Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến móng như thế nào năm 2024

Xuất hiện bất thường ở móng như lõm móng, nứt móng, móng tách khỏi ngón tay hoặc ngón chân… có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh vảy nến móng.

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn gây viêm, trong đó có tổn thương các tế bào da, móng của cơ thể (móng tay, chân). Khi có tổn thương khớp cùng đồng thời với tổn thương da và móng, bệnh lý được phân loại với tên gọi viêm khớp vảy nến.

Một người mắc bệnh vảy nến hiếm khi chỉ xuất hiện bất thường ở móng mà sẽ đồng thời xuất hiện thêm các triệu chứng ở da, khớp... Theo ThS.BS.CKI Đinh Phạm Thị Thuý Vân, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, vảy nến móng là một tình trạng phổ biến, khoảng 50% người bệnh vảy nến xuất hiện tình trạng này, thường gặp ở móng tay hơn móng chân.

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến móng như thế nào năm 2024

Vảy nến làm đổi màu da dưới móng. Ảnh: Shutterstock

Móng được cấu tạo từ tổ hợp nhiều lớp đạm cứng keratin. Nhờ cấu trúc chặt chẽ của lớp keratin này mà móng được xem là một trong những bộ phận rắn chắc nhất trên cơ thể người, bên cạnh xương và răng. Khi bệnh vảy nến tấn công, lớp keratin bị hao mòn, làm cho móng lõm xuống nông hoặc sâu theo hình chấm tròn nhỏ. Cấu trúc móng bị tổn thương dẫn đến tình trạng móng trở nên mỏng hơn và bắt đầu nứt ra. Trong một số trường hợp, móng sẽ tách khỏi phần thịt ngón. Lúc này, vi khuẩn có thể xâm nhập vào khoảng trống giữa da và móng, gây nhiễm trùng. Màu da bên dưới lớp móng thay đổi, xuất hiện những mảng hoặc đốm màu đỏ, vàng, hồng hoặc nâu. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như khô móng, đốm máu dưới móng... Những triệu chứng này có thể gây đau và ảnh hưởng đến khả năng đi đứng hoặc sử dụng tay của người bệnh.

Bác sĩ Thuý Vân cho biết vảy nến móng là một bệnh lý mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị tập trung vào kiểm soát triệu chứng bệnh, bao gồm:

Thuốc bôi tại chỗ dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ thường được ưu tiên sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Các loại thuốc bôi này chứa corticosteroid, tazarotene, vitamin D, anthralin... Trong đó, corticosteroid hoặc tazarotene giúp giảm triệu chứng trên móng; vitamin D hoặc anthralin có tác dụng giảm viêm, giảm tình trạng tăng sinh tế bào da. Các loại thuốc này có thể được chỉ định dùng riêng lẻ hoặc kết hợp để tăng hiệu quả điều trị. Thông thường, người bệnh sẽ cần bôi thuốc 2 lần/ngày và nhận thấy cải thiện sau 4 - 6 tháng.

Thuốc uống thường được kê đơn trong trường hợp thuốc bôi không phát huy hiệu quả điều trị hoặc vảy nến móng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thuốc uống không tác dụng riêng biệt lên móng mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người bệnh.

Quang trị liệu sử dụng tia cực tím hoặc laser rọi vào ngón tay hoặc ngón chân mắc bệnh nhằm làm chậm quá trình phát triển của tế bào da, diệt vi khuẩn gây viêm... từ đó giảm triệu chứng nứt tách, đổi màu móng...

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến móng như thế nào năm 2024

Dưỡng ẩm cho móng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Ảnh: Shutterstock

Bên cạnh các chỉ định của bác sĩ, để kiểm soát tốt bệnh vảy nến móng, người bệnh cũng nên thực hiện thói quen chăm sóc móng cẩn thận và dinh dưỡng hợp lý.

Trong chăm sóc móng,người bệnh nên giữ vệ sinh tay chân và móng để tránh nhiễm trùng; dưỡng ẩm cho móng và vùng da xung quanh nhằm hạn chế móng mọc ngược; cắt móng gọn gàng để tránh tình trạng bật gãy móng, ngăn không cho vi khuẩn tích tụ; bảo vệ móng bằng cách đeo dụng cụ bảo hộ, găng tay khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất hoặc chơi thể thao...

