • #2

chẳng phải quá rõ sao
1 phân tử H2 phá vớ 1 liên kết pi
=> 1 mol H2 phá vỡ 1 mol liên kết pi
=> nH2= n[liên kết pi]

  • #3

Bạn có thể nói rõ cho mình bản chất của phương trình hóa học được không ạ
ví dụ như phản ứng thế của C2H2 với AgNO3 một nguyên tử bạc thế 2 nguyên tử H2 thì nAg+=nH2
mình vẫn chưa biết được mỗi liên hệ giữa nguyên tử và mol trong phương trình hóa học là gì?
Ví dụ như 1 nguyên tử H2 phá vỡ 1 liên kết pi trong chất A thì nó liên quan gì đến việc nH2=n[liên kết pi]
Mong bạn giúp mình với

  • #4

chẳng phải quá rõ sao
1 phân tử H2 phá vớ 1 liên kết pi
=> 1 mol H2 phá vỡ 1 mol liên kết pi
=> nH2= n[liên kết pi]

Mình có câu hỏi tương tự ta có pt sau A+B-->C giả sử bản chất phương trình trên xảy ra khi 1 nguyên tử trong chất B thế 1 nguyên tử trong A thì sao có thể nói n[nguyên tử trong chất B]= n[nguyên tử trong chất A] vậy mình không hiểu một cái là cách thức nó xảy ra pứ một cái là định lượng mình thấy nó ko liên quan.Hay ví dụ như H2+O2--->H2O thì ta thấy bản chất rằng 1 nguyên tử Ở kết hợp hài nguyên tử H thì tại sao nO=nH2 mong bạn giải đáp

Last edited: 3 Tháng năm 2020

  • #5

Mình có câu hỏi tương tự ta có pt sau A+B-->C giả sử bản chất phương trình trên xảy ra khi 1 nguyên tử trong chất B thế 1 nguyên tử trong A thì sao có thể nói n[nguyên tử trong chất B]= n[nguyên tử trong chất A] vậy mình không hiểu một cái là cách thức nó xảy ra pứ một cái là định lượng mình thấy nó ko liên quan.Hay ví dụ như H2+O2--->H2O thì ta thấy bản chất rằng 1 nguyên tử Ở kết hợp hài nguyên tử H thì tại sao nO=nH2 mong bạn giải đáp

Thế là sao ? một nguyên tử khác đi vào thì 1 nguyên tử khác phải đi ra chứ ?
Nên là A + B ---> C + D
Theo cân bằng trên thì nA=nB
Trong phân tử H2O thì có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O
=> nO= 2nH
nO= nH2

  • #6

Thế là sao ? một nguyên tử khác đi vào thì 1 nguyên tử khác phải đi ra chứ ?
Nên là A + B ---> C + D
Theo cân bằng trên thì nA=nB
Trong phân tử H2O thì có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O
=> nO= 2nH
nO= nH2

Bạn ơi cho mình hỏi trong trường hợp hợp C2H2[ankin] tác dụng hết với H2 thì 1 phân tử H2 bẻ gẫy 2 liên kết pi[Trong ankin] thì nH2=2n [liên kết pi] đúng không ạ

  • #7

Bạn ơi cho mình hỏi trong trường hợp hợp C2H2[ankin] tác dụng hết với H2 thì 1 phân tử H2 bẻ gẫy 2 liên kết pi[Trong ankin] thì nH2=2n [liên kết pi] đúng không ạ

Mọi người ơi cho mình hỏi giả sử 1 phân tử H2 phá vỡ 1 liên kết pi trong ptHCHC

1 phân tử H2 bẻ gãy 1 liên kết pi
sao giờ lại 1 phân tử H2 lại bẻ gãy 2 liên kết pi được ]

Trong phản ứng cộng với H2, Br2 của hidrocacbon không no thì bản chất là phá vỡ liên kết pi. Thường trong phản ứng này, sẽ sử dụng phương pháp bảo toàn liên kết pi để tính toán số mol và khối lượng các chất. Việc sử dụng phương pháp sẽ giúp ta hiểu rõ thêm về bản chất của phản ứng cộng và thực hiện dễ dàng, áp dụng nhiều bài tập liên quan đến phản ứng này. Sau đây, là một bài viết về phương pháp bảo toàn liên kết pi trong phản ứng cộng.

Định nghĩa

Tính chất cơ bản của hiđrocabon không no là tham gia phản cộng để phá vỡ liên kết pi.

Bản chất của bảo toàn liên kết pi

  • Khi ankan bị mất H2 nó sẽ biến thành các hợp chất không no và cứ mất đi một phân tử H2 thì hợp chất mới sẽ có liên kết pi là 1 [k =1].
  • Ankan mất đi 1 phân tử H2 biến thành anken có k = 1
  • Ankan mất đi 2 phân tử H2 biến thành ankin, ankadien,… có k = 2.

