Bệnh viện dã chiến bắc giang ở đâu

Tại BV Dã chiến số 2 đã có 2 bệnh nhân chuyển biến nặng và đã được chuyển ngay sang BV Phổi Bắc Giang điều trị. Đặc biệt, bệnh viện có thu dung một số bệnh nhi.

Bác sĩ Nguyễn Như Phố - Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2 Bắc Giang cho biết, hiện BV Dã chiến số 2 Bắc Giang đã tiếp nhận hơn 620 bệnh nhân và có 223 cán bộ nhân viên [trong đó 73 bác sĩ, điều dưỡng 121, bộ đội 17, công an 12] và được chia 4 ca 5 kíp, được cung cấp đầy đủ trang thiết bị, trang phục để đi vào trong khu điều trị cách ly.

“So với bệnh nhân là công nhân thì việc chăm sóc bệnh nhi có những yêu cầu khác cần đáp ứng, nên trong ngày 28/5, chúng tôi đã chuyển 9 trường hợp cùng bố mẹ đi khu cách ly khác [trong đó, có bé 2 tháng tuổi]. Tại bệnh viện, hiện còn 4 bé được bố mẹ xin ở lại, đây nhưng trong thời gian tới sẽ thu xếp lại cho hợp lý”, BS Phố cho biết. 

Đội ngũ thầy thuốc tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Bắc Giang.

Tại cuộc trao đổi rút kinh nghiệm với đội ngũ y bác sĩ, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, phụ trách tổ điều trị của Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại Bắc Giang cho rằng, qua hai ngày hoạt động, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên cần phát hiện những bất cập, kịp thời rút  kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp để bảo đảm theo dõi sát người bệnh và an toàn cho nhân viên y tế.

Đội ngũ chuyên gia của BV Bạch Mai có mặt ngay từ khi bệnh viện còn trong quá trình lắp đặt, trực tiếp thực hiện tập huấn nhân lực và tham gia thiết kế, vận hành bệnh viện này. ThS.BS Ngô Đức Hùng, chuyên gia hồi sức tích cực của BV Bạch Mai, người trực tiếp tập huấn nhân lực cho Bệnh viện Dã chiến số 2 cho biết, hiện bệnh viện này có 4 mảng quan tâm: Hành chính, chuyên môn, chống nhiễm khuẩn và hậu cần. Theo BS Ngô Đức Hùng, hơn 500 bệnh nhân nhập viện trong một ngày là số lượng rất lớn. Do vậy một trong những nhiệm vụ hành chính nặng nề là phải lấy dữ liệu, thông số bệnh nhân hàng ngày và quá trình theo dõi.

“Công việc chuyên môn tại đây không quá nặng vì bệnh nhân chỉ có 1 bệnh. Nhiệm vụ của đội chuyên môn là lọc xem bệnh nhân nào có dấu hiệu nặng, phát hiện sớm để chuyển đi bệnh viện điều trị - giao cho nhóm chuyên môn trực - đã được huấn luyện để phát hiện bệnh nhân nặng. Vấn đề là cần kết nối nhóm chuyên môn và nhóm hành chính, phối hợp bên trong và bên ngoài hợp lý, an toàn”, BS Ngô Đức Hùng nói.

Ths.BS Ngô Đức Hùng nêu 4 mảng cần quan tâm tại BV Dã chiến số 2 Bắc Giang.

Vấn đề chống nhiễm khuẩn là rất quan trọng đối với một bệnh viện có tới hơn 620 bệnh nhân. Theo TS Trương Anh Thư - Phó trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Bạch Mai, do BV Dã chiến số 2 được thiết lập trong thời gian ngắn và tiếp nhận số lượng bệnh nhân quá lớn, lại có nhiều đơn vị đến làm việc nên kiểm soát nhiễm khuẩn không thể như trong các bệnh viện: “Sau hơn 2 ngày hoạt động đã có nhiều vấn đề phát sinh, vì thế cần phải thực hành an toàn thành thói quen của mọi người và bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ kiểm soát nhiễm khuẩn”.

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh công tác quản lý để tránh trường hợp bệnh nhân hay nhân viên y tế mặc áo bảo hộ đi ra phía ngoài. “Hiện tại mới chỉ hơn 2 ngày vận hành, nhưng sau 1 tuần, bệnh nhân sẽ cảm thấy cuồng chân và có thể sẽ đi lại khắp nơi. Chúng ta cần nhìn ra trước đề có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả”.

Bên cạnh đó, BS Ngô Đức Hùng cho rằng, suất ăn cho bệnh nhân cũng cần điều chỉnh về định lượng: “Cần có quy trình, phân bổ hợp lý, vì tại đây có cả bệnh nhân là công nhân và bệnh nhân là trẻ nhỏ. Trong số công nhân lại có nam thanh niên có nhu cầu ăn nhiều hơn so với bệnh nhân nữ”, BS Hùng chỉ rõ.

Bác sĩ Nguyễn Như Phố - Phó Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2 Bắc Giang ghi nhận những ý kiến đóng góp và khẳng định trong ngày 30/5 sẽ phối hợp với các bênh liên qua khắc phục và cố gắng đáp ứng tối đa yêu cầu thực tế tại bệnh viện dã chiến.

Nguồn: //vov.vn

Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang đã từng điều trị nhiều bệnh nhân COVID-19 - Ảnh minh họa: GIANG SƠN ĐÔNG

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương quyết định kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 2 tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh và khu cách ly tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh để ứng phó với tình hình dịch COVID-19.

Theo Sở Y tế Bắc Giang, dịch bệnh phức tạp do ca bệnh được ghi nhận ở nơi đông người, khu công nghiệp [KCN], nhà trọ và yếu tố dịch tễ liên quan đến việc đi chung xe với công ty khác, đi nhiều nơi, có nguy cơ lây lan sang doanh nghiệp khác, địa phương nơi cư trú.

Cùng với đó, địa điểm xuất hiện ca bệnh là xưởng sản xuất có đông người, môi trường làm việc kém thông khí, thời gian tiếp xúc dài.

Tại cuộc họp chiều 30-10, ông Lê Ánh Dương nhận định điểm dịch ở xã Thượng Lan, huyện Việt Yên sẽ khống chế được trong tháng 10-2021. Trong khi, điểm dịch tại Công ty TNHH Luxshase - ICT Việt Nam xuất hiện trong KCN, công ty lớn, số công nhân rất lớn.

Theo ông Dương, tỉnh Bắc Giang phát hiện sớm, điểm dịch đang ở chu kỳ lây nhiễm đầu tiên, chưa có lây nhiễm thứ phát sang người ở cùng nhà hay phòng trọ. Bên cạnh đó, tỉ lệ người lao động trong KCN được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cao nên giảm thiểu tốc độ lây lan. Bước đầu ổ dịch tại KCN này đã được khống chế.

Ngoài ra, ông Lê Ánh Dương cũng nhấn mạnh việc thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ phải được thực hiện phù hợp với thực tiễn của tỉnh Bắc Giang. Trong đó, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lưu thông, người dân di chuyển trong bối cảnh kiểm soát dịch.

Từ ngày 1-11, toàn bộ học sinh mầm non, tiểu học, THCS, cơ sở mầm non độc lập tư thục trên địa bàn huyện Việt Yên nghỉ học tại trường, cho đến khi có thông báo mới. Khối tiểu học, THCS chuyển sang học trực tuyến.

Theo UBND huyện Việt Yên, số ca COVID-19 trên địa bàn là 39 [tính đến ngày 31-10].

HÀ QUÂN

Video liên quan

Chủ Đề