Đối với chế độ dinh dưỡng, cần tăng cường nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin A, vitamin B, vitamin C như rau củ, trái cây; bổ sung omega 3 và kẽm có nhiều trong cá thu, cá hồi... Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo như sữa bơ, socola...; giảm khẩu phần protein, thường có nhiều trong tôm, gà, xúc xích, trứng...

Vảy nến là một bệnh da thường gặp có tỷ lệ lưu hành khoảng 1-3 phần trăm dân số thế giới. Với nhiều biểu hiện lâm sàng trên da và kể cả toàn thân với các ảnh hưởng trên khớp và bệnh hệ thống. Móng là một trong những bộ phận thường xuyên bị ảnh hưởng, với ước tính tỷ lệ lưu hành có thể lên tới 50%. Và tổn thương móng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của những vấn đề nặng hơn như viêm khớp vảy nến.

1.Đặc điểm của móng

1.1. Giải phẫu của móng

Một đơn vị móng được tạo bởi một phiến móng và bốn cấu trúc biểu mô: nếp móng sau, chất nền, giường móng và viền dưới móng. Phiến móng là một cấu trúc hình chữ nhật, trong mờ, và cứng chứa canxi, phốt – pho, sắt, kẽm, mangan và đồng nhưng chủ yếu thành phần lưu huỳnh trong chất nền móng chịu trách nhiệm cho chất lượng của phiến móng. Phiến móng mọc ra từ ngay dưới của nếp móng sau và được giới hạn hai bên bởi các viền móng bên.

Vùng viền móng sau có thể chứa một cấu trúng hình bán nguyệt màu trắng được gọi là quầng móng, tương ứng với chất nền ở dưới.

Bề mặt của một đơn vị móng thường có màu hồng vì sự có mặt của hệ thống mạch máu nằm ở giường móng.

Chất nền móng tạo nên phiến móng và được chia thành ba vùng: mặt lưng của chất nền tạo thành vùng nông nhất của phiến móng trong khi vùng giữa của chất nền cấu tạo nhứng lớp sâu hơn.

Giường móng là vùng nằm ngay dưới phiến móng (nằm giữa quầng móng và viền dưới móng). Vùng này có vai trò trong việc tạo lập những lấp sâu của phiến móng.

Viền dưới móng nằm ngay dưới bờ tự do của phiến móng và đánh dấu vị trí chuyển tiếp giữa giường móng và lớp biểu bì bình thường của ngón chân, ngón tay.

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến móng như thế nào năm 2024

Hình 1 Giải phẫu móng Proximal nail fold:nếp móng sau; Lunula: quầng móng; Nail plate: phiến móng; Nail bed: giường móng; Eponychium: dải biểu bì móng; Matrix: chất nền; Distal phalanx: đốt ngón xa; Hyponichium: viền dưới móng.

1.2. Sinh lý móng

Vai trò chính của móng là cung cấp bảo vệ cho các đầu ngón, tham gia vào các hoạt động cảm giác xúc giác, tăng cường sự khéo léo, thuận tiện cho việc cào gãi, và với một số người thì móng còn có vai trò thẩm mỹ .

Những dấu hiệu sớm nhất của việc hiện diện của móng xuất hiện vào khoảng tuần thứ 8- 9 trong thai kì.

Móng mọc hướng ra đầu ngón tay, ngón chân do móng cấu tạo có một lớp da bao quanh làm cho móng chỉ phát triển về phía đầu ngón.

Mỗi ngày móng tay mọc dài ra khoảng 0,1 mm tức là khoảng 3mm mỗi tháng. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân 2 hoặc 3 lần. Tốc độ dài ra của móng chậm hơn ở người cao tuổi, nhanh hơn ở phụ nữ có thai, nam giới và người trẻ.

Chấn thương nhỏ tại móng cũng kích thích móng mọc nhanh hơn (cắn móng, gõ bàn phím máy vi tính, máy chữ, phím đàn dương cầm…) Các tình trạng như suy dinh dưỡng, sốt, các bệnh nặng làm chậm sự tăng trưởng của móng.