Công thức

CxHy mạch hở cháy cho nCO2–nH2O=k.nA thì A có số liên kết pi là: π=k+1

Đối với mạch vòng thì 1π = 1 vòng

Lưu ý: Hợp chất CxHyOzNtClu có số liên kết πMax=[2x–y–u+t+2]/2

Ta xem số mol liên kết π được tính bằng = số mol phân tử số liên kết π

VD: Có a mol CnH2n+2-2k thì số mol liên kết π = a.k

Hiđrocacbon không no khi tác dụng với H2 hay halogen thì

CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2 [Số liên kết π = k]

CnH2n+2-2k + kBr2 → CnH2n+2-2k Br2k

Ta thấy số mol liên kết π bằng số mol H2 hay Br2 phản ứng. Dựa vào điều này ta có thể giải quyết nhiều bài toán một cách nhanh chóng.

=> Phương pháp này thường áp dụng với bài toán hiđrocacbon không no cộng H2 sau đó cộng brom.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung X trong bình kín, xúc tác Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100ml dd Br2 a mol/l. Tìm giá trị a

A. 0,3M B. 3M C. 0,2M D. 2M

Lời giải

C2H4 chứa 1 liên kết p
C2H2 chứa 2 liên kết p

=>liên kết = 1.0,1 + 2.0,2 = 0,5 mol

= 0,7 mol

Áp dụng [1] và [8] :

phản ứng = nX – nY = 0,7+0,1+0,2=0,2 mol
phản ứng + phản ứng = n liên kết p ban đầu

=> phản ứng = n liên kết p ban đầu - phản ứng = 0,5 – 0,2 = 0,3 mol

=> a = 0,3/0,1 = 3M. => Chọn B.

Ví dụ 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom [dư] thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 32,0 B. 8,0 C. 3,2 D. 16,0

Lời giải

Vinylaxetilen: phân tử có 3 liên kết

liên kết = 3.0,1 = 0,3 mol; nX = 0,3 + 0,1 = 0,4 mol.

mX = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8 gam mY = 5,8 gam
=29 .

Áp dụng [1] và [8] ta có:
phản ứng = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol.

=> phản ứng = n liên kết p ban đầu - phản ứng

= 0,3 – 0,2 = 0,1 mol

Chọn D.

Ví dụ 3 : Hỗn hợp X gồm 0,15 mol vinylaxetilen và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X [xúc tác Ni] một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 12 gam. B. 24 gam. C. 8 gam. D. 16 gam.
Ta có [ mol] và số mol hỗn hợp giảm là số mol H2 phản ứng = 0,3 mol

Số mol liên kết π của vinylaxetilen C4H4 = 0,15

Ví dụ 4 : Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A. 0,20 mol. B. 0,15 mol. C. 0,25 mol. D. 0,10 mol.

Lời giải
Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni.

Nung bình → hhX có dX/H2 = 8.

Theo BTKL: mhhX = mhh ban đầu = 0,35 x 26 + 0,65 x 2 = 10,4 gam
→ nhhX = 10,4 : 16 = 0,65 mol.

→ nH2phản ứng = nhh ban đầu - nX = 0,35 + 0,65 - 0,65 = 0,35 mol.

Ta có: nπ trước phản ứng = 2 x nCH≡CH = 2 x 0,35 = 0,7 mol.

→ nπ dư = nπ trước phản ứng - nH2 = 0,7 - 0,35 = 0,35 mol.

• Ta có nπ dư = 2 x nAgC≡CAg + nBr2
→ nBr2 = 0,35 - 2 x [12 : 240] = 0,25 mol

Ví dụ 5 : Cho 22,4 lít [đktc] hỗn hợp E gồm x mol C2H4, z mol C2H2, y mol H2 [d[E/He]=3,6 ] qua bình đựng Ni nung nóng, sau một thời gian phản ứng thì thu được 15,68 lít hỗn hợp khí G [đktc]. Dẫn toàn bộ khí G lội chậm vào bình đựng dung dịch Brom dư, khối lượng Brom phản ứng là 80 gam. Giá trị x và y lần lượt là

A.0,3mol và 0,4 mol. B. 0,2 mol và 0,5 mol.
C. 0,3 mol và 0,2 mol. D. 0,2 mol và 0,3 mol.

Lời giải
nG = 0,7 mol → số mol H2 pư = 1- 0,7 = 0,3 mol

Số mol Br2 = 0,5 mol

Vậy ta có x+ 2z = số mol H2 pư + số mol Br2 pư
x+ 2z = 0,8

Ta có hệ

Vậy x= 0,2 mol và y= 0,5 mol

Trên đây, là lý thuyết và bài tập liên quan đến phương pháp bảo toàn liên kết pi. Hi vọng rằng, với bài này viết này các bạn sẽ làm tốt bài thi của mình trong môn hóa học !

Chủ Đề