Bệnh rung nhĩ có chưa được không

Cách chữa trị bệnh rung nhĩ

Nguyễn Thủy

Chào các bác sĩ, cháu có các triệu chứng: khó thở, tim đập nhanh, đánh trống ngực, nôn, buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, huyết áp thấp, hay lo lắng, mệt mỏi, hay quên, hay đi vệ sinh. Cháu đi khám được chẩn đoán rung nhĩ và đã uống thuốc gần 01 năm nay. Tuy nhiên, 1 tháng gần đây bác sĩ đổi thuốc chống đông sang thuốc Concor 2,5 mg [theo cháu được biết đây là thuốc điều trị cho suy tim]. Vậy các bs cho cháu hỏi vậy là cháu bị rung nhĩ hay suy tim? Và cách chữa trị hiệu quả cho từng bệnh ạ? Cháu cảm ơn!

Chào bạn,

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim khá thường gặp. Ở người bình thường, trung tâm phát nhịp cho cả quả tim là nút xoang, xung động điện từ nút xoang sẽ lần lượt truyền đến từng tế bào cơ tim, giúp quả tim hoạt động nhịp nhàng và đồng bộ. Rung nhĩ là tình trạng nút xoang không giữ được vai trò chủ nhịp. Lúc này tâm nhĩ không hoạt động nhịp nhàng đồng bộ mà các cơ nhĩ rung lên với tần số khoảng 350 – 600 nhịp/phút. Tình trạng này khiến cho dòng máu trong tâm nhĩ không được tống xuống thất hoàn toàn mà luân chuyển quanh co trong tâm nhĩ, hình thành các cục máu đông nhỏ trong tâm nhĩ.

Cục máu đông này rất dễ bung ra, di chuyển xuống thất trái và tống đi khắp các cơ quan khác trong cơ thể, có thể dẫn đến các biến chứng tắc mạch nguy hiểm, trong đó đáng sợ nhất là tắc mạch máu não gây đột quỵ, tắc mạch vành gây nhối máu cơ tim, tắc mạch thận gây nhồi máu thận… Ngoài ra, rung nhĩ cũng là một trong các nguyên nhân gây suy tim. Rung nhĩ cũng gây tình trạng mệt mỏi, khó thở, hồi hộp chóng mặt của người bệnh.

Rung nhĩ vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn nhưng có thể do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra, các yếu tố này bao gồm: người già [trên 60 tuổi], người bị tăng huyết áp, người có các bệnh lý tim mạch như suy tim, người bị bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, người có bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, người có bệnh phổi mạn tính [COPD], tiểu đường, nghiện rượu hoặc sử dụng chất kích thích…

Về điều trị, người bị rung nhĩ cần sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa huyết khối trong tim. Thuốc chống đông phải được lựa chọn kỹ lưỡng trên từng bệnh nhân, dựa trên nguy cơ huyết khối và nguy cơ chảy máu khi sử dụng thuốc. Những người có nguy cơ cao bị huyết khối là những người bị suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi cao [>65 tuổi] người mắc bệnh tim mạch [nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…]. Những người này sẽ có chỉ định dùng chống đông. Người bị rung nhĩ đơn thuần không có bệnh lý khác, tuổi trẻ [

Chủ Đề