1.3. Các tổn thương móng lâm sàng

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh móng tùy theo thành phần của móng bị ảnh hưởng, có thể chia làm 3 nhóm: các dấu hiệu do bất thường chức năng chất nền, các dấu hiệu do rối loạn giường móng, dấu hiệu do bất thường sắc tố trong phiến móng.

Các dấu hiệu do bất thường chức năng của chất nền móng

  • Beau’s lines: rãnh ngang hằn sâu trên phiến móng và dịch chuyển dần đến đầu ngón theo sự phát triển của móng. Nguyên nhân thường gặp là chấn thương do hóa chất hoặc các bệnh của vùng nếp móng sau. Sự hiện diện của đường Beau trên tất cả các móng, ở cùng một mức độ cho thấy khả năng của một nguyên nhân toàn thân.
  • Lột móng (onychomadesis): sự tách phiến móng từ nếp móng gần, được mô tả như một khe thay thế phiến móng ở nếp gần.
  • Rỗ móng (Pitting): sự hiện diện của các chấm nhỏ trên bề mặt. Những lỗ này do sự bất thường tạo keratin của chất nền móng gần dẫn đến tạo ra các chùm tế bào cận sừng xuất trong phiến móng. Những phiến gần thì những chum tế bào này xuất hiện như những vảy không rõ ràng.
  • Móng giòn (onychorrhexis): tình trạng này đặc trưng bởi những vết hằn, vết nứt nằm dọc theo phiến móng. Độ sâu của những vết này có thể đa dạng, có những vị trí kéo dài toàn bộ phiến móng. Móng giòn cũng gắn liền với tình trạng mỏng móng, nguyên nhân là do tổn hại tới chất nền móng. Nguyên nhân gây ra thường là lichen planus, suy yếu tưới máu, chất thương, khối u chèn ép chất nền móng.
  • Móng thô (Trachyonychia): móng mỏng, và bề mặt nhám.
  • Móng trắng (Leukonychia): phiến móng có bề mặt bình thường nhưng mất độ trong và thấy màu trắng vì sự hiện diện của tế bào cận sừng trong vùng giữa. Móng trắng gây bởi các bệnh mà làm gián đoạn tạo lập chất nền đoạn xa và có 3 dạng.
  • Móng lòng thuyền (koilonychia): phiến móng mỏng và dẹt với sự nâng cao của các bờ dân đến có hình dạng như chiếc thìa.

Các dấu hiệu ở móng do rối loạn của giường móng

Ly móng (onycholysis): phiến móng đoạn xa bị tách khỏi giường móng và có màu trắng do có không khí nằm ở khoảng dưới móng. Nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là vảy nến và nấm móng.

Tăng sừng dưới móng: phiến móng trở nên dày do sự tích tụ của các vảy dưới móng. Tăng sừng dưới móng thường là kết quả của sản xuất dư thừa của tế bào sừng trong giường móng và viền dưới móng.

Xuất huyết dưới móng (splinter hemorrhages): tình trạng này xuất hiện với đặc điểm là một hoặc nhiều đường màu nâu đỏ đến tím đen dọc theo móng trong đoạn xa của móng. HÌnh dạng của xuất huyết dưới móng phụ thuộc mao mạch của giường móng. Nguyên nhân phổ biến là chấn thương, vảy nến, nấm móng và do thuốc.

Các dấu hiệu ở móng do thay đổi sắc tố

Nguyên nhân sắc tố móng bao gồm: (1) Dính sắc tố từ bên ngoài (2) sắc tố nằm dưới phiến móng hoặc trong giường móng và (3) lắng đọng sắc tố trong phiến móng. Các màu sắc có thể bao gồm: màu vàng, màu xanh, màu đen…

2. Tổn thương móng trong bệnh vảy nến

2.1. Dịch tễ

Tổn thương móng xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trọn đời thì tỷ lệ thay đổi móng ở bệnh nhân vảy nến ước tính khoảng 80-90%, tỷ lệ bệnh nhân bị ảnh hưởng ở các móng khoảng 10 tới 50%. Vảy nến móng liên hệ mạnh mẽ với vảy nến khớp, ước tính, có khoảng 80 % nhân vảy nến khớp có vảy nến móng .

