Bị đánh thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố?

Trên thực tế, những vụ việc mâu thuẫn nhỏ nhặt giữa bạn bè hay tranh chấp diện tích đất giữa làng xóm láng giềng với nhau dẫn đến những xô xát, đánh nhau gây thương tích xảy ra khá phổ biến. Văn phòng Luật sư Đồng Đội đã nhận được rất nhiều câu hỏi và yêu cầu tư vấn của khách hàng như: hành vi đánh nhau gây thương tích hoặc xô xát sẽ bị xử phạt như thế nào? Tỉ lệ thương tật là bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm hình sự? Cách xác định tỉ lệ thương tật như thế nào?

Trước hết, Văn phòng Luật sư Đồng Đội xin cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý khách tới dịch vụ tư vấn pháp luật của văn phòng chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp những thắc mắc của quý khách như sau.

Thứ nhất, hành vi đánh nhau, xô xát gây thương tích có bị xử phạt hay không phải căn cứ vào mức độ hành vi và tỉ lệ thương tật do hành vi đánh nhau gây ra. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về trật tự công cộng được quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình xử phạt. Cụ thể:

…2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a] Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;…

…3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a] Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
  2. b] Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
  3. c] Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
  4. e] Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;  

Như vậy, cần phải căn cứ vào từng hành vi cụ thể để xác định mức độ vi phạm và tiến hành xử phạt, mức phạt đối với người gây thương tích có thể từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Thứ hai, đối với trách nhiệm hình sự, về cơ bản, hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, nếu mức độ thương tật từ 11% đến 30%. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này thì dù mức độ thương tật dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự. Khung hình phạt áp dụng cho người này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cụ thể, các điều kiện quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự như sau:

  1. a] Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  2. b] Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  3. c] Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  4. d] Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ] Có tổ chức;

  1. e] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  2. g] Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  3. h] Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  4. i] Có tính chất côn đồ;
  5. k] Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Ngoài ra, căn cứ vào mức độ tỉ lệ thương tật và hậu quả do hành vi đánh nhau gây ra để áp dụng các khung hình phạt tăng nặng quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 của Điều này.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong trường hợp này chỉ bị khởi tố nếu có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Thứ ba, về cách xác định tỉ lệ thương tật, theo quy định tại Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khi cần xác định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động bắt buộc phải thực hiện trưng cầu giám định. Bên cạnh đó, đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Tỷ lệ thương tật được xác định theo % tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Cụ thể các tổn thương như sau: Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh; tổn thương hệ tim mạch; hô hấp; tiêu hóa; tiết niệu – sinh dục – sản khoa; nội tiết; tổn thương cơ – xương khớp; tổn thương phần mềm; tổn thương bỏng; tổn thương cơ quan thị giác; tổn thương răng – hàm – mặt; tổn thương tai – mũi – họng.

Theo đó, việc xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể [TTCT] được tính theo công thức:

Tổng tỷ lệ % tổn thương = T1 + T2 + T3 +…+ Tn;

trong đó:

T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất.

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ hai được tính T2= [100 – T1] x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100.

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ ba được tính T3= [100 – T1 – T2] x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100.

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ n được tính Tn= {100 – T1 – T2 – T3 – … – T[n-1]} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Nguyên tắc làm tròn được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư nêu trên, cụ thể: khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên [nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị].

Trên đây là nội dung tư vấn của văn phòng Luật sư Đồng Đội về những vấn đề cơ bản mà khách hàng thường có yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Chủ Đề