2.2. Đặc điểm lâm sàng

Bệnh nhân có thể bị biến đổi ở một móng, nhiều móng, ở bàn chân hoặc bàn tay hoặc ở cả hai. Có thể có nhiều hơn một dạng thay đổi móng ở trên cùng một bệnh nhân. Các dạng thay đổi của móng trong bệnh vảy nến bao gồm:

  • Rỗ móng: trong phiến móng có những dấu lấm chấm.
  • Móng trắng: Nhạt màu đổi thành màu trắng ở phiến móng.
  • Chấm đỏ ở quầng móng: Các chấm từ hồng tới đỏ trong quầng móng.
  • Gãy vỡ phiến móng: Phiến móng yếu và đứt gãy.
  • Dấu giọt dầu: Các khu vực bất thường có màu vàng đến hồng.
  • Ly móng: Phiến móng tách rời khỏi giường móng.
  • Tăng sừng dưới móng: Hiện tượng tích lũy chất sừng ở giường móng.
  • Xuất huyết: các đường sọc xuất huyết có thể thấy được ở phiến móng.

Các biểu hiện khác có thể gặp bao gồm đường Beau, hoặc móng sọc. Bệnh nhân có biến đổi ở móng có thể bị đau, ảnh hưởng tâm lý, và khiếm khuyết chức năng có ảnh hưởng tới hoạt động trong cuộc sống hàng ngày .

2.3. Chẩn đoán

Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào tiền căn và khám lâm sàng. Hầu hết bệnh nhân có tổn thương móng do vảy nến đều có bệnh vảy nến da hoặc viêm khớp vảy nến đồng thời. Khám lâm sàng cần kiểm tra đầu đủ móng, da dầu, vùng niêm mạc sinh dục, đánh giá toàn diện những thay đổi ở móng và ở da.

2.4. Thang điểm NAPSI

Trong thực hành lâm sàng, để đánh giá mức độ nặng của những thay đổi móng trong vảy nến bằng thang điểm NAPSI (Nail psoriasis severity index) . Để xác định điểm NAPSI, mỗi móng của bệnh nhân được chia ra làm 4 phần, và mỗi góc phần tư sẽ được tính 1 điểm cho sự hiện diện của sự biến đổi liên quan đến chất nền, và 1 điểm cho sự hiện diện của biến đổi liên quan đến giường móng. Biến đổi ở chất nền bao gồm bất kì đặc điểm nào trong các đặc điểm sau: rỗ móng, móng trắng, đốm đỏ quầng móng hoặc móng bị gãy vỡ. Biến đổi ở chất giường móng bao gồm bất kì đặc điểm nào trong các đặc điểm sau: ly móng, xuất huyết nhỏ dưới móng, dấu giọt dầu và tăng sừng dưới móng. Do đó, tổng số điểm NAPSI tối đa cho mỗi móng là 8, và điểm tối đa cho một bệnh nhân là 160. Đây là một thang điểm đơn giản, dễ sử dụng và có hiệu quả để đánh giá tình trạng cũng như theo dõi điều trị.

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến móng như thế nào năm 2024

Hình 1.2: Điểm NAPSI đánh giá tổn thương móng trên bệnh nhân vảy nến. Móng mục tiêu được chọn để tính điểm sẽ được tính lần lượt điểm của chất nền và giường móng. Tổng hai phần điểm này là tổng điểm của móng đó.

Tổn thương móng do chất nền gồm bất kì đặc điểm nào trong các đặc điểm sau: rỗ móng, móng trắng, đốm đỏ quầng móng hoặc móng bị gãy vỡ. Biến đổi ở chất giường móng bao gồm bất kì đặc điểm nào trong các đặc điểm sau: ly móng, xuất huyết nhỏ dưới móng, dấu giọt dầu và tăng sừng dưới móng. Trong hình thì điểm số cho chất nền là 2, cho giường móng là 3, tổng số điểm là 5.

3. Liên quan giữa tình trạng nhiễm nấm và bệnh vảy nến.

Hệ sinh vật thường trú trên da người gồm nhiều loại vi khuẩn và vi nấm đã được quan sát từ nhiều thế kỷ nay. Những loại vi nấm như Malassezia, Cryptococcus, Rhodotorula, và Candida là những vi nấm thường trú trên da. Tuy vậy, một số loài vi nấm cũng gây bệnh, khoảng 20-25% tác nhân nhiễm trùng da là vi nấm. Trong khoảng 200 loài Candida đã biết thì chỉ có một vài loài như C. tropicalis, C. parapsilosis, and C. Orthopsilosis mà thường xuất hiện trên da khỏe mạnh có thể gây bệnh. Trong khi đó Candida albicans là loài candida thường là nguyên nhân của các nhiễm trùng da có triệu chứng .

Khi Candida xâm nhập vào da thì sẽ nhanh chóng bị nhận diện bởi các thụ thể miễn dịch bẩm sinh như là các thụ thể nhận dạng mẫu ( pattern recognition receptors PRRs), những thụ thể này sẽ bắt đầu cho những đáp ứng hiệu quả của hệ miễn dịch. Những cấu trúc khác nhau của vi nấm như là beta-glucans, mannans, phospholipon mannans của vách tế bào sẽ bị nhận diện bởi các thụ thể nhận dạng mẫu như là thụ thể giống Toll (Toll-like receptor) và lectins nhóm C (C-type lectin).

Sự hoạt hóa của các thụ thể giống Toll kích hoạt con đường tín hiệu nội bào như là MAPK ( mitogen – activated protein kinase) và NF-κB (nuclear factor kappa-light-chain-enhancer of activated B cells). Sau đó, dẫn tới chuyển hóa và tiết ra TNFα, IL-6 hoặc interferon nhóm 1.TLR bộc lộ ở nhiều tế bào khác nhau như tế bào sừng, tế bào hắc tố, tế bào nhiều chân, đại thực bào và thụ thể này có thể cùng phối hợp với lectin loại C hoặc các thể gây viêm (inflammasome) để dẫn tới sản xuất IL-1β, TNFα và IL 12.

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến móng như thế nào năm 2024

Hình 1.3: Tương tác của C.albicans với hệ miễn dịch bẩm sinh. Da là lớp đầu tiên của hệ miễn dịch bẩm sinh. C. albicans trực tiếp hoạt hóa những dây thần kinh cảm giác ở lớp niêm mạc để ảnh hưởng đến việc tiết ra peptide liên quan gene calcitonin (calcitonin gene related peptide- CGRP). CGRP tác động lên tế bào nhiều chân ở lớp bì, kết quả là những tế bào này tiết ra IL-23. IL-23 tác động vào tế bào T γδ tại lớp bì dẫn đến sự sản xuất ra IL-17 ở da.

Bệnh vảy nến ảnh hưởng đến móng như thế nào năm 2024

Hình 1.5: Hệ miễn dịch đáp ứng chống lại nhiễm nấm C.albicans. Trong thượng bì, C. albicans tồn tại dưới dạng bào tử. Dạng này được nhận ra vởi Dectin-1 trên tế bào Langerhans (LCs). Dectin- 1 gắn trên tế bào LCs dẫn tới sản xuất IL-6 trong cơ quan lymphoid thứ phát mà tại đó biệt hóa các tế bào TCD4+ ngây thơ thành tế bào Th17. Những tế bào Th17 tạo ra sự bảo vệ niêm mạc chủ yếu tại chỗ. Ngược lại, khi C.albicans xâm lấm dưới dạng sợ nấm ở lớp bì. Nhận diện các sợi C.albicans bởi tế bào dDCs CD103+ có thể thông qua thụ thể TLR-2, sau đó là quá tình biệt hóa của tế bào Th1 tại cơ quan lympho. Những tế bào Th1 sẽ cung cấp sự bảo vệ toàn thân.

Như vậy, cùng với việc liên quan của cơ chế tự phòng vệ của cơ thể chống lại vi nấm với con đường bệnh sinh của vảy nến, vi nấm đặc biệt là C.albicans đóng vai trò như một yếu tố làm bùng phát bệnh. Đầu tiên, kháng nguyên của C.albicans, đặc biệt là kháng nguyên protein bề mặt cho thấy khả năng tương tự như một dạng siêu kháng nguyên làm hoạt hóa tế bào lympho T dẫn tới tăng tiết các cytokine tiền viêm. Những cytokines này đặc biệt là IL-23, làm kích thích sự tăng sinh và duy trì tồn tại của tế bào Th17. Sau đó, các tế bào Th17 sản xuất ra IL-17 có vai trò thu hút bạch cầu, kích thích tiết các peptide kháng nấm . Mặt khác, con đường sinh bệnh học từ IL-23 đến Th17 và IL-17 là một trong những con đường viêm quan trọng ở bệnh nhân vảy nến và những phương tiện phong tỏa con đường này bằng những thuốc sinh học sẽ có hiệu quả cao trong điều trị vảy nến trung bình đến nặng.

4. Mối liên quan giữa nấm móng và vảy nến móng

Thay đổi móng liên quan với sang thương da, thường thấy hơn so với việc xuất hiện đơn độc là 1 thể vảy nến. Hiện diện của thay đổi móng có thể làm cho chẩn đoán căn bệnh dễ dàng hơn.

Ảnh hưởng móng ở bệnh nhân vảy nến là 1 vấn đề với bn vì móng thường khó chữa và trong 1 số trường hợp thất bại với hầu hết các biện pháp. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái trong các tình huống thường ngày, không sẵn sàng để cho người khác thấy tay, chân mình ở nơi công cộng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Móng khỏe mạnh thì có hàng rào bảo vệ tự nhiên để ngăn chặn sự phát triển của nấm, tuy nhiên, có thể bị tổn hại bởi số tuổi tăng lên, chấn thương lặp lại, cũng như do nhiều bệnh khác.

Vảy nến là 1 trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bất thường hình thái móng. Tuy nhiên, thật khó để phân biệt các nguyên nhân loạn dưỡng móng khác đặc biệt là vảy nến. Trong những trường hợp này, đặc biệt khi thiếu các sang thương da và nghi ngờ là vảy nến, thì kiểm tra mô học cần được thực hiện để chẩn đoán. Nấm móng và vảy nến cho hình thái tương đồng và đó là nguyên nhân PAS được thực hiện.

Vậy thay đổi móng ở bệnh nhân vảy nến có phải là dự báo của việc tiến triển nấm móng? Trong chủ đề này thì có nhiều ý kiến trong y văn đối lập với nhau. Các nghiên cứu trên toàn thế giới chứng minh mối liên hệ giữa nấm móng và vảy nến là còn tranh cãi.

Nhiều tác giả tin rằng việc mọng nhanh của móng sẽ làm giảm tỷ lệ phát sinh OM ở bệnh nhân vảy nến, so với người không bị, và trong nghiên cứu của họ cho thấy tỷ lệ OM ở BN vảy nến tương đồng với dân số chung. (1)

Tuy nhiên sự chuyển tác nhân ở nhóm BN vảy nến khác biệt với dân số chung do tỷ lệ vi sinh vật cư trú cao của chủng nấm hạt men. Các tác giả khác có quan điểm rằng những thay đổi ở phiến móng là nguyên nhân gây và tạo điều kiện cho xâm nhiễm nấm và chứng minh một tỉ lệ phát sinh OM cao hơn ở bệnh nhân vảy nến.

Vảy nến thường dẫn tới bất thường hình thái của móng. Phổ thay đổi móng ở vảy nến rất rộng. Những tổn thương gây ra bởi vảy nến, móng mất hàng rào bảo vệ tự nhiên, vì vậy sẽ dễ nhiễm nấm hơn.

Trong nghiên cứu của các tác giả này báo cáo một tỷ lệ lưu hành OM ở bệnh nhân vảy nến so sánh với các bệnh da khác. Dữ liệu trong y vân về tần suất OM ở bệnh nhân vảy nến khá rộng từ 4.6% cho tới 56%. Nhiều tác giả kết luận rằng vi nấm hạt men phổ biến hơn khi phân lập từ móng của bệnh nhân nấm móng. Điều này có thể là “colonization” của 1 phiến móng đã tổn thương từ trước. Các tác giả khác thì báo cáo một tỷ lệ cao của dermatophytes ở móng bệnh nhân vảy nến.

OM có thể xảy ra ở bệnh nhân vảy nến. Xét nghiệm tìm nấm là cần thiết, đặc biệt khi trên lâm sàng xuất hiện những thay đổi ở móng tương tự như nhiễm nấm. Trong điều trị, các liệu pháp kháng nấm có thể hữu ích trong việc cải thiện vẻ ngoài của móng. Không có nhiều bằng chứng về việc sử dụng thuốc kháng nấm ở bệnh nhân vảy nến có OM, nhưng có vẻ như việc điều trị cần được cân nhắc kĩ vì nhiều thuốc kháng nấm hệ thống và terbinafine có thể làm bùng phát vảy nến.

Đáp ứng với điều trị OM bằng Itraconazole ở bệnh nhân vảy nến thì thấp hơn ở dân số chung. Nghiên cứu của Shemer, cho thấy bệnh nhân với OM và vảy nến được điều trị với 3 giai đoạn Itraconazole 400mg trong 1 tuần trong 3 tháng. Khỏi hoàn toàn chỉ đáp ứng ở 30% ( lâm sàng và vi nấm học). Câu hỏi đặt ra về đáp ứng thấp với điều trị OM hệ thống ở bệnh nhân vảy nến và những tác dụng phụ có thể gặp phải. Đó là nguyên nhân điều trị này còn nhiều nghi vấn.

Để điều trị vảy nến móng bằng Methotrexate thì không lý tưởng bởi đặc điểm của nó làm chậm mọc móc. Trong những trường hợp này, thuốc sinh học có hiệu quả, tuy nhiên, kiểu điều trị này thường được dùng ở bệnh nhân có vảy nến nặng.

Chúng tôi tin rằng OM nếu bắt buộc phải sử dụng những biện pháp điều trị nấm đề cập ở trên hoặc bất kì liệu pháp điều trị vảy nến nào khác, đạt được hiệu quả thấm bởi vì nhiễm nấm thêm vào sẽ dẫn tới tình trạng móng tệ hơn ở bệnh nhân.

Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy tỷ lệ nấm cao OM 62-70%, ở Bulgaria, 52% ở Plovdiv, 43% ở Greece. Nghiên cứu này gần với NC của Gupta, Leibovici, Shemer, Stander và cao hơn các tác giả khác khi thực hiện NC tương tự.

Chúng tôi thấy rằng dermatophyte thì thường gây ra OM ở móng chân còn vi nấm hạt men thì thường thấy ở móng tay. Tác nhân thường thấy nhất là T.rubrum, T mntagrophytes và C.albicans.

Có sự tương quan giữa sự thay đổi ở phiến móng tay bệnh nhân vảy nến – NAPSI và dương tính với vi nấm.

Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi ủng hộ cho ý kiến rằng sự loạn dưỡng móng ở bệnh nhân vảy nến là một yếu tố tiên lượng cho sự phát triển của nấm móng. Nhiều bệnh nhân vảy nến đc chẩn đoán OM gợi ý sự cần thiết phải làm xét nghiệm nấm ở bệnh nhân vảy nến với tổn thương móng.

Tài liệu tham khảo

  • de Jong E M, Seegers B A, Gulinck M K, Boezeman J B, et al, (1996), “Psoriasis of the nails associated with disability in a large number of patients: results of a recent interview with 1,728 patients”, Dermatology, 193 (4), pp. 300-303.
  • . Parisi R, Symmons D P, Griffiths C E, Ashcroft D M, (2013), “Global epidemiology of psoriasis: a systematic review of incidence and prevalence”, J Invest Dermatol, 133 (2), pp. 377-385.
  • . Singal A, Khanna D, (2011), “Onychomycosis: Diagnosis and management”, Indian J Dermatol Venereol Leprol, 77 (6), pp. 659-672. Tsentemeidou A, Vyzantiadis T A, Kyriakou A, Sotiriadis D, et al, (2017), “Prevalence of onychomycosis among patients with nail psoriasis who are not receiving immunosuppressive agents: Results of a pilot study”, Mycoses, 60 (12), pp. 830-835.